Vietnamdefence.com

 

Nga mua tàu lặn Mỹ

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua 8 tàu lặn tự hoạt không người lái Gavia, do công ty Hafmynd ở Iceland chế tạo.

Gavia (hydro-international.com)

Việc mua Gavia tiến hành theo kiểu đấu giá công khai. Bộ Quốc phòng Nga dự định chi 742,2 triệu rúp cho thương vụ này.

Toàn bộ số tàu lặn này sẽ trang bị cho đơn vị quân đội 20334.

Bộ Quốc phòng Nga sẽ nhận hồ sơ thầu cho đến ngày 20.2.2012, kết quả thầu dự định công bố ngày 27.2. Bộ Quốc phòng Nga sẵn sàng đặt trước cho hãng thắng thầu 37,1 triệu rúp.

Theo đơn đặt hàng, các tàu lặn Gavia sẽ được sản xuất thành lô trong vòng 3 năm, mỗi lô được thanh toán riêng.

Dự kiến vào năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga sẽ nhận 3 tàu lặn Gavia với giá 300 triệu rúp. Năm 2013, Nga nhận 2 tàu lặn nữa giá 250 triệu rúp, còn năm 2014 là 3 tàu giá 192,2 triệu rúp. Kinh phí mua tàu lặn lấy từ ngân sách liên bang Nga.

Gavia do công ty nhỏ Hafmynd của Iceland hợp tác với Đại học Tổng hợp Iceland phát triển và được Hafmynd sản xuất với nhiều biến thể từ năm 2000. Do Gavia thu hút nhiều sự chú ý trên thị trường thế giới, năm 2010, hãng  Teledyne Benthos (phân hãng về trang bị hải quân của tập đoàn Mỹ Teledyne Technologies) đã mua lại Hafmynd và trở thành công ty con của nó là Teledyne Gavia.

Đến nay, đã có mấy chục bộ Gavia được cung cấp cho các khách hàng quân sự, khoa học và thương mại, trong đó có các khách hàng quân sự là hải quân Mỹ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Lực lượng bảo vệ bờ biển Iceland, Tổ chức Nghiên cứu quốc phòng Australia và Đại học Tổng hợp Delaware (cho các nghiên cứu phục vụ Hải quân Mỹ). Phần lớn các tàu lặn Gavia được bán sang Mỹ và đang được các tổ chức quân sự và khoa học sử dụng.

Đây là sự kiện thú vị và hiếm có khi Bộ Quốc phòng Nga mua thiết bị quân sự hiện đại của một công ty Mỹ. Việc mua sắm được thực hiện với sự trung gian của công ty Nga Tetis PRO, vốn là đối tác lâu nay của Hải quân Nga và các cơ quan quyền lực khác về cung cấp trang thiết bị ngầm nhập khẩu và đang quảng cáo bán Gavia.

Gavia có thiết kế module, có khả năng mang nhiều loại thiết bị và tải trọng chuyên dụng, được sản xuất với nhiều biến thể cho các ứng dụng khác nhau. Đặc điểm của Gavia là khả năng tự hoạt, khả năng điều khiển ngoài đuơngf chân trời bằng hệ thống liên lạc vệ tinh Iridium và độ sâu lặn làm việc lớn (đến 1.000 m) với trọng lượng nhẹ (49-79 kg) và thể tích nhỏ (dài không quá 2,7 m). 

Biến thể quân sự Gavia Defence dùng làm nhiệm vụ tìm kiếm, chống thủy lôi, tuần tra, mục tiêu giả mô phỏng để huấn luyện tàu ngầm, cũng như chống biệt kích.

Thu hút nhiều nhất sự quan tâm của các khách hàng quân sự là biến thể chống thủy lôi, sử dụng độ sâu lớn. Mẫu Gavia đầu tiên ở biến thể này đã được Space and Naval Warfare Systems Centre (SPAWAR) của Hải quân Mỹ ở San Diego mua sắm năm 2004 theo hợp đồng trị giá 10 triệu USD (có điều khoản phụ mua thêm 10 tàu), sau đó các tàu đã được Hải quân Mỹ tích cực thử nghiệm, thể hiện khả năng tìm thủy lôi ở độ sâu đến 200 m.

Năm 2009, 2 bộ Gavia chống thủy lôi mua đã được Bồ Đào Nha mua bằng tiền của NATO. Năm 2007, một bộ Gavia được cung cấp cho một quốc gia châu Âu không nêu tên. Hải quân Đan Mạch từ năm 2008 sử dụng các mục tiêu giả mô phỏng tàu ngầm STT chế tạo dựa trên Gavia để huấn luyện chiến đấu chống tàu ngầm.

  • Nguồn: Lenta, bmpd, 2.2.2012.

Print Print E-mail Print