Vietnamdefence.com

 

Quân đội Indonesia tích cực sưu tầm đồ cũ

VietnamDefence - Hà Lan đàm phán bán ‘Con báo’ cho Indonesia.

Leopard 2A6 của Lục quân Hà Lan (miliatryphotos.net)
Bộ Quốc phòng Hà Lan đã bắt đầu đàm phán bán cho Indonesia 60 tăng chủ lực Leopard 2A6 mà họ loại khỏi trang bị. Đàm phán bắt đầu vào cuối tháng 11.2011 sau khi Indonesia đề nghị Hà Lan bán các xe tăng cũ bị thải loại.

Hiện nay, các bộ kinh tế và ngoại giao đang nghiên cứu khả năng bán các xe tăng này, họ dự định xem xét hợp đồng tương lai xem có vi phạm luật quốc tế về buôn bán vũ khí hay không, cũng như tình hình chính trị Indonesia.

Căn cứ kết quả điều tra sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có bán số tăng này hay không. Trong khi đó, nhiều chính đảng có đại diện trong nghị viện Hà Lan, trong đó có đảng Xanh và đảng Xã hội dân chủ lên tiếng phản đối bán Leopard 2A6 cho Indonesia. Lý do họ phản đối không được nói rõ.

Hà Lan đã loại khỏi trang bị 60 chiếc Leopard 2A6 vào cuối tháng 5.2011 theo chương trình cắt giảm 1 tỷ euro chi phí vào đến hết năm 2014. Không lâu sau lễ loại bỏ xe tăng, Hà Lan tuyên bố có ý định bán số Leopard này. Hiện Hà Lan cũng dự định loại bỏ 2 tàu tuần tra, 17 trực thăng AS532 Cougar, 1 máy bay vận tải quân sự DC-10 và 19 tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Từ năm 1993, Indonesia bị Mỹ áp đặt trừng phạt ngoại giao và kinh tế do những hoạt động quân sự mà Indonesia tiến hành ở Đông Timor, Tây Papua và Aceh. Riêng cuộc nội chiến ở Aceh diễn ra hơn 30 năm, làm chết hơn 15.000 người, trong đó đa số là dân thường. Năm 1999, các biện pháp trừng phạt có thêm sự tham gia của đa số các nước châu Âu đã bị siết chặt.

Năm 2005, Mỹ nối lại hợp tác với Indonesia, trong khi một số nước châu Ấu tiếp tục duy trì trừng phạt chống Indonesia. Chẳng hạn, trước đây, Anh đã từ chối hủy bỏ trừng phạt Indonesia và bán cho nước này các tiêm kích Eurofighter Typhoon với cớ vũ khí Anh có thể được sử dụng chống thường dân. Do bị cô lập quốc tế lâu dài, kho vũ khí Indonesia bị suy sụp nghiêm trọng.

Mới đây, Mỹ đã chấp nhận cung cấp cho Indonesia 24 tiêm kích F-16 Fighting Falcon được khôi phục. Bản thân các máy bay sẽ được cho không, nhưng Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ phải chi trả chi phí sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay ở mức 750 triệu USD. Các tiêm kích sẽ được khôi phục sẽ do Indonesia lựa chọn tại sân đỗ của Nhóm bảo dưỡng sửa chữ kỹ thuật hàng không-vũ trụ số 309 (AMARG), nổi tiếng với biệt danh “nghĩa địa máy bay”.
  • Nguồn: Lenta, 5.12.2011.

Print Print E-mail Print