Vietnamdefence.com

 

Việt Nam mua BrahMos trước cuối năm 2017?

VietnamDefence - Hợp đồng đầu tiên xuất khẩu tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có thể được ký kết trước cuối năm 2017. Khách hàng nhiều khả năng là Việt Nam.

Chèn chú thích ảnh vào đây
Để xuất khẩu tên lửa sang các nước thứ ba, cần phải có sự chấp thuận của các chính phủ Nga và Ấn Độ.

Tại triển lãm hàng không vũ trụ LIMA 2017, Đại diện Công ty liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, ông Aleksandr Maksichev cho biết, hợp đồng xuất khẩu đầu tiên cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cho một khách hàng nước ngoài có thể được ký kết trước cuối năm nay.

“Tôi nghĩ rằng, hợp đồng xuất khẩu tên lửa BrahMos đầu tiên có thể được ký trước cuối năm 2017”, ông Maksichev nói, nhưng không nêu rõ khách hàng tiềm năng của BrahMos. Ông nhấn mạnh rằng, việc xuất khẩu tên lửa sẽ cần có sự chấp thuận của cả hai nước Nga và Ấn Độ.

Vị lãnh đạo BrahMos Aerospace cũng không nói rõ biến thể nào của tên lửa có thể được xuất khẩu - biến thể triển khai trên tàu nổi hay trên mặt đất. Ông Maksichev cũng cho biết, tên lửa tăng tầm BrahMos-ER có tầm lên đến hơn 400 km mới thử nghiệm trong tháng 3/2017 (xem BrahMos đạt tầm hơn 400 km) dự kiến cũng sẽ được nghiên cứu trang bị cho các phương tiện mang trên biển.

Ông Maksichev cũng cho rằng, sau khi được phóng thử thành công mới đây, BrahMos-ER có thể sẽ được quân đội Ấn Độ nhận vào trang bị trong năm 2017.

“Đây là lần phóng thử nghiệm. Sẽ cần một khoảng thời gian nào đó để chế tạo biến thể tiêu chuẩn. Việc đó sẽ mất mấy tháng. Có thể nói rằng, việc nhận BrahMos tăng tầm vào trang bị của quân đội Ấn Độ sẽ xảy ra trước cuối năm nay”, Giám đốc Maksichev nói.

Ông cũng cho biết thêm rằng, “hiện thời chúng tôi đã trình diễn biến thể mặt đất, chúng tôi cũng sẽ bắt đầu từ nói. Sau đó, chúng tôi sẽ làm với biến thể triển khai trên biển, nhưng sẽ bắt đầu từ biến thể mặt đất”.

Theo ông Maksichev, tầm bắn 400 km chưa phải là giới hạn đối với BrahMos. Ông khẳng định tầm bắn sẽ còn lớn hơn, công ty của ông sẽ tiếp tục tăng tầm cho tên lửa này.

Ông Maksichev còn cho rằng, biến thể BrahMos phóng từ máy bay là rất thú vị và sẽ khiến cả Không quân Nga quan tâm vì Nga hiện không có biến thể như thế. Biến thể trên không sắp hoàn tất thử nghiệm, sắp tới công ty sẽ thực hiện phóng vào các mục tiêu trên biển và mặt đất.

Cho đến gần đây, tầm bắn của BrahMos là 290 km. Sau khi Ấn Độ tham gia chế độ kiểm soát phổ biến công nghệ tên lửa, hạn chế về tầm bắn đối với BrahMos đã được dỡ bỏ.

Nga và Ấn Độ cũng đang hợp tác phát triển loại tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với tốc độ 5-6M.

Trong nhiều năm qua, ít nhất từ năm 2010, báo chí Nga, Ấn Độ nhiều lần đưa tin và đồn đoán về việc Việt Nam quan tâm, đàm phán mua sắm BrahMos với Ấn Độ (xem Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2; Ấn Độ đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam; Việt Nam mua thêm Bastion-P và phát triển tên lửa hành trình; Mua BrahMos, Việt Nam muốn có vũ khí răn đe chiến lược?; Ấn Độ, Việt Nam tiến xa trong đàm phán mua bán tên lửa BrahMos; Ấn Độ quyết định bán BrahMos cho Việt Nam; Việt Nam nhòm ngó tên lửa siêu âm BrahMos; Trung Quốc phản đối Việt Nam mua tên lửa Klub; Việt Nam kết BrahMos).

Nếu thực là vậy thì bất luận Việt Nam mua biến thể BrahMos nào (hiện các biến thể đối hạm trang bị cho tàu nổi và mặt đất; biến thể tấn công mặt đất của BrahMos đã được trang bị cho Hải quân và Lục quân Ấn Độ, các biến thể phóng từ tàu ngầm và máy bay đang được thử nghiệm) thì sức mạnh răn đe của Việt Nam trên hướng Biển Đông cũng tăng mạnh.

Nguồn:

Tass, Defence, 21.3.2017.

Print Print E-mail Print