Tưởng Giới Thạch không cản trở tàu chiến Trung Quốc đánh Hoàng Sa.
1988: Trung Quốc đánh chiếm đảo ở Trường Sa, Đặng Tiểu Bình OK với Gorbachev rồi!
Gorbachev sẵn sàng hy sinh nhiều thứ để đổi lấy “bình thường hóa” quan hệ với Trung Quốc.
Quân Đài Loan hỗ trợ quân Trung Quốc đánh Trường Sa.
Người Việt Nam hải ngoại có người mừng Trung Quốc đánh Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam du học ở Liên Xô chất vấn, yêu cầu chính quyền Liên Xô can thiệp và định biểu tình phản đối. Vô ích! Họ mặc cả với nhau rồi!
2014: Trung Quốc làm gì ở Biển Đông? Putin có nhượng bộ gì trong bối cảnh Nga bị Mỹ, EU cô lập, quá cần Trung Quốc về mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế?
1979: Việt Nam nghiêng về Liên Xô, Trung Quốc đánh.
Người Việt Nam hải ngoại có người mừng Trung Quốc đánh Việt Cộng.
2008: Gruzia nghiêng về Mỹ, Nga đánh.
2014: Ukraine nghiêng về phương Tây, Nga cướp lại Crimea, có thể đánh.
1945-1946: Pháp quyết chiếm lại Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng. Cuối cùng, vấn đề vẫn phải giải quyết bằng chiến tranh.
1954: Không muốn Việt Nam thống nhất và hùng mạnh, Trung Quốc ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận tạm chia cắt hai miền ở vĩ tuyến 17.
1972-1975: Không muốn Việt Nam thống nhất và hùng mạnh, Trung Quốc cản trở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài học:
1. Đừng để nước lớn mang lợi ích của mình ra mặc cả với nhau sau lưng mình.
2. Đừng nghiêng hẳn về bên nào, đừng ảo tưởng vào lòng tốt của bất cứ kẻ nào, lợi ích của bản thân, của dân tộc là trên hết. Nếu kẻ khác có dã tâm, chỉ nên trông cậy vào sức mình. Israel là tấm gương: quân đội mạnh, vũ khí hạt nhân - hòa bình và vận mệnh do mình quyết định.
3. Học cách ứng xử của người Hán, người Việt Nam nên đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
4. Biểu tình yêu nước không phải xấu, nhưng vô dụng, chẳng giải quyết được vấn đề gì, chỉ “đả đảo” không giữ được biển đảo.
5. Hòa bình phát triển là quý, nhưng không phải là hòa bình bằng mọi giá. Nếu kẻ khác có dã tâm xâm lược thì không tránh được. Muốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh.
Winston Churchill nói chí lý: “Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã và chiến tranh”.
(Đây có lẽ là khảo dị của câu nói của Winston Churchill sau khi Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trở về sau khi ký kết Hiệp ước Munich với Hitler năm 1938: “Ông đã được lựa chọn giữa chiến tranh và ô nhục. Ông chọn sự ô nhục và ông sẽ có chiến tranh”).
Nhân những ngày lễ trọng ngày 30/4 và 7/5 của dân tộc và tưởng nhớ những tiền nhân đã đổ máu xương và hy sinh vì nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tôi muốn nói với những kẻ hậu bối, thiếu trí nhớ đang nói đại khái “giá như” không có kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam đã văn minh, thịnh vượng, hùng cường… rằng lịch sử là lịch sử, không có “giá như” và khuyên họ hãy xem lại câu nói nổi tiếng khác của Winston Churchill:
“Bạn hỏi, mục tiêu của chúng tôi là gì? Tôi có thể trả lời bằng một từ. Đó là chiến thắng. Chiến thắng bằng mọi giá. Chiến thắng bất kể mọi sợ hãi. Chiến thắng, tuy có thể là chặng đường dài và gian khó, vì nếu không có chiến thắng thì không tồn tại”.
Không đánh và không đánh thắng ngoại xâm, nước Việt Nam cũng sẽ không tồn tại. Lịch sử ngàn năm của chúng ta đã như thế và mãi sẽ như thế.