Vietnamdefence.com

 

Tàu sân bay Ấn Độ bóp chết tàu sân bay ‘mô hình’ Trung Quốc

VietnamDefence - Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ là tàu sân bay ‘mô hình’ và thua xa Vikramaditya của Ấn Độ, chuyên gia quân sự Nga đánh giá.

Các nguồn tin gần gũi với tình báo Hải quân Nga tiết lộ thông tin liên quan đến tàu sân bay lớp 001 Liêu Ninh mới được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc.

Liêu Ninh chỉ có mẽ ngoài bóng bảy, còn bên trong rỗng tuếch

Tờ báo Nga Rossyskaya Gazeta cho biết, tất cả những gì viết về lễ tiếp nhận trọng thể  tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế hải quân Trung Quốc diễn ra ngày 25/9/2012 đều là sự thật, trừ một điều - thực tế đó không phải là tàu sân bay đúng nghĩa. Tất cả những lễ nghi rầm rộ với sự tham gia của các yếu nhân hàng đầu Trung Quốc chỉ để tạo hình ảnh về chính trị.

Cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã mua lại tàu sân bay đóng dở Varyag Projekt 11436 han gỉ ở Nikolayev, Ukraine. Họ mua nó với giá sắt vụn và công khai nói rằng, họ sử dụng thân tàu để làm các trung tâm giải trí, trong đó có casino. Nhưng mục tiêu chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn khác - đó là nghiên cứu thiết kế tàu sân bay và cố gắng hoàn thiện nó thành tàu sân bay thực sự.

Đồng thời, họ đã tính bằng mọi cách kiếm được từ Nga mấy mẫu tiêm kích trên hạm Su-33, sao chép toàn bộ máy bay này và sản xuất biến thể tiêm kích trên hạm của mình. Họ đã trù tính là việc đóng hoàn thiện tàu Varyag theo phương án của Trung Quốc sẽ diễn ra song song với việc chế tạo tiêm kích trên hạm và cuối cùng họ sẽ có được một hệ thống vũ khí hải quân hiệu quả.

Tuy nhiên, tất cả đâu phải đơn gián thế, thậm chí rất khó. Nếu như Trung Quốc đã làm cho con tàu han gỉ có được mẽ ngoài rất ngon, thì trang bị bên trong lại không đẹp đẽ như thế. Cụ thể là tất cả những gì liên quan đến hoạt động bảo đảm cho hoạt động không quân trên hạm của tàu, người Trung Quốc chẳng làm được gì.
 
Họ đã không có được Su-33 từ Nga. Mẫu chế thử T-10K-1 của máy bay này mà họ mua lại từ Ukraine chẳng mấy thích hợp để sao chép vì Nga đã có những thay đổi và hoàn thiện quá lớn ở tiêm kích trên hạm Su-33 thực sự. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã làm được mẫu máy bay nhái Su-33 là J-15 Cá mập bay. Họ tính hoàn thiện J-15 cho ra hồn và đưa vào trang bị không sớm hơn năm 2015. Cho đến lúc đó, “tàu sân bay lớp 001” sẽ chỉ đe dọa kẻ thù bằng bề ngoài.

Hơn nữa, người Trung Quốc cũng đã nói rằng, họ cũng dự tính sử dụng tàu sân bay này làm tàu huấn luyện. Câu hỏi là: Huấn luyện ai và huấn luyện bằng cái gì trên tàu đó? Tàu sân bay Varyag cũ này đặc thù đến nỗi đào tạo khoa học chỉ huy hải quân ở đó thì quá tốn kém, còn dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn tàu sân bay thì không phù hợp vì trên đó chẳng có trang thiết bị chuyên dụng cho tàu sân bay, ngoại trừ mỗi mặt boong cất/hạ cánh. Trên đó cũng chẳng có vũ khí trang bị gì.

Vậy Trung Quốc đưa vào hoạt động cái máng giặt nổi, theo cách nói của các thủy binh về các vỏ tàu rỗng, vội vã như thế làm gì? Thheo các nguồn tin Nga, đó chỉ là vì việc cải tạo tàu sân bay Đô đốc Gorshkov thành Vikramaditya cho Ấn Độ ở Nga diễn ra rất thuận lợi. Nên Bắc Kinh bằng mọi giá cần thể hiện cho nước láng giếng Ấn Độ rằng, họ đưa được trước vào sử dụng tàu sân bay của họ. Và họ đã làm được việc đó…

Nhưng kết quả là chúng ta biết được những vấn đề của Vikramaditya nhiều hơn là các ưu điểm của nó. Còn Trung Quốc theo dõi tình hình rất sát sao và đánh giá khách quan. Không loại trừ, sau khi biết là Nga mua gạch chịu lửa để làm gì thì những chuyên gia Trung Quốc nào đó đã tìm cách làm sao để lớp cách nhiệt bằng gạch chịu lửa Trung Quốc không thể không vỡ tan này được dùng cho bọc các nồi hơi trên tàu sân bay Ấn Độ. Vẫn còn may là điều đó xảy ra khi chạy thử chứ không phải khi tàu sân bay đang phục vụ chiến đấu.

Các nguồn tin tại hãng đóng tàu OSK của Nga, việc thay thế lớp gạch bọc các nồi hơi sẽ không đòi hỏi phải moi chúng ra, có nghĩa là không phải cắt vỏ tàu. Điều đó sẽ đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, khôi phục. Ngoài ra, việc kịp thời tắt các nồi hơi đã cho thấy hiệu quả của hệ thống bảo vệ tự động của tàu.

Vikramaditya (trên) ăn đứt Liêu Ninh về trình độ công nghệ và vũ khí trang bị

Nếu so sánh “tàu sân bay lớp 001 Liêu Ninh” của Trung Quốc và tàu Vikramaditya của Ấn Độ, có thể khẳng định: hải quân Trung Quốc đã nhận được một thứ mô hình tàu sân bay, còn Hải quân Ấn Độ sẽ có một chiến hạm tuyệt vời, tốt vào bậc nhất trong các tàu cùng loại. Tàu sân bay của Ấn Độ đã vượt qua toàn bộ chu trình thử nghiệm quy định với sự tham gia của thủy thủ đoàn Vikramaditya của ẤnN Độ.

Phi đội tiêm kích trên hạm tối tân thế hệ 4++ MiG-29К rất ăn khớp với tàu Vikramaditya và tất cả các hệ thống liên quan đến không quân đều làm việc ngon lành. Người Ấn Độ rất ấn tượng với khả năng điều khiển một con tàu khá lớn và nặng nề này. Tàu đã cho thấy khả năng cơ động rất cao và khả năng đi biển tuyệt vời. Tàu Vikramaditya cũng còn có nhiều đặc điểm khác làm cho Vikramaditya trội hẳn lên so với Đô đóc Gorshkov. Nhưng phía Ấn Độ không muốn khoe khoang về những điều đó.

Dĩ nhiên, thật buồn là Vikramaditya sẽ không đến được Ấn Độ vào ngày truyền thống của Hải quân Ấn Độ. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, Vikramaditya sẽ là một trong những chiến hạm uy lực nhất, có sức chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ.

Nguồn: RG, 3.10.12.  

Print Print E-mail Print