VietnamDefence -
Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội lớn hơn, trang bị vũ khí tinh vi hơn. Đây là những gì họ có, những gì họ muốn có, và những gì có ý nghĩa đối với Mỹ.
Ẩn kiếm Năm 2006, Trung Quốc hé lộ một thiết kế máy bay không người lái (UAV) gọi là Anjian (Ẩn kiếm, Dark Sword), nhưng từ đó nó đã biến mất khỏi con mắt công chúng. Các nhà phân tích phương Tây không chắc liệu máy bay này vẫn còn đang được phát triển hay không. Nếu có, những tính năng thiết kế nhất định, chẳng hạn như một động cơ phản lực-không khí dòng thẳng (ramjet) cho thấy đây là một UAV tốc độ cao, có thể làm nhiệm vụ giám sát và tấn công ở xa bờ biển Trung Quốc.
Dù số phận của Dark Sword ra sao, các kế hoạch UAV của Trung Quốc vẫn đầy tham vọng. Mùa hè 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố các kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở ven biển.
|
Ẩn kiếm
|
Dực thủ long I
UAV Dực thủ long I (Pterodactyl I) của Trung Quốc rất giống với UAV Predator của quân đội Mỹ. Dường như, nó được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát thời gian dài, ở độ cao trung bình, và tấn công. Một UAV khác của Trung Quốc là Thăng Long (Soaring Dragon) trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, nó được thiết kế để giám sát trên biển và trinh sát ở độ cao lớn.
|
Dực thủ long I và Thăng long |
J-20
Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Máy bay này được cho là có thể được đưa vào trang bị sau năm 2017.
Các nhà phân tích cho rằng, J-20 được trang bị lớp phủ làm tán xạ sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân. Hiện có rất ít thông tin công khai về chương trình về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện vào tháng 9/2012 của mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà một số nhà quan sát cho là có thể có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay cho thấy, J-20 chỉ là loại đầu tiên trong một loạt các tiêm kích tiên tiến của Trung Quốc.
|
J-20 |
DF-21D
Tên lửa đạn đạo triển khai tĩnh tại là mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương để tiêu diệt bằng đòn tấn công phủ đầu. Các tên lửa cơ động DF-21D phóng từ xe ô tô bệ phóng thì không phải như vậy. Sau khi được phóng lên từ gần bờ biển, tên lửa bay vào vũ trụ rồi quay trở lại khí quển với tốc độ hơn 3.000 dặm/h và lao 1.300 kg thuốc nổ vào mục tiêu. Trung Quốc không đặt cho DF-21D biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã làm như vậy.
|
Tên lửa đường đạn đạo chống tàu DF-21D |
Thần long
Với một trạm không gian đang được xây dựng và các kế hoạch cho một chuyến bay vũ trụ có người lái lên mặt trăng, Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân sức mạnh trên quỹ đạo. Năm 2007, Trung Quốc đã phô trương các tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết bị loại bỏ, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ.
Hiện nay, họ đang thử nghiệm một phương tiện bay quỹ đạo không người lái quỹ đạo có tên là Thần long (Shenlong). Có thể sánh với máy bay vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ, Thần long có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo và có tiềm năng mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa các vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia đối địch.
|
Máy bay vũ trụ Thần long
|
Nguồn: Popsci, 12.10.2012.