|
Một binh sĩ Trung Quốc đứng bên tàu vũ trụ Thần châu 9 (Ng Han Guan / AP)
|
Sau đó, tin này đã bị gỡ xuống, nhưng trang này vẫn còn có thể tìm thấy trên Google.
Theo tạp chí The Diplomat (Nhật), thông tin này đáng tin vì trong tháng 4/2014, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi quân đội nước này “tích cực phát triển bộ đội hàng không và vũ trụ, củng cố tiềm lực tiến công và phòng thủ của lực lượng này”. Tập cũng tuyên bố cần thành lập “một quân chủng mới”.
Mặc dù ban lãnh đạo Trung Quốc luôn khẳng định họ đang thực hiện chương trình vũ trụ vì mục đích hòa bình, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ nghi ngờ không phải vậy. Một báo cáo do Lầu Năm góc công bố vào năm 2013 cho thấy, Trung Quốc quả thực đang phát triển các loại vũ khí vũ trụ.
Mỹ cũng phải là năm đầu tiên lo ngại rằng, đằng sau quá trình chinh phục ráo riết không gian vũ trụ gần trái đất đó không chỉ là các mục đích hòa bình. Ví dụ, trong báo cáo “Các sự cố vũ trụ nguy hiểm” (Dangerous Space Incidents) do Micah Zenko thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế soạn thảo, có nói rằng, chương trình vũ trụ của Trung Quốc có thể nhằm phát triển các hệ thống chống vệ tinh. Ngoài các bệ phóng tên lửa mặt đất, đó còn có thể là các vệ tinh đặc biệt được trang bị tay máy dùng để tóm bắt các tàu vũ trụ của kẻ thù.
Trung Quốc đã tuyên bố bắt đầu chương trình chinh phục vũ trụ của mình vào năm 1958. Chuyến bay đầu tiên của tên lửa Trung Quốc diễn ra vào năm 1960. Đó là bản sao của tên lửa Liên Xô R-2 và được phát triển cùng với các chuyên gia Liên Xô. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên chế tạo tại Trung Quốc là Đông Phương Hồng-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào năm 1970.
Đến đầu những năm 2000, Trung Quốc vẫn chưa có tàu vũ trụ cho phép nước này độc lập đưa người lên quỹ đạo. Phải đến năm 2003, phi hành gia Dương Lợi Vĩ đã bay 14 vòng quanh trái đất trên tàu vũ trụ Thần châu-5.
|
Tàu Thần châu-9 ghép nối với trạm quỹ đạo Thiên cung-1 (ninfinger.org)
|
Năm 2007, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga-1. Tàu này đã lập bản đồ địa hình ba chiều của mặt trăng, tiến hành quan sát phân bố các nguyên tố hóa học trên bề mặt mặt trăng và nghiên cứu không gian vũ trụ ở giữa trái đất và mặt trăng.
Không lâu sau, Trung Quốc cho phi hành gia bước vào khoảng không vũ trụ. Năm 2008, phi hành gia Trạch Chí Cương đã hoạt động 20 phút trong vũ trụ hở. Năm 2011, Trung Quốc phóng trạm quỹ đạo Thiên cung-1. Các tàu vũ trụ Thần châu có thể ghé thăm trạm này, còn về tính năng, trạm Thiên cung-1 giống với các trạm quỹ đạo Chào mừng (Salyut) của Liên Xô. Việc phóng trạm Thiên cung-2 được dự định vào năm 2015-2016.
Trung Quốc cũng có hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của mình. Tại thời điểm đưa vào khai thác vào năm 2011, chùm vệ tinh của Bắc Đẩu gồm 10 quả vệ tinh. Hiện nay, Bắc Đẩu mới chỉ hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng đến năm 2020, Trung Quốc dự định tạo cho nó quy chế toàn cầu.
Năm 2013, tàu vũ trụ Hằng Nga-3 đã hạ cánh xuống mặt trăng. Nó mang theo xe tự hành mặt trăng Ngọc thố (Thỏ ngọc) và nó đã hoạt động trơn tru từ tháng 12/20131/2014. Hằng Nga-3 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm qua hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt trăng kể từ khi trạm vũ trụ Liên Xô Luna-24 có mặt ở đó.
Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc dự định đưa lên quỹ đạo một trạm module lớn, tổ chức thám hiểm thu thập nền đất từ mặt trăng và đưa nó về trái đất. Nước này cũng định phóng các tàu thám hiểm của mình lên Sao Hỏa.