Vietnamdefence.com

 

Ấn Độ dồn dập mua vũ khí cho cuộc chiến trên bộ

VietnamDefence - Trong bối cảnh tranh chấp biên giới Ấn-Trung đang diễn biến phức tạp, Lục quân Ấn Độ quyết định mua sắm lựu pháo tự hành, các hệ thống pháo-tên lửa phòng không và trực thăng tiến công hiện đại.

K9 Thunder (topwar.ru)
Công ty tư nhân Larson & Toubro (Ấn Độ) và hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport là những đơn vị duy nhất tham gia cuộc đấu thầu trị giá 20 tỷ rupi (364,1 triệu USD) cung cấp lựu pháo tự hành do Bộ chỉ huy Lục quân Ấn Độ tổ chức.

Hãng thắng thầu sẽ cung cấp cho Lục quân Ấn Độ 100 lựu pháo tự hành và chuyển giao một phần các công nghệ sản xuất pháo.
L&T dự thầu kết hợp với công ty Hàn Quốc Samsung Techwin.

Công ty này mời chào lựu pháo được chế tạo dự trên pháo tự hành K9 Thunder cỡ 155 mm của Hàn Quốc. Thỏa thuận giữa hai công ty này trù định chuyển giao cho phía Ấn Độ các công nghệ then chốt sản xuất pháo. Tất cả các khẩu lựu pháo dự kiến lắp ráp ở Ấn Độ.

Hiện chưa rõ sản phẩm dự thầu của Rosoboronoexport là gì. Có lẽ đó là một trong các biến thể của pháo tự hành Msta.

Lục quân Ấn Độ sẽ mua pháo trong khuôn khổ chương trình quy mô hiện đại hóa pháo binh với chi phí dự kiến gần 200 tỷ rupi. Lục quân Ấn Độ đang rất cần mua lựu pháo mới vì lực lượng pháo hiện có không được đổi mới từ năm 1986 và đã lạc hậu đáng kể.

Cuộc đầu thầu mua lựu pháo tự hành được Ấn Độ tiến hành lần này là lần thứ hai. Cuộc đấu thầu đầu tiên mở vào năm 2008 đã bị hủy bỏ vào tháng 11/2011. Tham dự là các công ty BAE Systems (Anh), Konstrukta (Slovakia), Nexter (Pháp), IMI và Soltam (Israel), Samsung (Hàn Quốc), United Defense (Mỹ), Rheinmetall (Đức) và Rosoboronoexport (Nga). Cuối năm 2009, Rheinmetall và Konstrukta lọt vào vòng cuối.

Lý do để hủy bỏ cuộc thầu là vụ nổ lựu pháo của Slovakia trong khi thử nghiệm. Như vậy, Rheinmetall sót lại là hãng dự thầu duy nhất mà theo luật của Ấn Độ, cuộc thầu như thế không thể được coi là hợp lệ. Lý do khác là theo thông tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, không loại pháo dự thầu nào đã được quốc gia sản xuất nhận vào trang bị.

Hệ thống tên lửa phòng không lừng danh một thời Kvadrat
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã công bố mở thầu mua 104 hệ thống pháo/tên lửa phòng không cho Lục quân để thay thế cho các hệ thống tên lửa đã lạc hậu Kvadrat của Liên Xô.

Dự kiến, hãng thắng thầu sẽ nhận được hợp đồng trị giá ít nhất 1,6 tỷ USD. Trước hết, Ấn Độ dự định xem xét các hồ sơ thâu của các công ty trong nước.

Lần đầu tiên, các công ty tư nhân đã được mời tham gia một cuộc đấu thầu quốc phòng. Hơn nữa là chẳng có công ty nào từng phát triển hay sản xuất các hệ thống pháo/tên lửa phòng không.

Các hãng dự thầu được pháp hợp tác với các công ty nước ngoài. Nhờ đó, khu vực kinh tế tư nhân Ấn Độ sẽ có thể thu lượm được nhiều công nghệ quân sự quan trọng.

Trong số các công ty tư nhân được mời dự thầu có Bharat Electronics, Larsen & Toubro, Tata Power SED, Punj Lloyd, Bharat Forge và ICOMM. Các công ty này trước đây cũng đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nhưng việc mua sản phẩm của họ được tiến hành trong khuôn khổ các hợp đồng phụ thầu với các hãng quốc doanh lớn, trước hết là Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO.

Trong số các công ty được mời dự thầu có Rosoboronoexport, Bumar (Ba Lan), General Dynamics (Mỹ), Thales (Pháp), Doosan Group (Hàn Quốc), IAI và Elta (Israel). Theo điều kiện của hợp đồng cuối cùng, hãng thắng thầu sẽ phải cung cấp cho Lục quân Ấn Độ các hệ thống phòng không, 4.900 qả tên lửa và 172.300 quả đạn pháo đi kèm. Ngoài ra, còn trù tính việc chuyển giao nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống này.

Theo điều kiện cuộc thầu, các hệ thống pháo-tên lửa phòng không phải được lắp trên khung gầm cơ động có khả năng việt dã cao, phải có khả năng tự dẫn và bắn các mục tiêu bay nhờ radar của hệ thống điều khiển hỏa lực hoặc khi không có radar. Tầm bắn của pháo không dưới 2,5 km, của tên lửa không dưới 6 km. Radar phát hiện, bắt và bám mục tiêu của hệ thống phải có tầm quan sát 360 độ.

AH-64D Apache Block III (Boeing)
Lục quân Ấn Độ cũng chú trọng tăng cường sức mạnh của lực lượng trực thăng tiến công. Họ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Ấn Độ tăng số lượng mua sắm của hợp đồng mua trực thăng tiến công AH-64E Apache (AH-64D Apache Block III) từ 22 lên đến 33 chiếc.

Trị giá các trực thăng vẫn như cũ. Tháng 10/2011, công ty Boeing (Mỹ) đã thắng thầu bán cho Ấn Độ 22 trực thăng tiến công trị giá 1,3 tỷ US sau khi đánh bại Mi-28N của Nga.

Tháng 11/2012, có tin Lục quân Ấn Độ dự định tăng số lượng Apache mua sắm lên đến 44 chiếc, nhưng vấp phải sự phản đối của Không quân Ấn Độ.

AH-64E là biến thể hiện đại nhất của trực thăng Apache, vốn được Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1986. Trực thăng có tốc độ đến 276 km/h, tầm bay đến 476 km, được trang bị 1 pháo 30 mm, các tên lửa có điều khiển và không điều khiển lắp trên 4 điểm treo.

Tháng 4/2013, được biết, Hàn Quốc cũng sẽ mua một lộ 36 trực thăng AH-64E Apache Guardian của Boeing.



Nguồn: PTI, Jane's, Defense News, Lenta, 13.5.2013.

Print Print E-mail Print