Vietnamdefence.com

 

Hàng Nga, hàng Tàu đụng nhau lần thứ ba

VietnamDefence - Sri Lanka có thể là thị trường thứ ba Nga và Trung Quốc có thể đụng độ lợi ích về buôn bán vũ khí

MiG-29SMT

Bộ Quốc phòng Sri Lanka đang xem xét 2 phương án mua tiêm kích: MiG-29 của Nga và JF-17 của Trung Quốc, Ekho Moskvy (Tiếng vọng Moskva) dẫn nguồn Interfax đưa tin.

Theo thông tin của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), Nga và Sri Lan có một chương trình bị trì hoãn vào đầu năm 2009 cung cấp 5 tiêm kích MiG-29. Việc đồng thời xem xét các bản chào hàng của Nga và Trung Quốc cho thấy, Sri Lanka có thể trở thành quốc gia thứ ba sau Ai Cập và Myanmar có sự chạm trán lợi ích trực tiếp giữa Nga và Trung Quốc về buôn bán vũ khí.

Trước đó, Nga đã thực hiện một số thương vụ cung cấp vũ khí với Sri Lanka. Cụ thể, năm 1998, Rosvertol đã cung cấp 5 trực thăng Mi-24V và Mi-24P.

Năm 1994, hãng UUAZ đã cung cấp cho Sri Lanka 6 trực thăng Mi-171. Ngoài ra, năm 1998, Nga đã thông báo việc xuất khẩu sang nước này 30 xe chiến đấu thiết giáp. Loại xe không được nêu ra, song theo thông tin từ Nhà máy chế tạo máy Arzamas (AMZ), năm 1998 họ đã cung cấp cho Sri Lanka 33 xe thiết giáp, trong đó có BTR-80, BTR-80А và BREM, còn năm 2000, AMZ đã cung cấp thêm 10 BTR-80А. Cuối thập niên 1990, hãng KVZ đã cung cấp cho Sri Lanka 3 trực thăng Mi-17.

Năm 2009, hợp đồng cung cấp 4 trực thăng Mi-17 đã được ký tắt, nhưng do khủng hoảng tài chính đã không thể thực hiện được. Hiện tại, Sri Lanka đang xem xét khả năng mua bằng tín dụng một số trực thăng Mi-17.

Sri Lanka cũng tỏ ra muốn mua các xuồng Sobol.

JF-17/FC-1

Nga đã mở cho Sri Lanka kênh tín dụng trị giá 300 triệu USD để mua vũ khí Nga. Hiệp định cung cấp cho Sri Lanka khoản tín dụng 300 triệu USD thời hạn 10 năm để mua vũ khí Nga đã được Nga và Sri Lanka ký ngày 8.2.2010 ở Moskva.

Khoản tín dụng này là rất lớn đối với Sri Lanka nếu so với chi phí mua sắm vũ khí của nước này trong những năm gần đây. Giai đoạn 2001-2008, tổng chi phí mua sắm vũ khí thực tế của Sri Lanka là 302 triệu USD, trong khi tổng giá trị các hợp đồng ký kết giai đoan này là 235 triệu USD. Hiện tại, các hợp đồng đang ở giai đoạn thực hiện có giá trị 73 triệu USD. Mặc dù, kim ngạch nhập khẩu vũ khí nhỏ như vậy nhưng lượng vũ khí mua sắm là rất lớn về mặt số lượng bởi vì (trừ trường hợp ngoại lễ đặc biệt), vũ khí mua từ số trang bị dôi dư của các nước xuất khẩu có giá rất rẻ.

Cần lưu ý đến tính kịp thời trong quyết định của Nga cấp tínd dụng cho Sri Lanka căn cứ vào những thay đổi đã xả ra trong đời sống chính trị nội địa nước này năm 2009-2010. Sau khi đánh bại hoàn toàn lực lượng ly khai Tamil, chính phủ nước này ở giai doạnd đầu đã quyết định hủy bỏ một số chương trình mua sắm vũ khí tốn kém trước đó, nhưng sau một thời gian, lãnh đạo nước này kết luận là cần tăng cường mạnh và hiện đại hóa quân đội để loại trừ khả năng hồi sinh các phong trào ly khai. Chắc chắn, trọng tâm sẽ là mua sắm các vũ khí hiện đại hơn.

Mùa hè 2009, chính phủ Sri Lanka công bố ý định tăng quân số 50%, tức là thêm 100.000 người để loại trừ khả năng phong trào ly khai Tamil hồi sinh. Quân số quân đội Sri Lanka hiện là 200.000 người. Sắp tới, quân số dự định đưa lên tới 300.000 người.

Chính quyền nước này còn tính đến yếu tố các phần tử của tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil vẫn tồn tại ở nhiều nước và họ có thể cố gắng thành lập những tổ chức khủng bố mới để gây mất ổn định tình hình trong nước.

Năm 2011, Sri Lanka sẽ tăng 6% chi phí quốc phòng. Chính phủ nước này chi cho quốc phòng trong tài khóa 2011 215,2 tỷ Rupee Sri Lanka (1,92 tỷ USD), chiếm gần 20% ngân sách quốc gia hay 3% GDP. Năm 2010, chi phí quân sự của nước này là 202 tỷ Rupee Sri Lanka.

  • Nguồn: Armstrade, 26.10.2010.

Print Print E-mail Print