VietnamDefence -
Trong khuôn khổ chương trình OASuW (Offensive Anti-Surface Weapon), công ty Lockheed Martin sẽ phát triển tên lửa chống hạm tăng tầm AGM-158C LRASM (Long Range Anti-Ship Missile).
|
LRASM là biến thể của tên lửa hành trình phóng từ máy bay AGM-158B JASSM-ER (Joint Air-to-Surface Standoff Missile - Extended Range), được trang bị bộ sensor mới, thiết kế riêng cho các nhiệm vụ tác chiến chống mục tiêu mặt nước |
Chương trình Anh-Pháp phát triển tên lửa Sea Venom/Anti-Navire Leger (ANL) do công ty MBDA phụ trách phục vụ Bộ Quốc phòng Pháp và Anh đã bước lên mức mới vào tháng 6/2017 khi đã tiens hành phóng thành công lần đầu tiên tên lửa từ trực thăng Dauphin tại trường thử ở miền Nam nước Pháp; cuối năm 2018, dự kiến tiến hành một loạt các vụ phóng có điều khiển tên lửa này.
Dự án Sea Venom/ANL được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu Future Anti Surface Guided Weapon (Heavy) của Anh và Anti Navire Leger (ANL) của Pháp nhằm thay thế các tên lửa chống hạm đã lạc hậu Sea Skua của Anh và AS15TT của Pháp. Các yêu cầu đưa ra là: tên lửa đa nhiệm, nhẹ, trọng lượng 110 kg và dài khoảng 2,5 m, dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước trong bán kính gần 20 km; tên lửa có tốc độ dưới âm cao và được phóng từ trực thăng.
Tên lửa kích hoạt động cơ sau khi tách khỏi phương tiện mang, bật đầu tự dẫn ảnh nhiệt không làm lạnh của Safran với khả năng phân tích hình ảnh tiên tiến (có khả năng tích hợp kênh bổ sung tự dẫn laser bán chủ động), kênh liên lạc hai chiều để huy động sự tham gia của sĩ quan điều khiển trong chu trình điều khiển tên lửa, và phần chiến đấu mảnh-xuyên giáp nặng 30 kg. |
Mùa hè năm 2017, một giai đoạn quan trọng của chương trình Anh-Pháp về tên lửa mới Sea Venom/Anti-Navire Leger (ANL) đã hoàn thành. Tại trường thử ở miền Nam nước Pháp, tên lửa này đã được phóng lần đầu từ trực thăng Dauphin |
Trong khi tên lửa có thể bay độc lập ở mấy chế độ, trong đó có bay ở độ cao cực nhỏ trên mặt biển, việc tham gia điều khiển của sĩ quan điều khiển sẽ cho phép thực hiện các chế độ như chuyển ngắm trong khi bay, hiệu chỉnh/chính xác hóa điểm ngắm và dừng nhiệm vụ một cách an toàn. Với chế độ tự dẫn laser bán chủ động, tên lửa sẽ có thể bắt các mục tiêu ở bên ngoài trường nhìn nhờ chiếu xạ laser chỉ thị mục tiêu từ phương tiện bên ngoài. Ở đuôi tên lửa lắp động cơ khởi tốc, ở giữa thân lắp động cơ hành trình với loa phụt lắp dưới thân hướng xuống phía dưới.
Tên lửa Sea Venom/ANL dùng để thực hiện các nhiệm vụ cả ở ngoài khơi, lẫn trên bờ trong tình huống có nhiễu địa vật, theo kế hoạch sẽ được trang bị cho các trực thăng AW159 Wildcat của Hải quân Anh, còn hạm đội Pháp sẽ trang bị tên lửa này cho các trực thăng mới HIL (Helicoptere Interarmees Leger).
Tên lửa có khả năng tiêu diệt từ cự ly an toàn các loại tàu khác nhau, từ các xuồng tấn công nhanh, tàu tên lửa cỡ vừa cho đến các tàu lớn như corvette, có thể lắp cho các loại phương tiện mang khác nhau. Ví dụ, đã tiến hành thử nghiệm vận chuyển đường không nhằm thể hiện sự tương thích của tên lửa với các trực thăng Lynx hiện có. |
Tên lửa Sea Venom/ANL có trọng lượng 110 kg và tầm bắn gần 20 km, với động cơ được kích hoạt sau khi tên lửa tách khỏi phương tiện mang, đầu tự dẫn không làm lạnh của công ty Safran và kênh liên lạc hai chiều để sĩ quan điều khiển tham gia vào chu trình điều khiển. Trong khi tên lửa có thể bay hoàn toàn tự hoạt ở mấy chế độ, kể cả bay ở độ cao cực nhỏ trên mặt biến, việc tham gia điều khiển của sĩ quan điều khiển sẽ cho phép có thêm các chế độ như chuyển ngắm trong khi bay, hiệu chính, chính xác hóa điểm ngắm và dừng nhiệm vụ một cách an toàn |
Các tên lửa chống hạm tương lai của Mỹ
Nhu cầu của Hải quân Mỹ trong việc bảo đảm quyền kiểm soát trên biển trước những khả năng mới của các đối thủ chính đang tìm cách xây dựng mạng lưới chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD), kết hợp với cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên không ngừng nghỉ đã buộc Hải quân Mỹ xây dựng chiến lược “Khả năng sát thương phân tán” (Hỏa lực phân tán) tái trang bị, tái cấu trúc và tái định hướng hạm đội mặt nước nhằm chiểm lĩnh vị trí “tiến công” rộng mở hơn. Nhằm đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp về khả năng chống hạm, Hải quân Mỹ đang tiến hành đổi mới và đưa vào trang bị các hệ thống vũ khí mới trang bị cho tàu và máy bay cùng với biến thể chống hạm của tên lửa diện đối không SM-6 của hãng Raytheon.
Giải thích thuật ngữ A2/AD (anti-access and area-denial - chống tiếp cận/phong tỏa tiếp cận):
“Chống tiếp cận” là khả năng làm chậm hay cản trở triển khai các lực lượng đối phương trên chiến trường hay buộc đối phương phải xây dựng bàn đạp cho chiến dịch ở xa hơn nhiều vị trí mong muốn triển khai.
“Phong tỏa khu vực” bao hàm các hành động nhằm hạn chế sự tự do cơ động, giảm hiệu quả tác chiến hay làm tăng những rủi ro liên quan đến các chiến dịch của các lực lượng đối phương trên chiến trường.
|
Cả họ tên lửa Tomahawk, bao gồm chương trình MST (Maritime Strike Tomahawk) với một số lượng không xác định tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk Land Attack Missile (TLAM) hay Block IV sẽ được trang bị hệ thống dẫn đường-liên lạc cải tiến nhằm giúp các tên lửa Tomahawk có thể hoạt động tự do hơn với khả năng hiệu chỉnh quỹ đạo trong môi trường nhiễu phức tạp hoặc trong điều kiện A2/AD |
Với mong muốn khôi phục khả năng chống hạm tầm xa vốn đã bị mất đi khi biến thể chống hạm Tomahawk Anti-Ship Missile (TASM) bị loại khỏi trang bị trong thập niên 1990, hạm đội Mỹ đang phát triển biến thể mới Maritime Strike Tomahawk (MST). Theo chương trình đẩy nhanh việc triển khai, công ty Raytheon vào mùa thu năm 2017 đã nhận được hợp đồng tích hợp đầu tự dẫn đa chế độ mới cho một số lượng chưa được thông qua tên lửa Tomahawk Land Attack Missile (TLAM) hay Block IV để chúng có khả năng bắt các mục tiêu động trên biển. Có tin đầu tự dẫn thụ động đa chế độ mới sẽ có bộ vi xử lý đa năng module mà khi kết hợp với hệ thống dẫn đường-truyền dữ liệu sẽ cho phép tên lửa Tomahawk tự do hành động hơn trong điều kiện nhiễu phức tạp hoặc trong điều kiện A2/AD. Theo chương trình này cũng sẽ sử dụng hệ thống liên lạc tin cậy hơn trên cơ sở cấu trúc tiên tiến mới, cho phép thay thế kênh liên lạc vệ tinh hai chiều hiện có và bổ sung module mã hóa M-code GPS.
Song song với dự án chung Mỹ-Anh phát triển đa nhiệm phần chiến đấu và tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều khiển Tactical Tomahawk Weapons Control System (TTWCS) có mức độ an ninh mạng cao hơn, trong chương trình tái chứng nhận các tên lửa Block IV vốn sẽ bắt đầu vào năm 2019, sẽ hiện đại hóa các hệ thống liên lạc và dẫn đường của tên lửa chống hạm MST. Những cải tiến này cũng áp dụng cho các tên lửa của Anh, nhờ đó sẽ tăng hạn sử dụng chúng thêm 15 năm (tổng cộng là 30 năm) và như vậy là các tên lửa Tomahawk sẽ vẫn còn trong trang bị hạm đội Anh đến cuối thập niên 2040. Trong khi đó, tất cả các tên lửa Mỹ Block III dự kiến loại khỏi trang bị vào năm 2018 (không khó để đoán biết điều đó sẽ thực hiện bằng cách nào).
Việc thay thế Tomahawk trong dài hạn sẽ được bảo đảm theo chương trình phát triển tên lửa NGLAW (Next Generation Land Attack Weapon) với khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất và trên biển từ tàu nổi và tàu ngầm theo cách ở giai đoạn 1 là bổ sung, còn sau đó là thay thế hoàn toàn các hệ thống vũ khí Tomahawk. Thời hạn bắt đầu đưa vào biên chế tên lửa NGLAW được ấn định vào năm 2028-2030. |
Hạm đội Mỹ đã chuẩn bị khôi phục khả năng chống hạm tầm xa của mình trong khuôn khổ chương trình Maritime Strike Tomahawk (MST). Mùa thu năm 2017, Công ty Raytheon đã nhận được hợp đồng tích hợp đầu tự dẫn đa chế độ mới và bộ xử lý tiên tiến vào các tên lửa Tomahawk Land Attack Missile (TLAM) hay Block IV nhằm đối phó với các mục tiêu cơ động trên biển |
Việc tiếp tục phát triển và mở rộng họ tên lửa AGM/UGM/RGM-84 Harpoon của hãng Boeing đang diễn ra theo đúng luật bán vũ khí và kỹ thuật quân sự cho nước ngoài của Mỹ. Tháng 2/2018, Cục Hợp tác quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo khả năng bán cho Phần Lan tên lửa tối tân RGM-84Q-4 Harpoon Block II+ ER ở biến thể triển khai trên hạm tàu cùng với các tên lửa Harpoon Block II (RGM-84L-4 Harpoon Block II) và như vậy Phần Lan sẽ là khách hàng đầu tiên của biến thể mới này. Dự kiến, biến thể mới, vốn cũng được đề xuất áp dụng để hiện đại hóa cho mẫu Block II, sẽ được trang bị cho các xuồng tên lửa lớp Hamina, các tàu corvette đa nhiệm mới và các đơn vị phòng thủ bờ biển.
Harpoon Block II Plus Extended Range (Block II+ ER) được Công ty Boeing miêu tả là “hệ thống vũ khí tập hợp trong mình những tính năng tốt nhất của các mẫu Harpoon Block II+ và Harpoon Extended Range (ER) và mang lại cho các lực lượng sử dụng những phương án hiện đại hóa sẽ giúp nâng cao khả năng của chúng với chi phí thấp”.
Biến thể Harpoon Extended Range (ER) có tầm bắn gấp hơn 2 lần tên lửa Harpoon hiện nay (theo số liệu của Hải quân Mỹ là hơn 124 km) nhờ có động cơ hiệu quả hơn được kiểm tra thành công trong các cuộc thử nghiệm, và nhờ lượng nhiên liệu bổ sung, cho phép tăng tầm bắn mà không làm thay đổi các tính năng chung của tên lửa. Như vậy, tên lửa vẫn tương thích với hạ tầng phóng và các hệ thống bảo dưỡng hiện có, đồng thời vẫn giữ được tất cả các khả năng tự hoạt mọi thời tiết, ngoài đường chân trời của mình để đối phó với các mục tiêu mặt nước và mặt đất. |
Sự kết hợp các khả năng của biến thể mới nhất Block II+ của tên lửa Harpoon với các khả năng tác chiến lấy mạng làm trung tâm của nó (trên ảnh, tên lửa được thả tử tiêm kích F/A-18SF Super Hornet) và biến thể Harpoon ER vốn có tầm bắn gấp hơn 2 lần so với tên lửa Harpoon hiện nay được thực hiện ở biến thể mới Block II+ER hay bộ giải pháp nâng cấp thay thế dành cho các khách hàng hiện nay và tiềm năng của tên lửa Harpoon |
Theo số liệu của Hải quân Mỹ, các tính năng, trong đó có độ tin cậy và khả năng sống còn của tên lửa AGM-84N Harpoon Block II+ phóng từ máy bay đã tăng lên đáng kể nhờ hệ dẫn GPS mới, trong khi kênh truyền dữ liệu mới Link 16 cho phép trong khi tên lửa đang bay tiến hành hiệu chỉnh đường bay, chuyển ngắm hay hủy nhiệm vụ bắn, ngoài ra tên lửa còn có khả năng chống chế áp điện tử mạnh hơn. Tên lửa có thể phóng từ các phương tiện mang trên không, trên mặt đất và mặt nước khác nhau. Cuối năm 2018, hạm đội Mỹ sẽ trang bị các tên lửa Harpoon Block II+ cho các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, còn trong năm 2019 sẽ lắp chúng cho các máy bay tuần thám biển Р-8А Poseidon.
|
Phóng tên lửa Harpoon |
Theo chương trình OASuW (Offensive Anti-Surface Weapon) của Hải quân Mỹ, Công ty Lockheed Martin đang phát triển tên lửa chống hạm tăng tầm AGM-158C LRASM (Long Range Anti-Ship Missile) theo hợp đồng hoàn thiện, tích hợp giai đoạn cuối và chuyển giao các mẫu thử nghiệm của hệ thống.
Tháng 7/2017, Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng mua lô sản xuất loạt đầu tiên tên lửa LRASM, cho phép tiến hành các chiến dịch chống các tàu chiến mặt nước đặc biệt quan trọng được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không tổ hợp trang bị tên lửa hạm đối không tầm xa. Biến thể LRASM là sự phát triển tiếp theo của tên lửa hành trình phóng từ máy bay AGM-158B JASSM-ER (Joint Air-to-Surface Standoff Missile - Extended Range), được trang bị bộ sensor dành riêng cho nhiệm vụ chống hạm.
Tên lửa LRASM được trang bị phần chiếu đấu nổ mảnh-xuyên giáp có trọng lượng 1.000 bảng(450 kg), sử dụng kênh truyền dữ liệu, hệ thống GPS kỹ thuật số cải tiến có khả năng chống nhiễu, và đầu tự dẫn đa chế độ để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong đội hình cụm tàu đối phương. Bộ sensor bao gồm đầu tự dẫn radar thụ động để bắt mục tiêu ở bán kính lớn và đầu tự dẫn quang-điện tử để ngắm bắn ở giai đoạn bay cuối do Công ty BAE Systems Information and Electronic Systems Integration phát triển. Theo lịch trình, các mẫu tên lửa thử nghiệm sẽ được lắp cho các máy bay ném bom В-1 vào cuối năm 2019 và cho các tiêm kích F/A-18E/F vào cuối năm 2020. |
Theo yêu cầu nâng cao khả năng tác chiến chống mục tiêu mặt nước của Hải quân Mỹ, Công ty Lockheed Martin tiếp tục phát triển họ tên lửa LRASM và đã phát triển, thử nghiệm thành công hai biển thể tên lửa triển khai trên tàu nổi/mặt đất. Cùng một tên lửa với động cơ khởi tốc ở biến thể đầu tiên thì phóng thẳng đứng từ bệ phóng Mk 41 VLS, còn ở biến thể thứ hai thì phóng phóng từ bệ phóng nghiêng trên tàu |
Công ty Lockheed Martin đang ráo riết phát triển họ LRASM. Họ đã phát triển và thử nghiệm thành công hai biến thể phóng từ tàu nổi/mặt đất khi thực hiện một số lần phóng từ các bệ phóng mặt đất và trên hạm. Ngoài biến thể phóng từ bệ phóng tẳng đứng Mk 41 Vertical Launch System (VLS), Lockheed Martin còn đang phát triển biến thể bệ phóng nghiêng trên cơ sở bệ phóng thẳng đứng VLS này, nhưng với động cơ khởi tốc tên lửa Мk 114 có thể cắt bỏ (cùng với bộ đệm trung gian dành cho động cơ này) để có được công suất phản lực đủ để lấy độ cao.
Nhằm yểm trợ cho chiến lược “Hỏa lực phân tán” của mình, hạm đội Mỹ vào mùa hè năm 2015 đã bắt đấu chương trình phát triển tên lửa chống hạm OTH-WS (over-the-horizon weapon system - hệ thống vũ khí ngoài đường chân trời) nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của các tàu chiến ven bờ và các frigate tên lửa mới. Hải quân Mỹ căn cứ vào các yêu cầu về trọng lượng và thể tích cần các sản phẩm sẵn có; hệ thống cơ sở phải gồm một hệ thống điều khiển hỏa lực và các bệ phóng loại 2-4 ống phóng lắp 2-4 tên lửa mỗi bệ. Các ứng viên cho chương trình này là Công ty Boeing với biến thể mới nhất của tên lửa Harpoon, Lockheed Martin với tên lửa LRASM và liên danh Raytheon-Kongsberg với tên lửa NSM. Tuy nhiên, sau đó Boeing và Lockheed Martin đã tự rút khỏi cuộc đấu thầu do việc loại bỏ một số tính năng then chốt của các tên lửa của họ như khả năng hoạt động trong một mạng thống nhất và hiệu chỉnh đường bay trong khi bay, do đó liên danh Raytheon-Kongsberg trở thành ứng viên duy nhất cho dự án OTH-WS.
Tài liệu tham khảo: naval-technology.com; nationalinterest.org; mbda-systems.com; kongsberg.com; saabgroup.com; raytheon.com; boeing.com; lockheedmartin.com; defenceiq.com; navair.navy.mil; navyrecognition.com; forums.airbase.ru; csef.ru; pinsdaddy.com; alamy.com; Арзуманян Р. В. Третья стратегия противовеса: реакция Пентагона на новые угрозы.
Nguồn: Tên lửa chống hạm của phương Tây (1) / Nikolai Antonov // TW, 26.4.2018.