Vietnamdefence.com

 

Sát thủ xe tăng Sprut-SD sẽ thay PT-76 trong quân đội Việt Nam?

VietnamDefence - Trong những năm tới, Việt Nam có thể sẽ vẫn quyết đổi mới xe tăng, thiết giáp của mình và sẽ cần một số lượng đáng kể xe tăng bơi.


Tiếp nhận hơn 60 năm trước, xe tăng bơi hạng nhẹ Liên Xô PT-76 đến nay vẫn còn có thể gặp trong kho vũ khí nhiều nước trên thế giới. PT-76 nổi tiếng được coi là mọt trong những loại xe tăng tham chiến miệt mài nhất sau Thế chiến II, ví dụ, các xe tăng PT-76 cũ của lính thủy đánh bộ Nga trong biên chế bộ đội nội vụ Nga đã trải qua cả hai cuộc chiến tranh Chechenya.

“Chiếc xuồng lắp pháo” này đã được xuất khẩu sang gần 30 nước, trong đó có Việt Nam vào năm 1960. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên nhận được PT-76, nhưng chỉ sử dụng chúng trong thực chiến 8 năm sau khi nhận vào trang bị.
 
Thực tế chiến tranh cho thấy, PT-76 chống chịu rất tốt đạn rocket chống tăng sử dụng một lần М72. Nhưng khi bộ chỉ huy Việt Nam tung các xe tăng này vào các cuộc tấn công vỗ mặt vào các trận địa của quân Mỹ và ngụy thì PT-76 chịu tổn thất rất cao.
 

Quân đội Việt Nam cũng đã sử dụng các xe tăng này trong cuộc xung đột ở Campuchia. Và hiện nay, theo các đánh giá khác nhau, trong quân đội Việt Nam có gần 300 xe tăng bơi này. Thật khó nói bao nhiêu chiếc trong số đó ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhưng một phần các xe PT-76 đang được sử dụng trong lục quân và hải quân đánh bộ.

Dĩ nhiên là nay trong các cuộc tập trận, có thể thấy những thứ thật khó tưởng tượng vào đầu những năm 1990. Bộ đội Việt Nam được trang bị súng bộ binh tối tân do Israel sản xuất, với sự yểm trợ của các xe tăng cựu binh Liên Xô công kích trận địa của kẻ thù giả định.
 

Hiện nay, nhờ kinh tế phát triển và trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với nước ngoài, Việt Nam đang tiến hành hiện đại hóa quân đội quy mô lớn. Tất nhiên ưu tiên trước hết là mua sắm vũ khí không quân, hải quân và phòng không. Hiện chưa đến lượt thay thế hàng loạt lực lượng xe tăng-thiết giáp lạc hậu, mặc dù Nga đã xây dựng một số phương án hiện đại hóa PT-76 dành cho các nước, trong đó có Việt Nam. Nhưng các mẫu đề xuất vẫn chỉ là các mẫu thử nghiệm.
 
Có thể dự đoán rằng, Việt Nam trong những năm tới sẽ vẫn quyết đổi mới xe tăng, thiết giáp của mình và sẽ cần một số lượng đáng kể xe tăng bơi.
Công nghiệp quốc phòng Nga trong trường hợp này có thể chào hàng biến thể cải tiến của xe diệt tăng Sprut-SD vốn được trang bị và bơi rất tốt.
 

Hơn nữa, trong các đối thủ cạnh tranh của Nga, không ai có gì có thể đưa ra chào hàng với Việt Nam. Tất cả những gì họ có thì đắt hoặc trang bị vũ khí kém và hoàn toàn không bơi được. Dĩ nhiên, đó là nếu không nói đến các xe tăng mới của Trung Quốc, nhưng Việt Nam thì sẽ không đời nào mua xe tăng Trung Quốc.

Như đã nói ở trên, các hãng công nghiệp quốc phòng Nga từng đưa ra một số phương án hiện đại hóa PT-76.  Công ty chế tạo máy đặc biệt và luyện kim đưa ra phương án hiện đại hóa với sáng chế RU 81307U1, theo đó chỉ giữ lại thân xe PT-76. Biến thể nâng cấp PT-76 được trang bị pháo cao tốc, tên lửa có điều khiển và có khả năng chống lính bắn tỉa.

Xe được lắp tháp mới gắn 1 pháo tự động 57 mm, 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet, 1 súng máy 12,7 mm Kord và 1 súng phóng lựu tự động AG-30. 

Thay cho các thiết bị ngắm thô sơ của PT-76, nay module chiến đấu được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa tối tân.
 

Hệ thống này gồm máy ngắm quang-ảnh nhiệt của xạ thủ và máy ngắm toàn cảnh của trưởng xe. Xe tăng có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu ban đêm và ban ngày, trong mọi thời tiết, bất kể có nhiễu nhân tạo hay tự nhiên.

Hệ thống điều khiển hỏa lực này cũng có thiết bị tự động bám mục tiêu truyền hình ảnh nhiệt, giúp đơn giản hóa nhiều công việc của trưởng xe và xạ thủ, ví dụ như tự động dẫn tên lửa chống tăng. Độ chính xác cám tăng lên 4-6 lần.

Cũng có tin nói về khả năng lắp thiết bị phát hiện khí tài quang cho xe. Nhờ thiết bị chống bắn tỉa này, có thể dễ dàng càn quét các khu vực khỏi các tay súng bắn tỉa ngụy trang tốt.

Pháo được trang bị máy máy đạn tự động và có tốc độ bắn 120 phát/phút, cơ số đạn gồm 70 viên đạn tạo mảnh-vạch đường và xuyên giáp-vạch đường. Pháo này có khả năng tiêu diệt tăng chủ lực ở hình chiếu bên ở cự ly 1 km, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân ở cự ly 2,5 km.

Ngoài các mục tiêu mặt đất, xe còn có thể tiêu diệt mục tiêu bay như trực thăng chiến đấu ở cự ly 4 km. Tên lửa chống tăng có điều khiển trên xe có tầm bắn 5 km và khả năng xuyên giáp 1.200 mm.

PT-76 hiện đại hóa theo phương án này có thể được lắp động cơ 420 mã lực, giúp tăng cơ bản tốc độ hành trình và tốc độ tối đa. Tốc độ vượt vật cản nước dự tính là 14 km/h. Bộ phận vận hành được cải tiến lớn.

Lính thủy đánh bộ Nga từng tỏ ra quan tâm đến phương án hiện đại hóa này vì hiện nay họ không có xe tăng bơi, còn các xe tăng chủ lực Т-72 và Т-80 thì bị rút khỏi biên chế của họ. Nhưng mong muốn này vẫn chưa thành hiện thực.

Hãng Muromteplovoz của Nga cũng đưa ra một phương án hiện đại hóa PT-76 cũng tập trung vào thay thế hoàn toàn vũ khí của xe.
 

Thay cho tháp xe lắp pháo 76 mm và súng máy 7,62 mm, sẽ lắp mudule chiến đấu gắn 1 pháo tự động 30 mm 2А42, 1 súng máy PKM và 1 súng phóng lựu tự động AG-17.

Xe tăng nâng cấp sẽ có hiệu quả diệt mục tiêu cao khi hành tiến nhờ lắp thiết bị ổn định vũ khí điện-cơ hai mặt phẳng.
 
Ngoài ra, khi lắp máy ngắm TKN-4GA, khả năng bắn đêm kể cả ở mọi góc tầm của vũ khí được cải thiện cao. Một ưu thế lớn nữa của giải pháp hiện đại hóa này là việc bố trí cơ số đạn trong một không gian có bọc giáp trong xe.


Kíp xe cũng được bảo vệ chống nhiễm độc khí thuốc nhờ lắp pháo bên ngoài khoang có người.

Nhờ đó, PT-76B cải tiến có khả năng tác chiến chống sinh lực và xe bọc thép nhẹ, mục tiêu bay thấp. Chẳng hạn, súng phóng lựu AG-17 có khả năng tiêu diệt mục tiêu sau vật cản.

Cũng có phương án module chiến đấu được lắp các tên lửa chống tăng Konkurs.
 

Việc lắp động cơ mới YaMZ-7601 công suất 300 mã lực sẽ tăng 40% tốc độ tối đa của xe, còn tốc độ trung bình sẽ tăng 50%. Các thông số tiết kiệm cũng sẽ được cải thiện nên tác động tích cực đến dự trữ hành trình.

Chi phí khai thác, sửa chữa cũng sẽ giảm nên có ảnh hưởng đến chi phí vòng đời vốn sẽ được tăng thêm 15 năm.

Nguồn: Vestnik-rm, 23.12.2011, 10.03.2013, 19.1.2014.

Print Print E-mail Print