Vietnamdefence.com

 

Vũ khí tia chết cho tiêm kích Mỹ

VietnamDefence - Mỹ chuẩn bị trang bị pháo laser cho máy bay tiêm kích.

Cục Các dự án nghiên cứu tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển hệ thống vũ khí laser mới HELLADS giống như trong phim khoa học viễn tưởng.

Vũ khí laser đang được công ty General Atomics chế tạo này có thể ảnh hưởng căn bản đến tiến trình các cuộc chiến tương lai.

Thay thế cho các hệ thống to bằng máy bay chở khách là laser chất lỏng 150 kW lắp trên máy bay tiêm kích và có công suất đủ để bắn hạ các máy bay không và có người lái. Dự kiến, hoàn thành chế tạo mẫu hoạt động vào cuối năm 2012.

Các vũ khí laser trước đây của Mỹ do kích thước cồng kềnh và giá cao nhất ngưởng thích hợp hơn
để dọa dẫm Bộ Tài chính Mỹ hơn là để sử dụng trên chiến trường (DARPA)


Vấn để chủ yếu của tất cả các hệ thống vũ khí laser đang được chế tạo là trọng lượng và kích thước của chúng. DARPA dự định vượt trước các đối thủ Nga, Ấn Độ và Israel chính là về các thông số này. Các tiêu chí được công bố cho chương trình có tên “Hệ thống phòng thủ laser chất lỏng năng lượng cao” đòi hỏi nhà thầu phải đạt được tỷ lệ trọng lượng/công suất tốt nhất là 5 kg/1kW.
Thể tích của laser không được vượt quá 3 m3, đây cũng là một thông số không tồi. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là ở kế hoạch mà còn là ở việc thực hiện: theo DARPA, module laser đầu tiên đã hoàn thành và thể hiện khả năng bức xạ xung laser mạnh và bảo đảm tỷ lệ trọng lượng/công suất yêu cầu. Vào giữa năm 2012, người ta sẽ hoàn thành module thứ hai, sau đó sẽ bắt đầu thử nghiệm các laser tại trường thử tên lửa White Sands.

Cần lưu ý là các thông số kể trên tốt hơn hàng chục lần so với các hệ thống hiện có. Các nhà thiết kế HELLADS làm thế nào để đạt được?
Một là, họ không dùng laser thể rắn mà sử dụng laser chất lỏng có khả năng phát cao hơn bình thường. Phương án này cho phép đơn giản hóa rất nhiều hệ thống làm mát, tức là làm giảm trọng lượng của nó và trọng lượng toàn bộ, mà đây luôn là một trong những khó khăn chủ yếu của laser quân sự công suất cao.
Hai là, người ta dự định sử dụng các hệ thống cấp nguồn trên khoang của phương tiện được lắp laser. Điều đó sẽ cho phép hạn chế kích thước và trọng lượng của hệ thống chỉ còn là của bản thân laser và như vậy, bộ phận nặng nhất là các nguồn nuôi sẽ không nằm trong trọng lượng 750 kg của laser.
 

Laser là vũ khí lý tưởng để tác chiến chống máy bay. Máy bay và trực thăng không thể tránh,
không thể tự vệ hiệu quả trước vũ khí laser (Fast Company)

Cuối cùng, các nhiệm vụ đặt ra cho các nhà thiết kế trở nên dễ nhằn hơn so với các nhiệm vụ đặt ra cho các vũ khí laser chống trên tên lửa lắp trên máy bay. Các laser mới này không phải bắn hạ các đầu đạn ở cự ly hàng chục kilômet mà bán kính hoạt động của chúng sẽ chỉ là mức kilômet. Điều đó có nghĩa là, sự tán xạ năng lượng của xung laser được giảm đi.

Các mục tiêu để bắn thử trên trường bắn sẽ lần lượt là: tên lửa phòng không, đạn cối, cũng như “tiến hành các đợt bắn tập sử dụng máy bay triển khai trên mặt đất”. Thành công ít ra là một phần là điều chắc chắn. Hệ thống của Israel có cùng các nhiệm vụ đã mấy lần bắn hạ được đạn cối và đạn rocket Grad đang bay.

Nhưng liệu giới quân sự Mỹ có thích sản phẩm mới này không? Cần lưu ý là hệ thống của Israel chỉ có thể bắn các loại đạn có quỹ đạo bay cao và tốc độ thấp, chứ không thể tiêu diệt đạn pháo bay thấp. Hệ thống này cũng cồng kềnh và nặng nề nên buộc quân đội Israel phải từ bỏ nó.

Cuối cùng là liệu các nhà thiết kế có thể bố trí được một hệ thống cấp năng lượng cần thiết lên máy bay tiêm kích hay một xe Hummer quân dụng như họ đang quảng cáo hay không.

Nếu câu trả lời là được thì cuộc chiến trên không có thể mang dáng dấp của chiến tranh tương lai

  • Nguồn: TW, 13.3.2012.

Print Print E-mail Print