Vietnamdefence.com

 

Mỹ trang bị đầu đạn chùm “an toàn” cho tên lửa pháo binh

VietnamDefence - Công ty Mỹ Lockheed Martin đã bắt đầu sản xuất loạt các tên lửa có điều khiển mới M30 GMLRS với phần chiến “an toàn” AW.

M270 (military-today.com)
Các tên lửa mới dùng để trang bị cho các hệ thống rocket phóng loạt HIMARS và M270. Phần chiến đấu mới, khác với phần chiến đấu dạng chùm tiêu chuẩn GMLRS, không để lại các đạn con câm (không nổ).

Các đạn chùm chứa trong mình các đạn con nhỏ, khi bay đến mục tiêu, chúng bay ra các hướng và nổ riêng lẻ, mở rộng đáng kể diện tích sát thương. Ví dụ, tên lửa có điều khiển GMLRS với phần chiến đấu dạng chùm thông thường chứa 404 đạn con M85, một số đạn con trong số đó sau khi phát tán có thể không phát nổ và làm ô nhiễm vật liệu nổ địa hình.

Địa hình bị ô nhiễm bởi đạn câm như thế có thể gây nguy hiểm lớn cho tính mạng dân thường. Để tránh điều đó, Lockheed Martin, theo đơn đặt hàng của Lục quân Mỹ, từ năm 2012 đã phát triển phần chiến đấu “an toàn” cho tên lửa GMLRS mà trong tương lai sẽ thay thế tất cả các loại phần chiến đấu dạng chùm.

Trong phần chiến đấu mới, các đạn con phát nổ được thay bằng lớp vỏ kim loại chứa 160.000 mảnh sát thương kim loại tạo hình sẵn. Bên dưới vỏ là chất nổ. Phần chiến đấu của tên lửa phát nổ ở độ cao 9,1 m. Sinh lực và xe thiết giáp đối phương bị sát thương chính bởi các mảnh có dạng mũi tên.

Tổng trọng lượng của phần chiến đấu mới là 90 kg. Việc thử nghiệm phần chiến đấu mới đã được tiến hành vào năm 2014. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tên lửa GMLRS không gây ô nhiễm địa hình vì sau khi phát nổ không để lại các động cơ chưa hoạt động hết, nhiên liệu chưa cháy hết và đạn con chưa nổ. Các tên lửa GMLRS có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 60 km.

Các tổ chức nhân quyền coi đạn chùm là vũ khí vô nhân đạo và đòi cấm chúng hoàn toàn. Vấn đề là ở chỗ, do các ngòi nổ không hoàn thiện, các đạn con của cac bom chùm đầu tiên đã không nổ và gây ô nhiễm địa hình lâu dài. Để lính công binh dò tìm chúng dễ dàng hơn, các đạn con được sơn màu sơn chói thu hút sự tò mò của trẻ em. Điều đó cũng làm tăng số lượng nạn nhân trong dân thường.

Hiện nay, các đạn con được trang bị cơ cấu tự hủy, nhờ thế, việc ô nhiễm đất đai xảy ra ít hơn.

Hiệp ước về đạn chùm được soạn thảo xong vào tháng 5/2008, sẵn sàng cho ký kết vào tháng 12/2008 và có hiệu lực từ từ tháng 8/2010. Hiện nay, văn kiện này đã được 77 nước phê chuẩn, 35 nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel từ chối tham gia hiệp ước.

Tháng 6/2016, Không quân Mỹ đã bắt đầu thay thế các bom chùm lạc hậu bằng bom mới Mk. 82 Mod. 7 mà phần chiến đấu có lớp vỏ bằng gang cứng chứa các phần tử sát thương tạo hình sẵn. Khi nổ, vỏ gang vỡ thành nhiều mảnh nặng, sắc nhọn để sát thương sinh lực và xe thiết giáp đối phương.

Nguồn: Defense Aerospace, nplus1, 14.9.2016.

Print Print E-mail Print