Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, Moskva còn khuya mới đuổi kịp được Bắc Kinh trong tương lai gần vì tổng chi phí quân sự của Trung Quốc xét về sức mua đang tiến gần mức của Mỹ vốn 3 năm trước còn chi cho nhu cầu quân sự nhiều hơn tất cả các nước còn lại cộng lại.
Nhưng trong vài năm nay, tình thế đã biến chuyển hẳn. Mỹ buộc phải dịu bớt tham vọng quốc phòng của mình - từ năm 2010-2015, ngân sách của Lầu Năm góc đã giảm từ 713 xuống còn 502 tỷ USD. Trong thời gian này, Trung Quốc trái lại đã tăng chi phí quân sự từ 78 lên đến 131,3 tỷ USD, còn nếu tính cả những khoản chi bị che giấu và yếu tố cân bằng sức mua thì lên đến 302 tỷ USD. Hiệu quả của các khoản chi này về phát triển các công nghệ của mình, thay thế nhập khẩu và xây dựng năng lực công nghiệp cảu riêng mình trong nền kinh tế có thể gọi là đứng vào hàng đầu thế giới. Chỉ số sản xuất công nghiệp của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc năm 2014 đạt con số chưa từng có là 123,2%. Thành công nhất là các ngành nhạn được xung lực ban đầu lớn nhất từ việc chuyển giao các công nghệ của Liên Xô và Nga là ngành chế tạo tên lửa và ngành chế tạo máy bay.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi Moskva đã mở cửa cho Bắc Kinh các công nghệ quân sự tiên tiến hạng nhất trong bối cảnh khủng hoảng quan hệ giữa Nga và phương Tây trong quá khứ, sự tăng trưởng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ được đẩy nhanh mạnh mẽ.
Rồng nấp
Năm 2011, ngân sách của quân đội Trung Quốc là 91,5 tỷ USD, cao hơn 12,7% so với năm (78 tỷ USD). Năm 2012, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên đến 95,4 tỷ USD, còn vào năm 2013 thì tăng lên đến 670 tỷ nhân dân tệ, tức tương đương 106 tỷ USD.
Năm 2014, ngân sách quân sự tăng thêm 11 tỷ USD, lên đến 117 tỷ USD. Năm 2015, chi phí quốc phòng của Trung Quốc, theo nghị quyết của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, sẽ tăng 12,2%, lên đến 808 tỷ tệ hay 131,3 tỷ USD. Con số này đã đưa Trung Quốc vào vị trí thứ hai thế giới về chi phí quân sự.
Tuy vậy, con số này vẫn chưa phản ánh quy mô quân sự hóa thực sự của Trung Quốc vì nó không tính đến ngân sách của chương trình hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng và một số ngành công nghiệp, khoa học mà về chính thức không liệt vào lĩnh vực quân sự, nhưng trên thực tế đang làm việc cho nhu cầu của quân đội và công nghiệp quốc phòng.
Ví dụ, chương trìn vũ trụ mà gần 2/3 các khoản chi của nó được giữ bí mật và nhằm vào mục tiêu hoặc là của tình báo quân sự, hoặc vào chế tạo vũ khí triển khai trên vũ trụ. Chẳng hạn, chương trình nhà nước chinh phục mặt trăng trù tính triển khai các hệ thống tên lửa quán tính trên bề mặt mặt trăng, trong đó có các phương tiện mang vũ khí hạt nhân. Nếu tính cả các khoản chi bị che giấu này thì ngân sách quân sự Trung Quốc năm 2015 sẽ vượt quá con số 202 tỷ USD. Đó là theo những tính toán khiêm tốn nhất.
Tháng 12’2014, các nhà phân tích của Cục An ninh quốc gia Mỹ NSA gọi 205-210 tỷ USD là con số gần với chi phí quốc phòng thực sự của Trung Quốc. Đó là gàn 40% ngân sách quân sự đã bị cắt giảm của Mỹ cho tài khóa 2015 (502 tỷ USD). Trong khi vào năm 2010, tỷ lệ tương quan là 1/10 - 78 tỷ USD so với 713 tỷ USD.
Tuy nhiên, cả những con số này cũng thể gọi là phản ánh thích đáng tiềm lực quân sự-kinh tế của Trung Quốc bởi lẽ kinh tế Trung Quốc rất khác về sức mua tương đương. Giá thành sản xuất cùng một đơn vị sản phẩm công nghiệp quốc phòng trên lãnh thổ Trung Quốc thấp hơn nhiều so với ở Mỹ. Các nhà phân tích của Lầu Năm góc ước tính sự chênh lệch này có hệ số 0,67, tức là chẳng hặn sản xuất một xe tăng với các tính năng kỹ-chiến thuật nhất định, người Mỹ bỏ ra cho việc này 1 triệu USD, còn người Trung Quốc chỉ mất có 670.000USD.
Về đa số các khoản chi còn lại của bộ quốc phòng Trung Quốc như xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật, quân trang, thực phẩm..., hệ thống còn thấp hơn - 0,45-0,57. Bởi vậy, nguồn lực thanh toán thực sự của bộ quốc phòng Trung Quốc tương đương với con số từ 303-360 tỷ USD sức thanh toán của Mỹ. Mà con số đó đã bằng từ 60-70% chi phí của Lầu Năm góc. Theo dự báo của Viện các vấn đề hòa bình Stockholm, vào năm 2018, nếu vẫn duy trì mức diễn biến tình hình như hiện nay (cắt giảm ngân sách quân sự Mỹ và tăng ngân sách quốc phòng Trung Quốc), nguồn lực tài chính-quân sự của Bắc Kinh sẽ cao hơn Mỹ 10-15%.
Giờ hãy xem chi phí của Trung Quốc có hiệu quả đến mức nào thông qua việc khảo sát việc thực hiện các dự án quân sự then chốt của nước này trong những năm gần đây. Xem xét toàn bộ các ngành trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong một bài viết chẳng có ý nghĩa gì nên để làm ví dụ, nên ta hãy phân tích phân khúc nhạy cảm nhất, có ý nghĩa đặ biệt cho an ninh quân sự-chiến lược của Trung Quốc trong tương lai dài hạn là công nghệ tên lửa.
DF-41 - tên lửa có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ
Năm 2009, quân đội Trung Quốc bắt đầu chương trình có mật danh 41Н với sự tham gia của 156 viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghiệp mà trong vòng 5 năm tồn tại của chương trình, theo đánh giá của các nhà phân tích độc lập Nhật Bản, Trung Quốc đã chi 1,1 tỷ USD. Kết quả là năm 2014 xuất hiện tin Bắc Kinh đã thử thành công tên lửa siêu cao tốc mới, có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành nước thứ ba sau Nga và Mỹ có loại vũ khí này.
Đó là tên lửa đường đạn xuyên lục địa Đông Phong 41 (DF-41) trang bị phần chiến đấu mang nhiều đầu đạn hạt nhân kiểu tách, dẫn đường độc lập (MIRV) và đạt tốc độ 6M. Các chuyên gia quân sự, kể cả của Mỹ, đã thừa nhận rằng, tên lửa này có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.
Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 15.000 km và mang theo 12 đầu đạn hạt nhân. Theo hãng Kyodo, vụ thử nghiệm mà quân đội Mỹ phát hiện được đã diễn ra vào ngày 2/12/2014 ở miền Tây Trung Quốc. Bắc Kinh dự định nhận các tên lửa mới vào trang bị trước năm 2020.
Trong khi đó, tên lửa Trident III của Mỹ có tính năng kỹ-chiến thuật giống tên lửa Trung Quốc đã được nghiên cứu chế tạo trong 12 năm với phí tốn phát triển và thử nghiệm là 16 tỷ USD.
DF-21D - Tên lửa đường đạn chống hạm đầu tiên trên thế giớiNăm 2010, ủy ban trang bị đảng cộng sản Trung Quốc đã giao cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhiệm vụ phát triển hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến có khả năng cơ động với quá tải đến 4,5g và vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần và tầm trung triển khai trên biển. Năm ngoái, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa DF-21D - tên lửa đường đạn chống hạm đầu tiên và duy nhất trên thế giới. DF-21 cũng có thể được làm phương tiện mang cho vũ khí chống vệ tinh/chống tên lửa. Nó có tầm bắn 900 hải lý.
Các kỹ sư tên lửa Trung Quốc sẽ phải giải quyết nhiềm vấn đề khó khăn trước khi DF-21D (còn có tên CSS-5 Mod-4) được nhận vào trang bị, nhưng ngay hôm nay, các tướng Mỹ thừa nhận sự nguy hiểm tiềm tàng của nó đối với Hải quân Mỹ. Chẳng hạn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố rằng, tên lửa DF-21D có khả năng phá vỡ quyền tự do hàng hải và “giảm bớt các khả năng chiến lược của Mỹ”.
Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Roughead nói: “Tên lửa DF-21 là vũ khí đáng chú ý. Điều may mắn là các tàu sân bay của chúng tôi có khả năng cơ động và chúng tôi có các hệ thống có khả năng đối phó với loại vũ khí đó”. Về hiệu quả của tên lửa này thì không thể tìm thấy thông tin về chi phí nghiên cứu của dự án, nhưng bản thân thời gian 4 năm kể từ khi giao nhiệm vụ thiết kế cho đến khi thử nghiệm thành công đã rất ấn tượng.
Một thành công nổi bật khác là trong lĩnh vực vũ khí chiến lược triển khai dưới mặt biển của bộ ba hạt nhân Trung Quốc mà họ đã giữ bí mật được cho đến tận khi thử nghieemh thành công. Trung Quốc đã chế tạo được một dạng tên lửa tương tự tên lửa đường đạn phóng tàu ngầm Bulava của Nga, nhưng có khả năng cơ động nhỏ hơn một chút và dĩ nhiên là không có khả năng điều chỉnh đường bay lớn như Bulava (Trung Quốc hiện chưa thực sự có được hệ thống vệ tinh định vị đầy đủ như Nga và Mỹ). Đó là tên lửa JL-2 (Cự lãng 2” mà Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là CSS-N-4.
Đây là tên lửa đường đạn 2 tầng, nhiên liệu rắn triển khai trên các tàu ngầm lớp Tấn/Type 094 mà phần nhiều là sao chép tàu ngầm Borei lớp Projekt 955А. JL-2 được chế tạo trên cơ sở tên lửa xuyên lục địa DF-31, nhưng được thiết kế để trang bị cho tàu ngầm.
Tên lửa có thể mang một đầu đạn đơn khối hoặc phần chiến đấu kiểu tách mang 3-4 đầu đạn dẫn đường độc lập, tầm bắn 8.000-12.000 km. Theo thông tin của tình báo Nhật Bản, để thực hiện dự án này, Bắc Kinh đã chỉ cần 2,5 năm kể từ khi được Ủy ban Trang bị giao nhiệm vụ vào tháng 8/2009 cho đến khi thử nghiệm thành công vào tháng 3/2012.
Tham vọng bành trướngNếu tập hợp các báo cáo những năm gần đây của các cơ quan tình báo của những cường quốc quân sự lớn Mỹ, Nga, Đức, Israel, Ấn Độ, có thể đi đến kết luận rằng, việc gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang được họ coi là mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia trong 20-30 năm tới. Ngoài ra, tất cả các nhà phân tích còn nhất trí cho rằng, việc hiện đại hóa vũ khí trang bị và xây dựng bản thân ngành công nghiệp quốc phòng ở Trung Quốc có hiệu quả cao và thể hiện sự năng động cao nhất trong tất cả các nước trên thế giới.
Họ nêu ra việc sao chép công nghệ ở đa số các dự án phát triển vũ khí cho quân đội Trung Quốc, nhưng cũng thừa nhận sự gia tăng các nghiên cứu tự lực mỗi năm của các viện nghiên cứu và doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài các hệ thống tên lửa ở tất cả các phương án bố trí và tầm bắn, các chuyên gia còn nhấn mạnh thành công trong việc nghiên cứu chế tạo các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 vàJ-31, cũng như thành công trong việc đóng hoàn thiện tàu sân bay Liên Xô Varyag (cho đến tận thời điểm chạy thử, không chuyên gia nào tin rằng, Trung Quốc sẽ đóng hoàn thiện và trang bị được cho tàu sân bay này trong thời hạn chấp nhận được).
Những tham vọng của con rồng Trung Quốc hiện đã bắt đầu lan rộng sang cả vũ trụ xa, Bắc Kinh cũng đã có chương trình “chiến tranh giữa các vì sao” toàn cầu của mình. Năm ngoái, Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc đã công bố dự án phát triển các tên lửa hạt nhân chiến lược bố trí trên mặt trăng và xây dựng trên mặt trăng một căn cứ quân sự thực sự.
Bản luận cứ của dự án đã được ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Quốc thông qua cho hay, “Mặt trăng có thể được sử dụng làm nơi phóng các tên lửa vào mọi mục tiêu trên mặt đất”. Ngoài ra, phương án xây dựng trên mặt trăng các trường thử vũ khí, cũng như các căn cứ để đưa các khí cụ vũ trụ vào khu vực vũ trụ xa cũng đang được xem xét.
Bình luận các tin tức về việc người Trung Quốc định biến mặt trăng thành “Ngôi sao chết” như tên gọi trạm chiến đấu vũ trụ trong loạt phim “Chiến tranh giữa các vì sao” của George Lucas. Chương trình mặt trăng của Trung Quốc đã khởi động mấy năm trước. Năm 2007 họ đã phóng trạm quỹ đạo thăm dò mặt trăng Hằng Nga-1, và năm 2010 phóng Hằng Nga-2.
Kết quả là các chuyên gia Trung Quốc đã lập được bản đồ ba chiều độ phân giải cao bề mặt mặt trăng, điều mà đến nay cả Mỹ lẫn Nga đều chưa làm nổi. Cuối năm 2014, Bắc Kinh đã phóng trạm Hằng Nga-3. Nó đã đưa lên bề mặt mặt trăng xe tư hành Thỏ Ngọc với các nhiệm vụ nghiên cứu và tìm kiếm nền đất có cấu trúc thích hợp để triển khai các giếng phóng tên lửa.