Vietnamdefence.com

 

Tình báo quân sự Pakistan xây dựng hệ thống giám sát không gian mạng

VietnamDefence - Tổng cục Tình báo liên quân Pakistan (Inter-Services Intellgigence - ISI) đang đẩy mạnh việc xây dựng trung tâm nghiên cứu để phát triển các công nghệ nội địa phục vụ giám sát không gian mạng và bẻ khóa xâm nhập thư điện tử.

Với mục đích đó, ISI đã thành lập công ty liên kết có tên Center for Advanced Research in Engineering Ltd (CARE) với vai trò là công ty đầu ngành tích lũy tất cả các sản phẩm nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực này.

Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, điều làm giới quân sự Pakistan đặc biệt lo ngại không phải là hoạt động của các phần tử Hồi giáo trên không gian mạng là những nỗ lực của Cục An ninh quốc gia Mỹ NSA nhằm xâm nhập thư tín điện tử và điện thoại của các quan chức cao cấp Pakistan.

Và không chỉ việc đó mà cả việc xâm nhập các kênh liên lạc điện tử các cuộc đàm thoại của các thủ lĩnh Al Qaeda và Taliban thuộc Quetta shura. 

Trong giới lãnh đạo quân đội Pakistan bắt đầu nói đến sự cần thiết phát triển hướng phòng vệ mạng này từ sau khi đặc nhiệm Mỹ thủ tiêu thủ lĩnh Al Qaeda Osama bin Laden phần nhiều nhờ việc định vị được điện thoại của bác sĩ riêng của trùm khủng bố.

Ở đây, có giả thiết là chính người Pakistan đã cố ý để lộ thông tin về nơi trú ẩn của trùm khủng bố cuốn hút, nhưng tai tiếng với hy vọng rằng, sau đó, Mỹ sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Nhưng điều đó đã không xảy ra và vụ thủ tiêu mới đây thủ lĩnh phái Taliban thân Pakistan là giáo sĩ Mansoor vì cũng bị định vị qua điện thoại và thư tín điện tử càng củng cố quyết tâm của giới quân sự Pakistan xây dựng một đơn vị tấn công và phòng thủ mạng độc lập với Mỹ.

Các công nghệ mà tình báo quân đội Pakistan dự định phát triển và sử dụng phần nhiều chỉ có thể gọi là “nội địa” một cách ước lệ. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật hoàn toàn tuyển chọn từ các nhà khoa học Pakistan, chủ yếu trên cơ sở các sinh viên tốt nghiệp hai trường đại học chính của Pakistan trong lĩnh vực này là Trung tâm Nghiên cứu và kỹ thuật tiên tiến CASE và Cao đẳng Kỹ thuật điện cơ CEME.

Nhưng bản thân các công nghệ dĩ nhiên là Pakistan tiếp nhận từ phương Tây. Cụ thể, đó là công ty Đức Trovicor, vốn là liên doanh của Siemens và Nokia, được thành lập nhằm xúc tiến các sản phẩm của họ trên thị trường Pakistan. Công ty Nexa Technologies của Pháp cũng tìm cách đề nghị hợp tác với Islamabad, nhưng Điện Élysée đã ngầm phủ quyết việc này. Theo các chuyên gia, đó là vì Pháp muốn đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự với Ấn Độ.

Paris đang ráo riết vận động bán máy bay và frigate cho Ấn Độ và việc này được xem là Islamabad trong lĩnh vực phát triển các hệ thống giám sát không gian mạng và Internet. Giới chức Pháp cũng chấm dứt chương trình huấn luyện đặc nhiệm Pakistan bằng lực lượng của đơn vị đặc nhiệm GIGN của Pháp vì Ấn Độ không hài lòng với việc này. GIGN hiện nay đang huấn luyện đặc nhiệm Ấn Độ. Nhưng được cái là Saudi Arabia tích cực tham gia tài trợ các dự án của giới quân sự Pakistan trong lĩnh vực chặn thu mạng và giám sát Internet. Saudi Arabia không chỉ chi tiền cho các dự án như thế mà còn phái đến  Pakistan một nhóm chuyên gia để trực tiếp tham gia công việc.

Nhiều nhà bình luận liên hệ sự tích cực của Saudi Arabia phần nào với các hành động tương tự của Iran, địch thủ đã nâng cao được trình độ phòng vệ mạng và tình báo điện tử với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga và Trung Quốc.

Điều thú vị là mặc dù tồn tại quan hệ đồng minh giữa Islamabad và Bắc Kinh, tình báo Pakistan hiện chưa mời các chuyên gia tình báo điện tử Trung Quốc đến nước này.

Vậy những nỗ lực của ISI nhằm xây dựng hệ thống giám sát Internet và phòng thủ mạng tích cực công nghệ cao có tính hiện thực đến đâu?

Các nỗ lực này hiển nhiên sẽ giúp hiện đại hóa ở mức độ nào đó phân khúc an ninh này, nhưng chưa thể nói đến khả năng cạnh tranh thật sự với người Mỹ.

Trong lĩnh vực này, Mỹ vượt xa hẳn cái đầu tất cả các nước trên thế giới mặc dù điều đó hiện đem lại cho họ rất ít từ góc độ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tình báo. Ưu thế kỹ thuật của Mỹ phần nhiều bị vô hiệu hóa bởi quá thiếu lực lượng điệp viên tin cậy và nhân viên hoạt động tình báo chuyên nghiệp. Không có thành tố này thì rất khó nói đến sự áp đảo thực sự trong lĩnh vực an ninh.

Một vấn đề khác là các chuyên gia của NSA, Mỹ về nguyên tắc có thể vượt qua mọi cấp độ phòng vệ không gian mạng hiện tồn tại ở Trung Cận. Điều đó cũng phần nhiều được lý giải bởi sự hiện diện của các căn cứ của NSA trên lãnh thổ đa số các nước này. Nếu không thì ưu thế của Mỹ sẽ rất khó có thể hiện thực hóa trên thực tế.

Nhưng dù sao thì các nhà lãnh đạo tình báo Pakistan và Saudi Arabia cũng đã ở giai đoạn đầu suy tính xây dựng hệ thống phòng vệ mạng vững chắc cho các cơ sở của mình và chủ ý nhiều hơn đối với thành tố tình báo điện tử trong cấu trúc an ninh quốc gia chung. Hoạt động này sẽ diễn ra trên nhiều hướng và không chỉ ở hệ thống tác chiến điện tử và giám sát không gian mạng. Sắp tới là các hệ thống tên lửa chiến thuật và máy bay không người lái.

Thỏa thuận về việc Mỹ sẽ làm ngơ cho việc chuyển giao các công nghệ đó cho Saudi Arabia đã đạt được trong cuộc gặp mới đây giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Thái tử, Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Mohammed ben Salman ở Washington. Sự việc còn chưa đến được với công nghệ an ninh mạng, nhưng cuộc chạy đua trên hướng này giữa các đối thủ khu vực nặng ký đã bắt đầu, có nghĩa là đây chỉ còn là vấn đề thời gian và kinh phí cần thiết.

Nguồn: iimes, 25.6.2016.

Print Print E-mail Print