Bom hàng không ở dạng truyền thống là loại đạn dược được thả từ máy bay xuống đầu kẻ thù. Thực ra, lịch sử ném bom bắt đầu chính từ các loại lựu đạn, đạn pháo mà phi công ném bằng tay xuống trận địa địch từ máy bay của mình. Bom hiện đại không còn là vũ khí ngu ngốc nữa mà là vũ khí siêu chính xác có khả năng, nói một các hình ảnh, chui lọt vào cửa sổ một chiếc ô tô đang chạy. Các loại bom thế hệ mới Grom-1 và Grom-2 của Nga chín là có những phẩm chất ấy.
|
Tên lửa có điều khiển Grom-E1 và bom liệng có điều
khiển Grom-E2 tại gian trưng bày tại MAKS-2015,
23.8.2015, Mikhail Zherdev |
Công chúng biết đến sự tồn tại của chúng tại triển lãm hàng không MAKS-2015 vừa kết thúc hôm chủ nhật, 30/8/2015 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva. Tổng giám đốc Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) Boris Obnosov đã giới thiệu các biến thể xuất khẩu với tên gọi có thêm chữ “E” của hai loại bom này.
Giữa Grom-1 và Grom-2 dành cho Không quân Nga và các biến thể xuất khẩu của chúng không có khác biệt lớn. Nhưng có sự khác biệt giữa hai loại vũ khí này. Nếu Grom-1 thực chất là một tên lửa hành trình mà ngoài phần chiến đấu, còn được trang bị động cơ, hệ dẫn quán tính và vệ tinh, thì Grom-2 là bom liệng có cánh. Được trang bị hệ dẫn tối tân, Grom-2 là vũ khí siêu chính xác, có khả năng bắn trúng ngay cả ô cửa thông gió. Việc không có động cơ đã cho phép tăng cường phần chiến đấu của bom, có trọng lượng lên tới 130 kg trên tổng trọng lượng 250 kg. Sau khi phóng, bom liệng cho đến khi chọn được thời điểm tối ưu để diệt mục tiêu. Cự ly tấn công theo phương ngang là đến 280 km, nghĩa là máy bay mang không phải bay vào vùng sát thương của vũ khí phòng không thông thường của địch.
Trong khi có khác biệt lớn về kết cấu, cả hai loại bom này đều được chế tạo dựa trên tên lửa đa nhiệm Kh-38 (trang bị năm 2012) với đầu tự dẫn laser bằng cách thay đổi kết cấu và lắp thêm cánh cho nó, thay đổi thiết bị điện tử bên trong. Dự kiến, các bom-tên lửa mới này sẽ được trang bị cho các máy bay ném bom chiến thuật Su-24, tiêm kích-bom đa năng Su-34 và tiêm kích đa năng MiG-29SMT, nhưng phương tiện mang chủ yếu của chúng là tiêm kích thế hệ 5 Т-50 vốn sẽ bắt đầu được sản xuất loạt vào năm 2016. Mỗi chiếc T-50 sẽ mang được ít nhất 4 quả bom thông minh Grom-2 cỡ 250 kg này.
Một trong những đặc điểm chính của các loại bom-tên lửa này là kết cấu module, cho phép kết hợp các loại phần chiến đấu và sử dụng các hệ dẫn khác nhau. Ví dụ, chúng sử dụng 4 loại hệ dẫn: quán tính+laser bán chủ động, quán tính+radar chủ động, quán tính+ảnh nhiệt, quán tính+định vị vệ tinh.
Grom-1 và Grom-2 có thể trang bị phần chiến đấu phá-mảnh, xuyên hay chùm. Do đó, hai loại bom này có thể tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất lẫn mặt nước ở ven bờ, các mục tiêu bảo vệ kém lẫn mục tiêu bọc thép.
Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ AST/Nga, ông Ruslan Pukhov cho rằng, “Trong các cuộc xung đột khu vực, chính các bom uy lực mạnh và khá rẻ như thế sẽ phá tan phòng thủ của quân đội, hệ thống lãnh đạo nhà nước và quân đội, tiêu diệt binh lính trong nơi trú ẩn và binh khí kỹ thuật đối phương. Tầm quan trọng và khá rẻ trong thiết kế và sản xuất lớp vũ khí này cũng được cả các nhà khoa học Nga lẫn ban lãnh đạo quân đội tính đến. Đối với Không quân Nga, loại đạn dược này được chấp nhận còn là vì sử dụng khá đơn giản, không đòi hỏi phi công phải huấn luyện thêm gì. Ở đây, nguyên lý hoạt động là thả và quên. Quả bom sẽ tự tìm đến mục tiêu”.
Người ta cho rằng, người Đức là người đầu tiên nghiên cứu chế tạo bom liệng từ năm 1938. Quân đội Mỹ cũng có kinh nghiệm chế tạo và sử dụng trong chiến đấu bom có điều khiển vốn đã nổi tiếng nhờ các vụ oanh tạc các thành phố bình yên ở Libya và Iraq. Nhưng nói cho công bằng thì những quả bom có điều khiển đầu tiên đã được chế tạo ở Nga.
Chính các nhà bác học Nga là những người đầu tiên khai sinh ra loại vũ khí hàng không này. Ngay trước Thế chiến I, họ đã đưa ra thiết kế ngư lôi bay có điều khiển. Máy bay không người lái với qảu bom nặng 100 kg đã có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở cự ly 40 km. Nhưng thiết kế này đã bị xếp xó vì thời đó người ta coi thường không quân và tốn kém.
Liên Xô phát triển bom thông minh từ thập kỷ 1930. Họ đã chế tạo đương ngư lôi liệng với phần chiến đấu 500 kg, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 100 km. Ngư lôi được phóng từ máy bay ném bom tầm xa DB-3 và đã làm tê liệt hoạt động của hạm đội kẻ thù tiềm tàng trong các vùng biển Biển Đen và Baltic, một phần ở Thái Bình Dương và ở miền Bắc. Nhưng những nghiên cứu đầy hứa hẹn này đã bị đình chỉ trước khi Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại nổ ra.
Còn những loại bom phá có điều khiển đầu tiên của Liên Xô/Nga được chế tạo vào đầu thập kỷ 1950 ở... Bộ Nông nghiệp, tại Viện Nghiên cứu số 642. Đó là bom Chaika 2 tấn và Kondor 5 tấn. Nhưng các nghiên cứu cũng chấm dứt ở đây. Đến năm 1971, người ta mới trở lại đề tài này khi chế tạo ra các loại bom cỡ 500 và 1.500 kg sử dụng đầu tự dẫn laser và truyền hình.
Từ giữa thập niên 1980, người ta bắt đầu phát triển các loại bom có điều khiển thế hệ 3 mới. Tại triển lãm MAKS-2001, Nga đã trưng bày bom phá-xuyên không có địch thủ trên thế giới là KAB-500Kr hoạt động theo nguyên lý thả-quên. Trên cơ sở bom này, năm 1989-1993, đã chế tạo bom 500 kg với phần chiến đấu nhiệt áp và bom uy lực mạnh 1,5 tấn. Chúng tiêu diệt mục tiêu với sai lệnh dưới 3 m.
“Bom hàng không có hiệu chỉnh hay có điều khiển hiển nhiên là vũ khí uy lực lớn, được sử dụng hiệu quả cả trong các cuộc xung đột khu vực lẫn trong hoạt động chống khủng bố. Nhưng phẩm chất khác biệt chủ yếu của các loại bom mới là trọng lượng tối thiểu với độ chính xác cao. Grom ở hai biến thể phù hợp lý tưởng với các tiêu chí này”, chuyen gia vũ khí Viktor Murakhovsky nói.