VietnamDefence -
Lần đầu tiên sau gần 100 năm, người ta đề xuất áp dụng những thay đổi vào cấu tạo lựu đạn ném tay để loại vũ khí thông dụng này trở nên an toàn hơn khi sử dụng.
Quả lựu đạn đầu tiên với tay gạt (mỏ vịt) và ngòi nổ chậm được giới thiệu cho quân đội từ năm 1915. TỪ đó đã xảy ra không ít những cuộc chiến tranh mà cấu tạo của loại vũ khí không thể thay thế này hầu như không thay đổi.
Kỹ sư Mỹ Richard Lauch ở Picatinny Arsenal đã tìm ra cách thức đơn giản hiện đại hóa lựu đạn và làm cho nó an toàn hơn cho người ném.
|
Một tay gạt quay thay cho chốt cho phép dễ dàng chuyển lựu đạn từ trạng
thái chiến đấu sang trạng thái vận chuyển và tiện sử dụng bằng bất cứ
tay nào |
Để sử dụng lựu đạn hiện đại, cần rút chốt, giữ chặt tay gạt bảo hiểm (mỏ vịt) vốn là cơ cấu giữ kim hỏa dùng để mồi cháy “bộ đếm thời gian” bằng thuốc nổ kỹ thuật. Chính chiếc chốt và tay gạt bảo hiểm là mối đau đầu của binh sĩ.
Ở đa số các quả lựu đạn, khoen chốt nằm ở bên trái, bởi vậy, người thuận tay trái phải xoay quả lựu đạn lại để nhanh chóng sử dụng lựu đạn. Cách cầm lựu đạn như thế không được các nhà thiết kế tính đến nên rất nguy hiểm, cũng giống như việc chuyển quả lựu đạn đã rút chốt từ tay này sang tay kia.
Một vấn đề lớn khác là việc khó đưa lựu đạn về trạng thái an toàn: việc nhét cái que chốt nhỏ đã bị cong là rất khó và trong điều kiện chiến đấu, điều đó tiềm ẩn nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều binh sĩ coi nghĩ chốt là cơ cấu bảo hiểm không tin cậy, ví dụ, các giáo viên tại các trung tâm huấn luyện khi lên trực thăng thường bắt các tân binh dùng băng buộc chặt mỏ vịt lựu đạn để tránh rủi ro.
Richard Lauch đề nghị thay chốt lựu đạn bằng một tay gạt cứng, cho phép gỡ mở cơ cấu bảo hiểm của lựu đạn bằng bất kỳ tay nào và dễ dàng đưa nó trở về trạng thái an toàn.
Theo ông Lauch, tay gạt quay tiện lợi và an toàn hơn nhiều, ngoài ra lại đơn giản hơn trong sản xuất vì giảm được số lượng việc kiểm thử các chi tiết của lựu đạn. Mà các thử nghiệm này lại không ít, ví dụ với lựu đạn М67 cần kiểm tra 20 chi tiết thiết yếu mà sự trục trặc của chúng có thể dẫn tới những hậu quả bi thảm.
Hiện nay, Richard Lauch đã sản xuất 12 mẫu chế thử lựu đạn mới và hy vọng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ để ý tới sáng chế của ông.
Nguồn: RND, 23.5.12.