Vietnamdefence.com

 

Vũ khí laser ABL bay vào cõi chết (updated)

VietnamDefence - Lầu Năm góc dẹp bỏ chương trình phát triển vũ khí laser chống tên lửa.

Máy bay mang ABL (boeing.com)
Sau hơn 15 năm phát triển, Cục Phòng thủ tên lửa MDA, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đóng chương trình phát triển vũ khí laser lắp trên máy bay ALTB (còn gọi là ABL) mà họ dự định dùng để chống tên lửa. 

Thực ra người ta đã biết đến số phận đáng buồn của dự án đầy tham vọng nào từ cuối năm ngoái, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hủy bỏ kế hoạch triển khai ALTB trong quân đội.

Nguyên nhân đóng dự án là do chi phí cao và yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng. Mỹ đã chi hơn 5 tỷ USD để phát triển vũ khí laser trên máy bay cỡ MW.

Vô số người chỉ trích đã gọi dự án này là công trình vô dụng đắt tiền nhất: nhiều tỷ đô là được chi cho một chiếc máy bay mà trong 14 năm không thể chứng minh được khả năng chiến đấu của mình và sẽ không bao giờ được triển khai.

Chương trình ABL đã mấp mé bờ vực đóng cửa mấy lần, song công-xooc-xi-om thực hiện dự án gồm Boeing, Northrop Grumman và Lockheed Martin và Cục Phòng thủ tên lửa MDA Mỹ vẫn xin được kinh phí.

Vũ khí laser này năm 2010 đã trải qua các thử nghiệm thành công ít nhiều về phát hiện, bám và tiêu diệt tên lửa đường đạn. Tháng 2.2010, trong lần thử tiếp theo, ABL đã lần đầu tiên tiêu diệt được 2 tên lửa đường đạn ở giai đoạn bay đầu. Các tên lửa được phóng cách nhau 1 giờ.

Tuy nhiên, công tác phát triển gặp nhiều khó khăn, việc tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 500 km cuối cùng vẫn chưa được trình diễn, còn việc sử dụng laser hóa học trong quân đội được khẳng định là quá phức tạp và tốn kém.

Chương trình ALTB bị đóng trên 12 hướng nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là một số kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng trong tương lai, cụ thể là hệ thống quang thích ứng, các hệ thống điều khiển hỏa lực, phát hiện mục tiêu…

Tướng O’Reilly đã gián tiếp xác nhận điều đó khi tuyên bố rằng, các vũ khí laser lắp trên máy bay sẽ được chế tạo. Các máy bay không người lái tầng cao như Global Hawk hay các khí cụ bay khác ví dụ như khí cầu sẽ nhận về mình vai trò vũ khí laser đánh chặn tên lửa. Bệ mang vũ khí laser bay mới sẽ sẵn sàng trong vòng 10 năm nữa.

ALTB gồm 2 laser thể rắn và 1 laser hóa học COIL (Chemical Oxygen Iodine Laser) mạnh, lắp trên khoang một máy bay Boeing 747-400F.

Để phát hiện các luồng lửa động cơ tên lửa đường đạn, ALTB sử dụng một trong 6 sensor hồng ngoại. Sau đó, mục tiêu được chiếu xạ bằng một laser thể rắn, các điều kiện thời tiết và độ nhiễm bẩn của khí quyển được xác định. Các nhiễu loạn được khắc phục bằng hệ thống quang thích ứng và “phát đạn” được bắn đi bằng tia laser chính cỡ MW.

Một “kính viễn vọng” gắn trên ụ ở mũi máy bay hội tụ tia laser năng lượng cao trên các thùng nhiên liệu của tên lửa đường đạn và duy trì tia laser ở đó cho đến khi phá hủy mục tiêu.

ALTB là vũ khí laser cỡ megawatt đầu tiên. Chắc còn lâu nữa, loại vũ khí chùm tia mạnh mẽ này mới tái xuất hiện trên các máy bay

Trong khuôn khổ dự án ABL, Boeing đã chế tạo một biến thể máy bay vận tải B747-400F phù hợp để lắp vũ khí laser. Công ty Northrop Grumman phụ trách phát triển laser hóa học, còn Lockheed Martin sản xuất các hệ thống dẫn chính xác cho vũ khí laser. Công suất của laser tại thời điểm đóng dự án đã được nâng lên đến 1 MW.

Trong khi đó, MDA quan tâm đến việc phát triển loại vũ khí laser mới lắp trên máy bay mà theo Cục trưởng MDA, trung tướng Patrick O’Reilly, sẽ mạnh hơn và nhỏ hơn các hệ thống hiện có. Các kỹ sư phải lựa chọn công nghệ laser cho vũ khí tương lai. “Chúng tôi tin chắc rằng, vài năm nữa, chúng tôi sẽ có mẫu chế thử của một thiết bị hoạt động trên máy bay không người lái ở độ cao lớn”, tướng O’ Reilly nói.

Cuối tháng 2.2010, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ (USAF), tướng Norton Swartz tuyên bố rằng, USAF không có ý định sử dụng các laser hóa học. Giới quân sự rất quan tâm đến laser thể rắn có lợi thế so với laser hóa học là có kích thước nhỏ hơn.
  • Nguồn: Lenta, 22.12.11; RND, 27.12.11.

Print Print E-mail Print