Vietnamdefence.com

 

Т-50 trang bị Kh-35UE - nỗi kinh hoàng có cánh

VietnamDefence -
Nhờ các tên lửa hành trình Kh-35UE, tiêm kích thế hệ 5 T-50 trở thành máy bay chiến đấu vạn năng.

Kh-35UE treo dưới cánh máy bay (KTRV)

Tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA của Nga sẽ trở thành “sát thủ diệt hạm” vì kho vũ khí của nó được bổ sung tên lửa hành trình chống hạm tối tân Kh-35UE. T-50 có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, từ xuồng đổ bộ nhỏ cho đến tàu sân bay, cũng như các mục tiêu mặt đất như hầm hào, công sự, kho tàng và thậm chí các phương tiện kỹ thuật quân sự, đồng thời máy bay cũng không hề ngán ngại nhiễu điện tử và tên lửa phòng không. Theo các chuyên gia, nhờ vũ khí mới, Т-50 sẽ không đơn giản là một tiêm kích mà là máy bay chiến đấu đa năng.

Các nguồn tin tại Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV, việc thử nghiệm Kh-35UE trong cơ cấu vũ khí trên khoang của Т-50 đã hoàn thành. Tên lửa hiện đang được trang bị cho các tiêm kích hạm MiG-29K/KUBR, trực thăng tiến công Kа-52.

- Chúng tôi đã kiểm tra sự tương thích của thiết bị trên khoang của tiêm kích với tên lửa. Tên lửa đã được đưa vào cơ cấu vũ khí trên khoang của máy bay, công trình sư trưởng của hệ thống tên lửa Nikolai Vasiliev cho biết. 

Theo ông Vasiliev, do kích thước nên tên lửa phải lắp trên mấu treo ngoài, chứ không bố trí được trong khoang vũ khí bên trong của tiêm kích tàng hình này.

Tên lửa Kh-35 (NATO gọi là AS-20 Kayak) được phát triển từ năm 1982 để đáp trả sự xuất hiện của tên lửa MM38 Exocet của Pháp. Các tên lửa này đã trở nên nổi tiếng trong chiến tranh Falklands (Malvinas) giữa Argentina và Anh. Hồi đó, Argentina đã dùng các tên lửa Exocet bắn chìm tàu khu trục Sheffield, 1 tàu chở container và bắn bị thương nặng tàu khu trục Glamorgan. Trong Hải quân Nga, Kh-35 đã trở thành vũ khí tự vệ trên tất cả các lớp tàu có lượng giãn nước từ 5.000 tấn.
Tên lửa cải tiến Kh-35UE có thêm chữ “U” có nghĩa là vạn năng. Tên lửa có thể lắp cho tàu mặt nước, máy bay, trực thăng và các hệ thống tên lửa bờ biển. Tên lửa có cánh gấp và bộ hút khí ngắn hơn, trọng lượng phóng 550 kg bao gồm phần chiến đấu 145 kg, tốc độ bay 300 m/s, tầm bắn 260 km.

Tên lửa được dẫn đến mục tiêu nhờ đầu tự dẫn 2 dải tần. Chế độ làm việc đầu tiên của đầu tự dẫn là chế độ chủ động, theo đó tên lửa trong vài phần giây bật hệ dẫn để tìm mục tiêu. Chế độ thứ hai và là chế độ chính là chế độ thụ động, theo đó tên lửa không quét không gian mà bắt các xung phát ra từ các radar của tàu địch. Vì thế mà cho đến tận giây phút cuối cùng, Kh-35UE vẫn hoàn toàn không thể phân biệt đối với các đài radar. Hơn nữa, nay tên lửa “nhìn thấy” không chỉ các hạm tàu, tàu vận tải mà cả kho dầu, công trình cảng, xe thiết giáp trên bộ. Tên lửa có thể tác chiến trong mọi thời tiết, bất kể ngày đêm, chống các mục tiêu đã trinh sát từ trước hoặc các mục tiêu chưa trinh sát từ trước.

- Việc tích hợp tên lửa Kh-35UE vào cơ cấu vũ khí trên khoang của tiêm kích Т-50 sẽ cho phép máy bay thay thế hoàn toàn các máy bay thế hệ trước. Bổ sung các tên lửa hành trình mới vào kho vũ khí của T-50 sẽ biến máy bay này thành tiêm kích đa năng, có khả năng tác chiến chống các mục tiêu bay, lẫn các mục tiêu trên biển và trên bờ, Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí” (Nga) Andrei Frolov nói.
Biên dạng bay tấn công tàu địch của Kh-35UE

Kh-35UE ở mức độ nhất định giống với các sản phẩm của phương Tây như các tên lửa hàng không AM-39 Exocet của Pháp và AGM-84 Harpoon của Mỹ. Các tên lửa phương Tây này đã được sử dụng nhiều lầ trong các cuộc xung đột quân sự. Kh-35UE chưa từng được sử dụng trong thực chiến. Tuy nhiên, khi so sánh tính năng, có thể cho rằng Kh-35UE sẽ có hiệu quả cao hơn các đối thủ, ít ra là vì các đối thủ không có chế độ dẫn thụ động.

Nguồn: izvestia, 3.5.2017.

Print Print E-mail Print