VietnamDefence -
Hiện nay, phương Tây đang tiến hành các chương trình nâng cấp hoặc phát triển các tên lửa chống hạm mới có bán kính chiến đấu lớn, hệ thống điều khiển và dẫn đường tiên tiến hơn, trang bị các đầu tự dẫn nhiều chế độ, các phần chiến đấu cải tiến và khả năng tấn công mạnh, có chức năng chuyển ngắm trong khi bay và có người tham gia trong chu trình điều khiển nhằm đáp ứng với các điều kiện thay đổi nhanh chóng.
|
Biến thể mới nhất của tên lửa chống hạm ММ40 Block 3 của MBDA được bán và có trong biên chế hay đang được cung cấp cho 11 khách hàng, trong đó có hạm đội Pháp. Hệ thống vũ khí này đang được chào bán ở các biến thể lắp trên tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, trực thăng và các hệ thống tên lửa bờ. Công ty MBDA đang nghiên cứu nâng cấp hệ dẫn của tên lửa để tên lửa có thể đối phó với hệ thống phòng thủ tiên tiến của đối phương. |
>>> Tên lửa chống hạm tương lai của phương Tây (2)
Sự xuất hiện của các tên lửa chống hạm và các tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến ví dụ như các tên lửa siêu âm, tầm xa của Trung Quốc và quan ngại về khả năng răn đe của các hạm đội hiện đại trong bối cảnh xuất hiện khả năng chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) đang thúc đẩy việc phát triển các hệ thống vũ khí hiệu quả thế hệ mới và các hệ thống đối phó với chúng.
Hiện nay, phương Tây đang tiến hành các chương trình nâng cấp hoặc phát triển các tên lửa chống hạm mới có bán kính chiến đấu lớn, hệ thống điều khiển và dẫn đường tiên tiến hơn, trang bị các đầu tự dẫn nhiều chế độ, các phần chiến đấu cải tiến và khả năng tấn công mạnh, có chức năng chuyển ngắm trong khi bay và có người tham gia trong chu trình điều khiển nhằm đáp ứng với các điều kiện thay đổi nhanh chóng. Và tất cả những điều đó là để chúng có thể thực hiện toàn dải nhiệm vụ và tác chiến được với rất nhiều loại mục tiêu, kể cả các mục tiêu ở khu vực bờ biển hay ở tầm xa. |
Được thiết kế làm tên lửa cho nhiều loại phương tiện mang, phóng từ tàu nổi, trực thăng, tiêm kích và các hệ thống tên lửa bờ, tên lửa chống hạm Marte Extended Range (ER, tăng tầm) đã được công ty MBDA Italia bắtđầu phát triển nhanh hơn sau khi ký hợp đồng với Qatar vào tháng 9/2016 |
Các tên lửa chống hạm tương lai của châu Âu
Tháng 3/2017, các Bộ trưởng Quốc phòng Anh và Pháp đã ký thỏa thuận kỹ thuật về cùng nghiên cứu các biến thể các tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới FC/ASW (Future Cruise/Anti-Ship Weapons). Ở giai đoạn xây dựng khái niệm do MBDA Group phụ trách, sẽ tiến hành kiểm tra các phương án thay thế và cải tiến các vũ khí hiện có của không quân và hải quân hai nước, trong đó có các tên lửa Storm Shadow/SCALP EG, AGM/UGM/RGM-84 Harpoon và Exocet MM40, và xác định các dự án tên lửa và các cách thức giảm thiểu rủi ro để đưa ra các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo của chương trình.
Mục tiêu của chương trình FC/ASW là có được khả năng chiến đấu dự kiến cần đạt được vào cuối thập kỷ tới. Anh và Pháp sẽ tài trợ ngang bằng nhau cho chương trình ba năm; trước khi đưa ra quyết định bắt đầu thực hiện vào năm 2020, sẽ xây dựng và nghiên cứu một số phương án khái niệm tên lửa, các phân hệ và công nghệ.
Anh đang có nhu cầu khẩn cấp thay thế tên lửa chống hạm Harpoon nên vào tháng 10/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã trì hoãn quyết định loại bỏ các tên lửa này khi chưa có loại thay thế, kéo dài thời hạn sử dụng Harpoon ra sau năm 2018.
Pháp cảm thấy yên tâm hơn với kho tên lửa Exocet của mình, nhưng hai nước mới đây vẫn quyết định bắt đầu chương trình hiện đại hóa tên lửa Storm Shadow/SCALP EG. Hình thức hợp tác này, theo một số chuyên gia và nhà phân tích, nhằm giảm chi phí, có thể được mở rộng sang các nước khác và đồng thời là cách thức duy nhất duy trì một lượng trọng yếu dài hạn cần để châu Âu tiếp cận các công nghệ độc lập then chốt. |
Ngoài hải quân các nước Nauy, Ba Lan và Malaysia, tên lửa NSM là một trong những thành tố then chốt trong hợp tác hải quân Đức-Nauy vốn chính thức bắt đầu vào tháng 2/2018. Ngoài ra, tên lửa chống hạm NSM còn là nền tảng của hoạt động chào hàng chung của các công ty Raytheon và Kongsberg nhằm xúc tiến tên lửa này vào thị trường Mỹ |
Hiện nay, họ tên lửa chống hạm Exocet triển khai trên tàu, trên phương tiện bay và tàu ngầm do công ty MBDA phát triển và đưa vào trang bị vào năm 1972 vẫn tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ các khách hàng hiện tại (đến nay ít nhất là 35 nước) và khách hàng tiềm năng.
Kể từ những đợt giao hàng đầu tiên cho Tổng cục Trang bị, Bộ Quốc phòng Pháp vào tháng 12/2010, gần 500 tên lửa ở biến thể mới nhất ММ40 Block 3 đã được bán cho 11 khách hàng, trong đó có hạm đội Pháp.
Tháng 6/2016, công ty MBDA đã nhận được từ Hải quân Qatar một hợp đồng quan trọng đặt mua các hệ thống vũ khí khác nhau, trong đó có cả một số lượng không được tiết lộ tên lửa Block 3. Các tên lửa này sẽ được trang bị cho các tàu corvette (hộ vệ) và tàu tuần tra tên lửa nhỏ do hãng Fincantieri đóng và các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động vốn cũng sẽ được trang bị hệ thống vũ khí mới Matte ER.
Tên lửa ММ40 Block 3 có trọng lượng 780 kg, chiều dài thân với động cơ khởi tốc là dưới 6 m, được trang bị động cơ turbine phản lực mạnh Microturbo TRI-40, cho phép tên lửa đạt tầm bắn khoảng 200 km ở độ cao bay cực nhỏ. Tên lửa với độ bộc lộ hồng ngoại giảm thấp và bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ được tối ưu hóa cho cơ động ở giai đoạn bay cuối với quá tải lớn.
Hệ dẫn hiện đại kết hợp INS/GPS cho phép lập trình các điểm trung gian theo 3 tọa độ, tối ưu hóa quỹ đạo và tiến hành các cuộc tấn công đồng thời của mấy tên lửa. Tên lửa Block 3 được trang bị phần chiến đấu phá-mảnh độ nhạy thấp với ngòi tiếp xúc có giữ chậm. Việc dẫn tên lửa giai đoạn cuối do đầu tự dẫn có khả năng chống nhiễu cao với các chế độ thích ứng tìm kiếm và lựa chọn mục tiêu đảm nhiệm và có khả năng đột phá phòng không mạnh, trong khi việc tấn công mục tiêu mặt đất được thực hiện theo tọa độ GPS.
Các tên lửa nâng cấp họ Exocet đối phó tốt với các hệ thống phòng không tối tân của đối phương. Theo ngân sách quốc phòng Pháp tài khóa 2018, biến thể nhỏ cải tiến Block 3с sẽ được bàn giao vào năm 2019. Các chi tiết không được nêu trong văn kiện này, nhưng trong ngân sách năm trước có nhắc đến việc cải tiến đầu tự dẫn radar về khả năng chống nhiễu, bắt mục tiêu có độ bộc lộ nhỏ và hao mòn vô hình. |
Tháng 3/2017, công ty Saab Dynamics đã nhận được hợp đồng từ chính phủ Thụy Điển để phát triển và sản xuất biến thể tên lửa chống hạm RBS15 thế hệ mới để trang bị cho các tàu corvette lớp Visby và tiêm kích JAS Gripen E của Thụy Điển |
Tên lửa chống hạm NSM (NyttSjomalsMissile) do công ty Kongsberg nhằm đáp ứng các nhu cầu của hạm đội Nauy, hiện đang tìm kiếm các khách hàng mới và tiềm năng ở châu Âu và Mỹ.
Tên lửa chống hạm tàng hình, chính xác cao này có khả năng hoạt động ở độ cao cực nhỏ trên biển khơi và ở dải bờ biển và đột phá hiệu quả hệ thống phòng thủ của các hạm tàu.
Ngoài hải quân Nauy và Ba Lan đã mua tên lửa tương ứng để lắp trên tàu và trang bị hệ thống tên lửa bờ, cũng như hợp đồng của Hải quân Malaysia trang bị cho 6 tàu chiến ven bờ, tên lửa chống hạm NSM cũng là một trong những hướng hợp tác dài hạn giữa Đức và Nauy. Hai nước này dự định trong tương lai phát triển và xúc tiến tên lửa này, đồng thời hạm đội Đức cũng có kế hoạch mua một lô lớn tên lửa NSM.
Ngoài ra, các công ty Raytheon và Kongsberg Defence Systems còn đang xúc tiến tên lửa NSM vào thị trường Mỹ và tham gia vào chương trình phát triển hệ thống vũ khí ngoài đường chân trời QTH WS (over-the-horizon weapon system) mà Hải quân Mỹ sẽ mua sắm cho các tàu tuần tra tên lửa và tàu chiến ven bờ. |
Trong họ tên lửa NSM của hãng Kongsberg còn có biến thể đa nhiệm, phóng từ máy bay Joint Strike Missile (JSM) với thân cải tiến để có thể lắp trong khoang trong thân và phóng từ tiêm kích F-35 Lightning II. Tên lửa chống hạm JSM đang được phát triển với sự tham gia của Australia sẽ được trang bị sensor độc lập thứ hai, đầu tự dẫn tần số vô tuyến thụ động do công ty BAE Systems Australia đang phát triển, và kênh liên lạc hai chiều |
Tên lửa NSM có trọng lượng 407 kg với thân tàng hình làm bằng vật liệu composite dài 3,96 m, có tầm bắn trên 200 km. Tên lửa được trang bị hệ dẫn thụ động hiện đại, bao gồm phân hệ dẫn đường đa sensor sử dụng GPS và đầu tự dẫn truyền hình hai dải tần tiên tiến với hệ thống nhận dạng mục tiêu tự hoạt ở giai đoạn bay cuối. NSM đi cùng với các bệ phóng nghiêng trên tàu, mặc dù công ty cũng đã nghiên cứu các phương án phóng thẳng đứng và phóng từ tàu ngầm.
NSM có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao, còn được sản xuất ở biến thể đa nhiệm phóng từ máy bay JSM (Joint Strike Missile) với thân được sửa đổi để lắp bên trong khoang bom của tiêm kích F-35 Lightning II.
Tên lửa JSM đang được phát triển với sự tham gia của Australia sẽ được trang bị sensor độc lập thứ hai, đầu tự dẫn tần số vô tuyến thụ động do công ty BAE Systems Australia đang phát triển, và kênh liên lạc hai chiều. Công ty Kongsberg dự định tích hợp JSM vào tiêm kích F-35 trong khuôn khổ nâng cấp hóa lên chuẩn Block 4A/4B dự kiến đưa vào trang bị vào năm 2022-2024. |
Các tên lửa RBS15 ở các biến thể khác nhau, kể cả biến thể cuối cùng Мк3 do Saab và Diehl Defence cùng phát triển, đang có mặt trong biên chế hải quân các nước Croatia, Phần Lan, Đức, Ba Lan và Thụy Điển. Biến thể RBS15 Мк3 có tin đã được bán cho Algeria để trang bị cho các frigate mới lớp Меко 200АМ |
Tháng 3/2017, công ty Saab Dynamics đã nhận được từ Cục Mua sắm quốc phòng Thụy Điển hợp đồng phát triển và sản xuất biến thể mới của tên lửa chống hạm RBS15 thế hệ mới để trang bị cho các corvette lớp Visby và tiêm kích đa nhiệm JAS Gripen E của Thụy Điển.
Tên lửa mới có bán kính tác chiến lớn hơn và sẽ được sản xuất ở các biến thể phóng từ máy bay và từ tàu nổi, hợp nhất các tính năng đã được kiểm nghiệm của họ tên lửa RBS15 với các tính năng được cải tiến mới. Có tin tên lửa mới có hình dáng bên ngoài giống với các biến thể hiện nay của RBS15, sẽ là biến thể cải tiến của RBS15 Мк3 hiện có.
Để có được khả năng tác chiến mọi thời tiết và tăng đáng kể tầm bắn nhờ giảm trọng lượng, Thụy Điển sẽ cải tiến thân tên lửa, thiết bị dẫn đường, bộ xử lý trên khoang và đầu tự dẫn radar. Trọng lượng tên lửa được giảm đi nhờ sử dụng rộng rãi vật liệu composite và các linh kiện không được tiết lộ khác.
Theo thông tin từ công ty Saab, cấu trúc của tên lửa thế hệ mới sẽ cho phép tiến hành hiện đại hóa trong tương lai. Các tên lửa mới, Rb 15Mk3+ dành cho các corvette lớp Visby và Rb 15F-ER (Extended Range, tăng tầm) dành cho các tiêm kích Gripen E, sẽ được cung cấp thành các lô nhỏ và sẽ bước vào trực chiến kể từ giữa thập niên 2020. Hợp đồng sản xuất chung của các công ty Saab và Diehl Defence cũng xác định tài trợ cho các hoạt động tăng hạn sử dụng của các tên lửa phóng từ tàu chiến RBS15 Мk2 và các tên lửa phóng từ máy bay RBS15F.
Biến thể RBS15 Мk3 hiện nay đang được hai công ty xúc tiến, đang được sản xuất và đang có trong biên chế hạm đội các nước Đức, Ba Lan và Thụy Điển; có tin tên lửa này đã được bán cho Algeria để trang bị cho các frigate mới lớp Meko 200AN của Hải quân Algeria. Tên lửa chống hạm tự dẫn, mọi thời tiết RBS15 Мk3 có trọng lượng bay 660 kg và chiều dài 4,35 m có tầm bắn hơn 250 km.
Tên lửa được phóng nhờ động cơ khởi tốc, được trang bị đầu tự dẫn độ phân giải cao với hệ thống chống chế áp vô tuyến điện tử lắp liền. Việc dẫn tên lửa được thực hiện hoặc theo chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời, hoặc là theo quỹ đạo thay đổi với nhiều điểm trung gian. Phần chiến đấu phá-mảnh trọng lượng 200 kg được kích nổ bằng ngòi nổ ở chế độ cận đích, hoặc tiếp xúc có giữ chậm. |
Hợp đồng mới nhất mua họ tên lửa Exocet công ty MBDA nhận được vào tháng 6/2016 từ Hải quân Qatar đặt mua một số lượng tên lửa không được tiết lộ để trang bị cho các tàu chiến mới của Qatar do hãng đóng tàu Fincantieri của Italia đang đóng và cho các hệ thống tên lửa bờ mới do tập đoàn MBDA. Tập đoàn MBDA cũng đang hoàn thiện hệ dẫn tên lửa để đột phá phòng không hiện đại của đối phương |
Được thiết kế làm một tên lửa cho nhiều phương tiện mang, phóng được từ tàu nổi, trực thăng, tiêm kích và các hệ thống tên lửa bờ, tên lửa Marte Extended Range (ER) đã bắt đầu được công ty MBDA Italia phát triển nhanh hơn sau khi ký được hợp đồng với Qatar vào tháng 9/2016.
Marte ER là hệ thống vũ khí chống hạm có điều khiển, tầm trung, dùng để tác chiến chống các mục tiêu ở ngoài khơi và vùng bờ biển. Tên lửa được trang bị bộ hút khí ở dưới thân và động cơ turbine phản lực Williams International, cho phép đạt tầm bắn “lớn hơn nhiều” 100 km, tên lửa có chiều dài 3,6 m và đường kính 0,32 m.
Hệ thống định vị và dẫn đường cho phép thực hiện các thao tác né tránh tốt hơn ở giai đoạn cuối. Khi phát triển hệ thống tên lửa bờ cơ động, đã sử dụng rộng rãi thiết bị của biến thể trên hạm Marte Mk2/N, bao gồm bệ phóng và công nghệ điều khiển phóng, đồng thời khi hoạt động còn sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển lấy mạng làm trung tâm do MBDA phát triển với thành phần bao gồm cả một máy bay không người lái tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu.
Việc phát triển tên lửa phóng từ tàu/bờ Marte ER đang diễn ra đúng lịch trình với thời gian đưa vào trang bị là năm 2020. Đồng thời, công ty MBDA cũng đang phát triển biến thể Marte ER phóng từ máy bay mà Kuwait đã chính thức yêu cầu với tư cách vũ khí chống hạm chủ yếu của tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Phân hãng hàng không của công ty Leonardo và hãng MBDA đã bắt đầu giai đoạn chung xây dựng luận cứ kinh tế-kỹ thuật nhằm đánh giá khả năng tích hợp tên lửa với tiêm kích Typhoon. |
Chương trình Marte ER đang diễn ra hết tốc lực, thời hạn đưa vào trang bị ấn định là năm 2020. Biến thể phóng từ máy bay của họ tên lửa Marte ER đang được đề xuất trang bị cho tiêm kích Eurofighter Typhoon làm vũ khí chống hạm chủ yếu. Các tính năng của Marte ER được xác định theo các yêu cầu của Không quân Italia và thị trường xuất khẩu, cụ thể là các nước Vùng Vịnh |
Giai đoạn này dài 18 tháng sẽ là giai đoạn đầu trong chương trình tích hợp quy mô lớn được hai công ty thống nhất. Các tính năng của Marte ER được xác định theo các yêu cầu của Không quân Italia và các khách hàng nước ngoài, cụ thể là các nước Vùng Vịnh, khu vực vốn bất ổn là nơi tên lửa Marte ER có thể thể hiện được hết tiềm năng của mình trong tác chiến với các tàu tấn công nhanh, corvette và frigate vì từ một phương tiện mang có thể phóng đồng thời 6 tên lửa để đột phá bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của đối phương. Biến thể trang bị cho tiêm kích khác với các biến thể dành cho trực thăng, tàu nổi và phóng từ bờ.
Tất cả các tên lửa này đều được lắp cánh gấp ở giữa thân, còn biến thể dành cho tiêm kích có cánh cố định ở giữa thân và không có động cơ khởi tốc. Tên lửa mới có tiềm năng tốt để tiếp tục hoàn thiện. Công ty MBDA hiện đã đang nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, bao gồm hệ dẫn, đầu tự dẫn và phần chiến đấu.
Các công nghệ hiện có và tương lai dành cho Marte ER dự kiến sẽ tạo thành nền tảng cho hệ thống vũ khí chống hạm thế hệ mới của Hải quân Italia, lực lượng đã đưa ra các yêu cầu mới về việc phát triển tên lửa tương lai mà theo lịch trình sẽ phải bắt đầu vào năm 2018. Chương trình này có tên là Otomat Mk2 Block IV/Teseo Mk2/A và do công ty MBDA Italia thực hiện sẽ cho phép Italia bảo tồn được những kiến thức, bí quyết, công nghệ và kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tên lửa chống hạm.
(Tiếp phần 2)
>>> Tên lửa chống hạm tương lai của phương Tây (2)
Nguồn: Tên lửa chống hạm của phương Tây (1) // TW, 20.4.2018.