Vietnamdefence.com

 

Năm 2011: Việt Nam có thể mua Yak-130UBS, tên lửa phòng không, tàu chiến Nga

VietnamDefence - Trong năm 2011, Nga đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí. Theo lượng đơn đặt hàng và ý định mua sắm vũ khí trực tiếp, lượng vũ khí Nga xuất khẩu năm 2011, theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga) sẽ là không dưới 10,14 tỷ USD.

Súng AK, sản phẩm bất hủ của công nghiệp quốc phòng Nga(static.zebra.lt)

Với con số đó, Nga duy trì vững chắc vị trí thứ hai sau Mỹ (28,56 tỷ USD).

Nằm trong số 10 nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất dự báo năm 2011 gồm có: Đức (5,3 tỷ USD), Pháp (4,02 tỷ USD), Anh (3,44 tỷ USD), Italia (2,94 tỷ USD), thuộc ngạch “đấu thầu” (2,34 tỷ USD), Israel (1,38 tỷ USD), Thụy Điển (1,34 tỷ USD) và Trung Quốc (1,16 tỷ USD).

Xét từ góc độ địa lý, trong kết cấu vũ khí Nga xuất khẩu năm 2011, đứng thứ nhất là khu vực châu Á-Thái Bình Dương (6,324 tỷ USD), thứ hai là Nam Mỹ (tính cả Mexico) (1,51 tỷ USD), thứ ba là Bắc Phi (1,27 tỷ USD).

Xét theo các chủng loại vũ khí, đứng thứ nhất trong cơ cấu vũ khí Nga xuất khẩu năm 2011 là máy bay - 3,384 tỷ USD (chiếm 33,4% tổng lượng vũ khí xuất khẩu), trong đó tiêm kích là 3,014  tỷ USD, máy bay huấn luyên/huấn luyện-chiến đấu  là 230 triệu USD, máy bay vận tải quân sự là 100 triệu USD, máy bay tuần biển là 40 triệu USD.

Đứng thứ hai là vũ khí trang bị hải quân - 2,103 tỷ USD (20,7%), trong đó tàu ngầm là 730 triệu USD, tàu chiến nổi chủ yếu 1,94 tỷ USD (1,04?), xuồng và tàu đổ bộ cỡ nhỏ 330 triệu USD.

Đứng thứ ba là tăng-thiết giáp - 1,759 tỷ USD (17,35%), trong đó tăng chủ lực là 929 triệu USD, xe chiến đấu thiết giáp là 830 triệu USD.
Khối lượng xuất khẩu ở hạng mục “trực thăng” dự báo là 1,358 tỷ USD (13,4%), trong đó trực thăng tiến công là 360 triệu USD, trực thăng chống ngầm là 400 triệu USD, trực thăng đa nhiệm 600 triệu USD.

Khối lượng vũ khí trang bị phòng không xuất khẩu sẽ là gần 750 triệu USD (7,4%).

Ở phân khúc, vũ khí pháo-tên lửa, lượng đơn đặt hàng có thời hạn giao hàng là năm 2011 là 48,4 triệu USD (0,5%).

Ở tất cả các chủng loại vũ khí còn lại, lượng vũ khí xuất khẩu dự báo là 735 triệu USD (7,25%).

Các hợp đồng lớn nhất dự kiến ký kết năm 2011 là trong lĩnh vực máy bay quân sự. Dự kiến, sẽ ký hợp đồng xuất khẩu Su-35 đầu tiên mà các khách hàng nhiều khả năng nhất là Libya, Venezuela và Trung Quốc.

Với Indonesia, dự kiến ký hợp đồng bán 8 tiêm kích Su-30MK.

Với Ấn Độ, dự kiến ký hợp đồng mua bán thêm 42 Su-30MKI. Ngoài ra, ý định của Không quân Ấn Độ hiện đại hóa 50 Su-30MKI thuộc những lô đầu đã chuyển giao sẽ được cụ thể hóa.

Hợp đồng bán MiG-29 có thể được ký với Sri Lank và và nhiều nước khác.

Năm 2011, Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ lựa chọn hãng thắng thầu cung cấp 126 tiêm kích đa năng hạng trung, trong đó đại diện cho phía Nga dự thầu là MiG-35.

Với Trung Quốc, dự kiến ký hợp đồng bán thêm các lô động cơ tiêm kích RD-93 và AL-31FN.

Dự báo các hợp đồng mới bán Yak-130UBS sẽ được ký kết. Ngoài cuộc thầu mà Indonesia đang tiến hành, các hợp đồng cung cấp trực tiếp có thể được ký với Syria, Việt Nam và Belorussia.

Dự kiến sẽ tiếp tục chương trình cung cấp thêm cho Ấn Độ 2 máy bay chỉ huy/báo động sớm Phalcon. Nếu hợp đồng được ký, Nga sẽ cung cấp cho Israel thêm 2 máy bay Il-76.

Trong lĩnh vực không quân vận tải, Nga tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về việc ký lại một hợp đồng theo các điều kiện mới.

Cũng có thể các hợp đồng cả gói với Saudi Arabia và Yemen sẽ được thực hiện một phần. Chắc chắn, hợp đồng cả gói trị giá 5 tỷ USD với Venezuela còn chưa được thống nhất hoàn toàn nên việc này sẽ hoàn tất vào năm 2011.

Về chủ đề trực thăng, hợp đồng lớn nhất dự kiến ký với Ấn Độ cung cấp 59 trực thăng vận tải hạng trung Mi-17-1V. Ngoài ra, Nga đang tham gia 4 cuộc thầu cung cấp trực thăng do Không quân và Hải quân Ấn Độ tiến hành.

Các cuộc đàm phán bán trực thăng rõ ràng là đang được tiến hành với Brazil, Chile, Bolivia, Nicaragua và nhiều nước khác. Với Trung Quốc, dự kiến ký hợp đồng bán 1 trực thăng Mi-26. Ngoài ra, Trung Quốc đã tỏ ý muốn mua nhiều loại trực thăng Nga khác. Dự kiến sẽ có các lô trực thăng lớn cung cấp cho Afghanistan.

Ngoài những nước đã ký hoặc dự kiến ký các hợp đồng cả gói, những khách hàng mua vũ khí phòng không triển vọng nhất là Venezuela, Brazil, Ai Cập, Síp, Sirya và Việt Nam; ở phân khúc tàu ngầm, đó là Indonesia (đang có cuộc thầu), Sirya, Venezuela, Ai Cập; ở phân khúc, đó là Indonesia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Sudan, Bangladesh (năm 2011, số phận hợp đồng dự kiến bán cho Hy Lạp xe chiến đấu bộ binh BMP-3 sẽ được định đoạt rõ ràng); các khách hàng triển vọng ở phân khúc ô tô bọc thép là Brazil, Argentina, Ấn Độ, Kazakhstan và Turkmenia (việc hợp tác với Trung Quốc sẽ tiếp tục); ở phân khúc tàu chiến nổi chủ yếu và xuồng, các chương trình mới có thể được thực hiện với Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia.

Nhiều nước, kể cả ở khu vực Cận Đông, đã tỏ ý muốn mua các hệ thống tên lửa bờ biển Nga.

Tóm lại, khối lượng hợp đồng dự báo ký kết vào năm 2011 sẽ lớn hơn đáng kể khối lượng vũ khí chuyển giao, điều đó làm tăng hơn nữa khối lượng đơn đặt hàng vũ khí xuất khẩu của Nga, mà hiện tại đã là gần 45 tỷ USD.

  • Nguồn: Armstrade, 31.12.2010.

Print Print E-mail Print