Vietnamdefence.com

 

Xe chiến đấu bộ binh Mỹ sẽ nặng 84 tấn

VietnamDefence - Xe chiến đấu bộ binh Mỹ nặng gần gấp đôi xe tăng T-90 của Nga.

Trong bản đánh giá mới của Cục Ngân sách, Quốc hội Mỹ, có công bố trọng lượng của xe chiến đấu bộ binh mới dùng để thay thế loại xe đã lỗi thời Bradley.

Loại xe chiến đấu bộ binh GCV mới sẽ nặng gấp 1,3 lần xe tăng M1A1 Abrams và gấp 1,8 lần xe tăng Т-90 của Nga.

GCV sẽ có trọng lượng kỷ lục 84 tấn và sẽ là xe thiết giáp nặng nhất trên chiến trường tương lai gần.

Trọng lượng lớn khác thường đó được giải thích trước hết là do yêu cầu bảo đảm mức độ bảo vệ cực kỳ cao trước các loại vũ khí chống tăng. Tuy nhiên, kể cả với trọng lượng lớn như vậy, GCV trông cậy trước hết không phải là độ dày của vỏ thép mà là các hệ thống phòng vệ tích cực điện-cơ công nghệ cao. 

Xe chiến đấu bộ binh Namer của Israel bị chỉ trích vì quá nặng (gần 50 tấn). GCV của Mỹ còn nặng hơn nó 34 tấn

Việc bảo vệ GCV sẽ được bảo đảm bằng nguyên lý “bóng đèn”, theo đó bản thân vỏ giáp sẽ là lớp phòng thủ cuối cùng. Dự kiến, các chức năng bảo vệ chính là: phát hiện sớm mục tiêu nguy hiểm tiềm tàng, hỏa lực phòng ngừa, các hệ thống rải nhiễu, hệ thống phòng vệ tích cực bắn hạ tên lửa hay rocket chống tăng. Chỉ sau đó thì mới đến lượt vỏ giáp vào cuộc ngăn cho đạn chống tăng xuyên thủng phòng ngự. Không loại trừ việc sử dụng hệ thống laser phòng thủ tên lửa, giáp phản ứng nổ thông minh và các robot.

Lục quân Mỹ dự định bắt đầu mua sắm GCV từ năm 2018. Họ dự định mua sắm tổng cộng 1.800 xe với giá ước 13 triệu USD/chiếc và dùng chúng để thay thế hơn 40% đội xe chiến đấu bộ binh Bradley.

Xe chiến đấu bộ binh GCV sẽ chở được 9 lính + kíp xe và được bảo vệ tối đa ở mọi góc độ, kể cả gầm xe.

Trọng lượng lớn của GCV sẽ là vấn đề lớn cho bảo đảm hậu cần và công binh. Việc vận chuyển một xe chiến đấu to và nặng như thế sẽ cực khó, còn để bảo đảm khả năng cơ động, xe phải có động cơ mạnh và xích rộng, điều làm tăng chi phí khai thác. Mặt khác, khả năng bảo vệ mạnh cho phép giảm số lượng xe chiến đấu bộ binh cần thiết và giảm mạnh tốn thất sinh lực, điều đã được chứng tỏ trong chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Nguồn: RND, 21.11.12.

Print Print E-mail Print