VietnamDefence -
Lầu Năm góc đã để lại Vùng Vịnh các cụm tàu sân bay, mặc dù từ đó tiến hành không kích Damascus sẽ khó hơn nhiều.
|
Đó là vì Mỹ sợ điều các cụm tàu sân bay này đến gần bờ biển Syria.
Hiện tại, Lầu Năm góc đã phái đến gần bờ biển Syria các tàu khu trục tên lửa và một lực lượng tàu ngầm, nhưng 2 cụm tàu sân bay chiến đấu họ vẫn để lại trong Vùng Vịnh, sau khi đã đưa chúng đến điểm gần tối đa so với Syria.
Các chuyên gia đồ rằng, Mỹ lựa chọn vị trí triển khai các cụm tàu sân bay như vậy là do Syria sở hữu 2 hoặc nhiều hơn hệ thống tên lửa chống hạm đáng sợ Bastion trang bị tên lửa siêu âm Yakhont.
Các hệ thống tên lửa bờ biển Bastion với tên lửa Yakhont mới đây đã được chuyển giao cho Syria. Hệ thống này dùng để tiêu diệt tàu nổi trong đội hình các binh đoàn đổ bộ, đoàn công-voa, các cụm tàu và cụm tàu sân bay chiến đấu, cũng như các hạm tàu đơn lẻ, các mục tiêu có tương phản vô tuyến trên mặt đất trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh.
Hoàn toàn có lý khi Lầu Năm góc lo sợ tổn thất tàu sân bay vì trong trường hợp đó sẽ không thể giấu báo chí tổn thất đó. Còn chẳng hạn nếu có máy bay tiêm kích bị phòng không Syria bắn rơi, họ sẽ đổ cho là tổn thất phi chiến đấu (hỏng hóc, sai lầm khi hạ cánh…).
Trong khi đó hạm đội Anh cũng đang chuẩn bị tham gia chiến dịch chống Syria có thể xảy ra. Trong vài ngày tới, các tàu của Hải quân Anh sẽ sẵn sàng tham gia phối hợp lực lượng Hải quân Mỹ một khi phát động chiến dịch quân sự chống Syria.
Dự kiến, chiến dịch sẽ mang tính chất các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa hành trình. Danh sách mục tiêu cụ thể đang được quân đội Mỹ, Anh điều chỉnh. Cái cớ chính thức để thực hiện kịch bản chiến tranh là quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.
Anh sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ và các nước khác, nhưng lệnh sử dụng vũ lực có thể được đưa ra trong tuần tới.
Hôm chủ nhật, 25/8, Thủ tướng Anh David Cameron đã bỏ dở kỳ nghỉ và đã điện đàm với lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức để thảo luận phương án sử dụng vũ lực chống Syria mà không cần có sự cho phép của LHQ.
Tuy nhiên, báo chí Nga lại có ý kiến cho rằng, Mỹ đã thất bại thảm hại ở Syria nên phương Tây vội vã vũ trang cho phiến quân và dàn dựng vở kịch tấn công hóa học, điều động các lực lượng quân đội lớn đến bờ biển Syria.
Mục đích của tất cả những việc làm này là có thêm các luận cứ trong đàm phán với Kremlin. Bởi vì, một kịch bản quân sự truyền thống chắc chắn sẽ gây tổn hại cho Mỹ, nên nếu Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Syria, họ sẽ can thiệp chính xác bằng đặc nhiệm. Việc phô trương cử các cụm tàu sân bay và hạm đội đúng hơn là một tín hiệu cho Moskva.
Cũng có ý kiến nhận định rằng, mặc dù tỏ ra hung hăng bề ngoài, Mỹ sẽ không tấn công quân sự Syria cả hôm nay lẫn sắp tới nói chung. Đó là vì nhóm chuyên gia LHQ làm nhiệm vụ điều tra những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Nên chừng nào các chuyên gia còn ở Syria, Mỹ có thể thoải mái đe dọa và chuẩn bị tấn công, nhưng cuộc tấn công sẽ không xảy ra.
Xác suất Mỹ tấn công Syria bất chấp sự có mặt của các chuyên gia LHQ là bằng 0.
Theo thông tin của phe đối lập Syria, quân chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại họ, làm chết gần 1.300 người, tổ chức “Bác sĩ không biên giới” thì cho biết có 355 người chết, 3.600 người bị thương. Quân đội Syria bác bỏ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
Ngày 24/8, truyền hình quốc gia Syria đưa tin tại Jubar, ngoại ô Damascus, quân đội Syria đã tìm thấy các hóa chất độc trong các điện đạo của phiến quân. Phiến quân đã sử dụng vũ khí này chống quân chính phủ.
Nguồn: Telegrafist, Vesti, RIA Novosti, Telegraph, Russia Today, 26.8.2013.