|
Su-35S |
Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc sao chép vũ khí trang bị của Nga và nhiều thứ đã học được cách tự sản xuất. Bắc Kinh thậm chí không phản đối để các khách hàng xem những vũ khí này là sản phẩm của mình. Tuy nhiên, những nước có điều kiện lựa chọn vũ khí cho mình rất ít khi mua các mẫu vũ khí Trung Quốc làm nhái.
Trung Quốc đang tiếp tục ráo riết phát triển công nghiệp quốc phòng của họ và trên nhiều lĩnh vực, đã bắt kịp các nhà sản xuất vũ khí dẫn đầu là Mỹ và Nga. Trong đa số các trường hợp, các kỹ sư Trung Quốc chẳng mất công đi tìm những ý tưởng và khái niệm độc đáo mà thẳng tay copy chúng từ Mỹ, Nga, các nước châu Âu, Israel... Tuy vậy, nhiều khi sản phẩm vũ khí của Trung Quốc hoàn toàn không phải là hàng sao chép trái phép nguyên mẫu của nước ngoài. Dù sao, Trung Quốc hiện vẫn chưa có được khả năng tự túc hoàn toàn mà đến nay vẫn mua một phần vũ khí từ nước ngoài.
Vũ khí mua từ Nga chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc: Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), từ năm 1991-2015, Bắc Kinh đã mua của Nga số vũ khí tổng trị giá 32,6 tỷ USD (theo thời giá năm 1990). Trị giá số vũ khí trang bị nhập khẩu từ tất cả các nước còn lại không quá 8,7 tỷ USD (phần lớn số tiền này thuộc về Pháp và Ukraine).
Giai đoạn Nga bán vũ khí nhiều nhất cho Trung Quốc là từ năm 1999-2009, sau đó, nhịp độ giảm mạnh. Tuy vậy, trong năm 2015, tình hình đã thay đổi khi Trung Quốc ký 2 hợp đồng lớn mua các hệ thống vũ khí tối tân nhất của Nga: 24 tiêm kích đa năng Su-35S (không dưới 2 tỷ USD) và 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf (2-3 tỷ USD).
Liệu hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung tiếp tục có triển vọng? Các hợp
đồng cung cấp vũ khí mới có nguy hiểm không nhìn từ góc độ rò rỉ công
nghệ?
Trung Quốc sao chép S-300 đã hơn 20 năm
Từ
năm 1993, Trung Quốc bắt đầu mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 của
Nga với số lượng rất lớn, có thể khẳng định chắc chắn rằng, chính các
hợp đồng này đã là “phao cứu sinh” đối với Tập đoàn Phòng không-vũ trụ
(VKO) Almaz-Antei, hãng phát triển và sản xuất chủ yếu các hệ thống
phòng không của Nga. Từ đó, Trung Quốc sở hữu ít nhất 24 tiểu đoàn S-300
ở các biến thể khác nhau (S-300PMU, S-300PMU-1, S-300PMU-2, cũng như
biến thể trên hạm của hệ thống này). Một số nguồn tin Trung Quốc thậm
chí còn nói đến con số 40 tiểu đoàn. Để thấy rõ con số này lớn đến mức
nào, cần phải biết rằng, mỗi tiểu đoàn có 6-12 bệ phóng và một đơn vị
như thế có thể đồng thời bắn 36 mục tiêu ở cự ly đến 200 km (nếu đó là
biến thể hiện đại nhất S-300PMU-2). Rõ ràng là nếu không có những đơn
hàng này thì giai đoạn những năm 1990 và đầu những năm 2000 đầy khốn
khó, khi mà quân đội Nga hầu như không mua vũ khí mới, đã có thể là thời
kỳ kết liễu sự tồn tại đối với các nhà sản xuất hệ thống phòng không
Nga.
Cần phải nói rằng, các kỹ sư Trung Quốc đã lập tức bắt tay
vào sao chép S-300, nhưng mọi chuyên không đơn giản thế. Hệ thống tên
lửa phòng không HQ-9 với các tính năng kỹ-chiến thuật rất giống
S-300PMU-2 và bề ngoài gần như giống hệt đã xuất hiện trên thị trường
thế giới chỉ sau 21 năm, trong cuộc đấu thầu cung cấp hệ thống tên lửa
phòng không tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, HQ-9 còn thắng thầu sau khi
đánh bại các đối thủ Nga và phương Tây, nhưng cuối cùng kết quả đấu thầu
đã bị hủy bỏ. Nhiều khả năng, Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản chỉ bày trò mặc cả để
buộc Mỹ giảm giá bán hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3.
Bây
giờ, chắc chắn là cũng với mục đích đó mà Ankara đang nói họ quan tâm
đến S-400 của Nga. Thật khó xét đoán về các tính năng thật sự của HQ-9,
chỉ biết rằng, một tiểu đoàn HQ-9 chỉ có thể bắn đồng thời 6 mục tiêu
(so với 36 mục tiêu ở tiểu đoàn S-300PMU-2), còn độ cao tối thiểu tiêu
diệt mục tiêu là 500 m (so với 10 m ở S-300PMU-2). Xét theo những thông
số quan trọng này, HQ-9 thua xa đối thủ Nga. Hiện tại, Trung Quốc chỉ
mới bán được một số lượng nhỏ HQ-9 cho Tukmenistan (chúng đã được phô
diễn trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 25 năm ngày độc lập cùng với một số
lượng lớn vũ khí Trung Quốc khác) và có thể là cho cả Uzbekistan. Nhưng
cần lưu ý rằng, cả hai nước này, nhất là Turkmenistan chịu ảnh hưởng lớn
của Trung Quốc, nên việc mua bán tên lửa này cũng là dễ hiểu. Các nước
có điều kiện chọn lựa vũ khí (không thuộc các nhóm nước chư hầu và đồng
minh của Trung Quốc hay có ngân sách quân sự lớn) rất hiếm khi mua các
loại vũ khí Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh sao chép
S-300, Nga đã phát triển được hệ thống S-400 hoàn thiện hơn nhiều mà
nhiều nước nay đang muốn mua (việc xuất khẩu các hệ thống này bị hạn chế
vì quân đội Nga có đơn đặt hàng nhà nước số lượng lớn cần phải thực
hiện trước hết). Đang trong giai đoạn phát triển là hệ thống S-500
Prometei mà yêu cầu đặt ra cũng sẽ là hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu
quả. Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, nhất định Trung Quốc sẽ tìm
cách sao chép S-400, nhưng việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian, nên Nga
có cơ hội bán S-400 cho đa số các nước muốn mua các hệ thống tên lửa
phòng không này. Còn tới thời điểm Trung Quốc chế tạo được hệ thống sao
chép trái phép S-400 thì Moskva đã có hệ thống thế hệ mới, cho phép Nga
giữ được thị phần của mình trên thị trường vũ khí.
|
Su-35S |
Bao giờ Trung Quốc có thể sản xuất động cơ máy bay chất lượng? Liên quan đến việc cung cấp máy bay tiêm kích thì câu chuyện ở đây còn thú vị hơn. Trung Quốc bắt đầu mua tiêm kích của Nga từ năm 1991, khi Bắc Kinh nhận được 24 tiêm kích thế hệ 4 Su-27 bằng cách mua đổi hàng bằng thực phẩm. Sau đó, vào năm 1996, Nga đã ký hợp đồng lớn bán cho Trung Quốc 200 tiêm kích Su-27SK, nhưng sau khi Bắc Kinh nhận được khoảng 100 chiếc, họ đã phá hợp đồng. Lý do chính thức là Trung Quốc không còn thỏa mãn với trình độ công nghệ của máy bay này, thực chất thì họ đã sao chép được Su-27SK. Su-27SK mà Trung Quốc sao chép trái phép được đặt tên là J-11B. Tuy nhiên, việc sao chép động cơ của tiêm kích này và đạt đến các tính năng cần thiết thì đến nay họ vẫn chưa làm nổi. Động cơ WS-10A Taihang đến bây giờ vẫn chỉ có thông số tuổi thọ không đáp ứng yêu cầu, do đó Trung Quốc vẫn phải mua hàng tram động cơ AL-31F của Nga. Ngay cả mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 J-20 mà Trung Quốc tự phát triển cũng sử dụng một biến thể của AL-31F.
Giai đoạn từ năm 2000-2004, Không quân Trung Quốc đã nhận được 73 chiếc Su-30MKK và 24 Su-30MK2 - đó là biến thể hai chỗ ngồi của Su-27, có thiết bị điện tử hàng không nâng cấp và khả năng tác chiến đối đất mạnh hơn. Máy bay này cũng bị các kỹ sư Trung Quốc sao chép và đặt tên là J-16. Tuy nhiên, các tiêm kích này hiện cũng phụ thuộc vào nguồn cung động cơ từ Nga.
Liên quan đến việc cung cấp Su-35S cho Trung Quốc, thì rủi ro bị sao chép cũng vẫn có. Nhưng tất cả một lần nữa lại trông đợi vào động cơ. Tiêm kích này được trang bị động cơ tối tân nhất của Nga AL-41F1S, động cơ duy nhất trên thế giới có điều khiển vector lực đẩy mọi góc độ (giúp máy bay có khả năng siêu cơ động). Nếu đến nay, Bắc Kinh vẫn không thể đạt được các tính năng tương đương động cơ AL-31F thì nói gì đến AL-41F1? “Cột” Trung Quốc vào việc bắt buộc phải mua hàng trăm động cơ máy bay là một bước đi có cơ sở về mặt thương mại. Nhất là khi tính đến việc Bắc Kinh sẽ không thể xuất khẩu J-11 và J-16 của họ khi không có động cơ của Nga, có nghĩa là họ sẽ không có khả năng cạnh tranh với Nga trên thị trường vũ khí bằng các sản phẩm hàng rởm của họ. Thậm chí ngay cả tiêm kích thương mại của họ là JF-17 Thunder, các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc vẫn phải trang bị động cơ RD-93 của Nga, kết quả là mỗi máy bay loại này mà Bắc Kinh xuất khẩu đều mang lại lợi nhuận cho công nghiệp quốc phòng Nga.
Dĩ nhiên là có thể dự đoán rằng, sau một khoảng thời gian nào đó, người Trung Quốc cũng làm chủ được công nghệ sản xuất một số loại động cơ. Nhưng từ thời điểm bắt đầu sao chép động cơ AL-31F đã 26 năm trôi qua - một thời gian mà sản phẩm đó cũng đã lạc hậu. Kết quả là, người Trung Quốc, cũng giống như trường hợp S-300, sẽ rất khó có gì để làm kinh ngạc các khách hàng nước ngoài.
Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường các nước nghèo
Tuy nhiên, trong 6-7 năm gần đây, Trung Quốc đã mạnh lên đáng kể trên thị trường vũ khí thế giới. Nếu như trong giai đoạn từ năm 1998-2008, Bắc Kinh đứng thứ 7 thế giới, thì giai đoạn từ năm 2009-2015, họ đã leo lên vị trí thứ 4 khi tiếp tục tăng khối lượng vũ khí xuất khẩu. Các khách hàng chính là các nước Nam Á (như Myanmar, Bangladesh, Pakistan) và các nước châu Phi. Vị thế của các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc cũng tăng mạnh ở Nam Mỹ và Trung Á. Nguyên nhân là vũ khí Trung Quốc giá rẻ, cũng như ảnh hưởng của họ gia tăng tại các nước châu Á láng giềng và nhiều khu vực trên thế giới (việc mua bán vũ khí Trung Quốc thường có động cơ chính trị). Ngoài ra, Trung Quốc cũng dành mọi điều kiện có thể cho các khách hàng của mình và luôn luôn sẵn sàng triển khai lắp ráp theo giấy phép trên lãnh thổ của khách hàng.
Hơn nữa, Bắc Kinh thậm chí không phản đối khách hàng mạo nhận các vũ khí này là sản phẩm của mình. Một ví dụ điển hình là hệ thống rocket phóng loạt Polonez mà Belarus quảng cáo ầm ĩ là sản phẩm của công nghiệp quốc phòng nước này. Trên thực tế thì đây chính là hệ thống rocket phóng loạt A-200 của Trung Quốc được lắp lên khung gầm do Nhà máy Xe đầu kéo bánh lốp Minsk (MZKT) sản xuất.
Điều này cũng hơi đáng lo vì một số trong những nước này đã có thể mua vũ khí của Nga, nhưng nay thì không làm thế. Tuy nhiên, không thể liên hệ trực tiếp điều đó với việc Trung Quốc nhận được vũ khí từ Nga, và sau khi sao chép được thì bán chúng đi. Hơn nữa, mối lợi mất đi từ những hợp đồng với Trung Quốc cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thương vụ bán vũ khí Trung Quốc sang các nước nghèo hiện là khách hàng của Bắc Kinh. Ví dụ, trong giai đoạn từ năm 1991-2015, Trung Quốc đã xuất khẩu lượng vũ khí trị giá 23 tỷ USD, trong khi đó Nga xuất khẩu trong giai đoạn này riêng sang Trung Quốc lượng vũ khí trị giá 32,6 tỷ USD (trong tổng lượng vũ khí xuất khẩu trị giá 121 tỷ USD). Những con số này đủ để hiểu rằng, các thương vụ bán vũ khí cho Trung Quốc dù thế nào cũng có cơ sở về kinh tế. Luận cứ về khả năng những vũ khí đó có thể bị sử dụng chống lại Nga cũng yếu vì đối phó với những vũ khí do mình sản xuất (biết trước mọi nhược điểm, hơn nữa, các biến thể xuất khẩu lại có tính năng bị cắt xét) hơn là của nước khác.