Vietnamdefence.com

 

Con bài của Nga: S-300 cho Iran

VietnamDefence - Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Washington đang tiến gần thực tế hơn ta nghĩ. Trong cuộc đối đầu với phương Tây, Moskva có một đòn bẩy khác thường - đó là hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất mà họ từng dọa cung cấp cho Iran.

>> Trận chiến giành Ukraine

Tuần trước, hãng Reuters đưa đưa tin, Nga đang làm việc với thương vụ với Iran “đổi dầu lấy hàng hóa” trị giá lên đến 20 tỷ USD. Một quan chức Iran giấu tên khẳng định rằng, vũ khí Nga sẽ được đưa vào phạm vi thỏa thuận đổi hàng này.

Hoạt động thương mại giữa Moskva và Tehran sẽ làm giảm áp lực kinh tế của phương Tây đối với Iran và thậm chí có thể phá vỡ cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran mà Obama đang đặt hy vọng. Nga có thể trang bị cho Iran các hệ thống phòng không S-300 có khả năng bảo vệ các máy ly tâm và các lò phản ứng trước các cuộc không kích.

“Nếu Putin quá tức giận vì các trừng phạt tài chính mà phương Tây áp đặt đối với Nga, ông có thể đưa thương vụ S-300 vào cuộc chơi”, ông Mark Dubowitz, Giám đốc điều hành của Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (Foundation for the Defense of Democracies). S-300 có tính năng tương đương với hệ thống Patriot của Mỹ. Nga cũng đe dọa cung cấp S-300 cho Syria.

Nga có thể lợi dụng “kẽ hở” trong nghị quyết số 1929, năm 2010 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Văn kiện này cấm cung cấp cho Iran gần như tất cả các loại vũ khí có thể hình dung ra. Nhưng trong nghị quyết lại không nói đến chuyện cấm bán S-300”, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul nhấn mạnh. Theo ông, Tổng thống Nga Medvedev hồi đó nói rằng, tinh thần của nghị quyết cấm chuyển S-300. Nhưng “ngôn từ” không hề bắt buộc việc này.

Ông McFaul không trả lời câu hỏi liệu ông có nghĩ Nga sẽ chuyển giao S-300 cho Iran không, nhưng ông Dubowitz thì lo ngại chuyện này.

Hôm thứ hai, hai thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi Nhà Trắng khôi phục một phần các biện pháp trừng phạt chống Iran. Họ lo ngại rằng. trong quá trình thực hiện hợp đồng hàng đổi hàng, Iran sẽ nhận được một cái gì đó “rất có giá trị cho các chương trình quân sự và hạt nhân của mình”.

Về phần mình, Zachary Goldman (Trường Luật, Đại học New York) nhận định: “Nga có thể giáng cho chúng ta một đòn đau đớn, như chúng ta giáng cho họ không? Chưa chắc”. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng, Nga có thể gây nguy hiểm cho đầu tư nước ngoài tại Nga.

Mỹ cũng cần Nga trong hội đàm với Iran về chương trình hạt nhân. Vòng tiếp theo sẽ bắt đầu trong tuần này.

Nguồn:

The Daily Beast, Inopressa, 9.4.2014.

Print Print E-mail Print