Vietnamdefence.com

 

Tìm hiểu kho vũ khí của quân đội Trung Quốc

VietnamDefence - Hiện nay, hoạt động cho công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có 24 xí nghiệp ngành nguyên tử, 12 công ty ngành tên lửa-vũ trụ, 9 nhà máy chế tạo máy bay, 14 nhà máy sản xuất tăng-thiết giáp, 20 xí nghiệp lắp ráp vũ khí pháo binh, hơn 200 nhà máy sản xuất đạn dược và 23 xưởng đóng tàu lớn.


Dưới đây là một số thông tin về vũ khí trang bị cơ bản của quân đội Trung Quốc.

Lục quân

Lục quân Trung Quốc gồm các binh chủng sau: bộ binh, tăng-thiết giáp, pháo binh, phòng không lục quân, đổ bộ đường không, công binh, hóa học, trinh sát, thông tin liên lạc, bộ đội ô tô và bộ đội biên phòng.

Vũ khí trang bị của lục quân Trung Quốc gồm có:

• xe tăng: 9.150 chiếc;
• xe bọc thép chiến đấu: 6.600 chiếc;
• lựu pháo tự hành: 1.200 khẩu;
• cối: gần 10.000 khẩu;
• hệ thống rocket phóng loạt: 4.000 hệ thống;
• bệ phóng tên lửa chiến thuật: gần 1.500 bệ;
• pháo kéo: 6.246 khẩu;
• pháo phòng không: 1.531 khẩu;
• vũ khí chống tăng các loại: khoảng 8.000 đơn vị.

Hải quân

Hải quân Trung Quốc gồm các lực lượng tàu ngầm và tàu mặt nước, không quân hải quân, lính thủy đánh bộ và bộ đội phòng thủ bờ biển.

Vũ khí trang bị của hải quân Trung Quốc gồm có:

• 1 tàu sân bay Liêu Ninh;
• 29 tàu khu trục;
• 49 frigate;
• 86 tàu đổ bộ;
• 69 tàu ngầm;
• 39 tàu quét lôi;
• 368 tàu bảo vệ bờ biển.

Không quân hải quân Trung Quốc có:

• gần 120 máy bay ném bom H-5;
• khoảng 45 tiêm kích J-7;
• gần 60 tiêm kích J-8;
• gần 100 tiêm kích-bom JH-7;
• 24 tiêm kích Su-30.

Không quân

Không quân Trung Quốc gồm: không quân ném bom, không quân cường kích, không quân tiêm kích, không quân trinh sát, không quân vận tải, bộ đội tên lửa phòng không, pháo phòng không, bộ đội radar, bộ đội đổ bộ đường không.

Hiện tại, không quân Trung Quốc được trang bị hơn 2.800 phương tiện bay, trong đó có 1.900 máy bay chiến đấu.

Nòng cốt của sức mạnh không quân Trung Quốc là:

• các tiêm kích J-10;
• các tiêm kích J-8;
• các tiêm kích Su-27;
• các tiêm kích Su-30MKK;
• các tiêm kích Su-30MK2.

Trong trang bị của không quân Trung Quốc còn có các tên lửa đường đạn SC-19 mang phương tiện đánh chặn động năng dùng để tiêu diệt vệ tinh.

Năm 2013, Trung Quốc đã phát triển tiêm kích thế hệ 5 J-20 và dự kiến đưa máy bay này vào trang bị vào năm 2020. J-20 được trang bị radar hiện đại, các khoang vũ khí bên trong có thể chứa các tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm. J-20 có khả năng đánh chặn các máy bay cường kích và tiêm kích-bom.

Năm 2015, Trung Quốc dự định bắt đầu sản xuất loạt tiêm kích trên hạm nội địa đầu tiên.

Lực lượng hạt nhân chiến lược được trang bị:

• 66 tên lửa đường đạn xuyên lục địa;
• 118 tên lửa đường đạn tầm trung;
• 204 tên lửa đường đạn tầm ngắn;
• 54 tên lửa hành trình tầm xa triển khai trên mặt đất;
• gần 150 hệ thống tên lửa chiến lược cơ động mặt đất.

Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc gồm: 60 hệ thống tên lửa nhiên liệu rắn cơ động mặt đất DF-21 (tương đương hệ thống RSD-10 Pioner của Liên Xô) và 30 tên lửa đường đạn xuyên lục địa DF-31/31А (tương đương RS-12 Topol của Nga). Dự kiến, đến năm 2015, tổng số hệ thống tên lửa cơ động của Trung Quốc sẽ lên tới 130-140 đơn vị.

Kho đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có gần 250 đầu đạn.

Năm 2014, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 12 % và đạt 808,2 tỷ nhân dân tệ (132 tỷ USD).

Quân đội Trung Quốc hiện vẫn là quân đội đông nhất thế giới với quân số 1.500.000 người (Lục quân: 850.000 quân; không quân: 398.000; hải quân: 255.000), lực lượng dự bị có hơn 3.250.000 người.

Top 10 nước có chi phí quốc phòng lớn nhất năm 2013:

Mỹ: 640 tỷ USD (3,8% GDP)

Trung Quốc: 188 tỷ USD (2,0% GDP)

Nga: 87,8 tỷ USD (4,1% GDP)

Saudi Arabia: 67 tỷ USD (9,3% GDP)

Pháp: 61,2 tỷ USD (2,2% GDP)

Anh: 57,9 tỷ USD (2,3% GDP)

Đức: 48,8 tỷ USD (1,4% GDP)

Nhật Bản: 48,6 tỷ USD (1,0% GDP)

Ấn Độ: 47,4 tỷ USD (2,5% GDP)

Hàn Quốc: 33,9 tỷ USD (2,8% GDP)

Nguồn: aif, 15.10.2014.

Print Print E-mail Print