Vietnamdefence.com

 
Tags: UAV , Mỹ

UAV đội lốt chim trời

VietnamDefence - Một hướng mới phát triển máy bay không người lái (UAV) là chế tạo UAV phỏng dạng chim.

Một UAV dạng chim của Mỹ bị rơi ở miền Tây Pakistan

Những con chim nhân tạo với đôi cánh vẫy được nhìn từ xa rất giống những con chim thật và cách ngụy trang này rất có lợi, nhất là ở những khu vực đông dân và để theo dõi từ độ cao nhỏ.
Chương trình mới của Lầu Năm góc sẽ cho phép tạo ra các công nghệ không chỉ sao chép ngoại hình của những con chim mà còn mô phỏng cơ chế bay của chim, cũng như khả năng tự nhiên định hướng trong không gian của chúng.
Chương trình này chỉ là một trong hàng loạt sáng kiến nhằm sao chép khả năng của sinh vật. Hiện nay, Lầu Năm góc đang cố chế tạo các robot sao chép chuyển động của cá và định vị bằng tiếng vang của dơi, còn những chiếc lông nhỏ của côn trùng được thích nghi cho hệ thống dẫn đường của các robot tí hon có khả năng phản ứng với chuyển động của gió. Họ còn có chương trình Great Horned Owl với mục đích chế tạo UAV bay yên lặng như con cú.
Logic của Lầu Năm góc trong kế hoạch về các chim robot khá đơn giản – đó là các robot đó chịu gió mạnh tốt hơn, nhất là chúng có khả năng bay treo một chỗ và cơ động tốt trong không gian hạn chế. Các UAV hiện đại không có những khả năng đó.
Các UAV với cánh cố định dài có khả năng bay liệng lâu trên không, song không thể bay treo một chỗ, hạ cánh thẳng đứng và bay giữa những cây. Các trực thăng UAV có thể làm việc đó, nhưng lại không thể bay liệng và tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Những con chim có khả năng thực hiện tất cả những thao tác cơ động này với hiệu quả như nhau.
Mỹ đã có những tựu nhất định trong phát triển chim robot. Ví dụ, năm ngoái, Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA, Bộ Quốc phòng Mỹ, đã công bố mở cuộc thi chế tạo UAV có khả năng bay trên không 3 giờ và mô phỏng những con chim.

Chèn chú thích ảnh vào đây

Công ty AeroVironment đã giới thiệu robot “chim ruồi” Hummingbird với những ưu thế của đôi cánh vẫy được. Chỉ sử dụng đôi cánh để di chuyển (không có cánh quạt đẩy), “con chim ruồi” có thể bay tiến và lùi, bay liệng trên không (bất chấp gió giật) và bay xuyên qua khuôn cửa và cửa sổ. Robot tí hon này nặng 19 g và có thể truyền hình ảnh video tới trạm điều khiển.
Đáng tiếc là vấn đề cấp nguồn làm hạn chế thời gian bay của Hummingbird chỉ đạt 8 phút. Đôi cánh vẫy tiêu thụ khá nhiều năng lượng và đòi hỏi nguồn nuôi mạnh và nhỏ gọn mà trên thị trường thương mại hiện chưa có.

  • Nguồn: RND, 4.4.12.

Print Print E-mail Print