Vietnamdefence.com

 

Trung Quốc bắt đầu bành trướng toàn cầu?

VietnamDefence - Trung Quốc nói sẽ không trở thành cường quốc bành trường kiểu châu Âu, tuy nhiên, một số chuyên gia dẫn ra nhiều luận điểm chứng minh một cách thuyết phục điều ngược lại.

Một trong những xu hướng thế giới nổi bật nhất trong những năm gần đây là sự biến đổi của Trung Quốc, việc họ trở thành trong mấy chục năm và thậm chí mấy năm một trong những trung tâm thế lực hùng mạnh mà cả thế giới phải tính đến và cuối cùng là vị thế siêu cường mà nước này cuối cùng giành được.

Sự thần kỳ kinh tế của Trung Quốc đã đạt được là nhờ sự tăng trưởng liên tục của kinh tế nước này, giúp họ có khả năng thực hiện tham vọng bành trướng địa-chính trị toàn cầu. Ở cao trào khủng hoảng toàn cầu, cả thế giới ngach nhiên và quan tâm theo dõi cảnh Trung Quốc dễ dàng vượt qua thử thách này.

Và điều đó đã không thể không làm cho cả thế giới còn lại hơi lo lắng, nhất là khi Trung Quốc đang nắm giữ lượng dự trữ tài chính khổng lồ, hoàn toàn đủ để mua lại một phần đáng kể nền kinh tế bệnh tật của phương Tây.

Người đầu tiên chạy ngược chạy xuôi dĩ nhiên là Mỹ. Những tuyên bố mà các nhà lãnh đạo Mỹ gần đây đưa ra nói lên rằng, họ không có ý định nhường chỗ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và nói về sự ưu tiên truyền thống dành cho châu Á-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của họ. Và điều đó không chỉ đơn giản là lời nói. Mỹ đã triển khai một đợt vận động ngoại giao tích cực với các nước láng giềng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, điều đặc biệt đáng quan tâm là sự xích lại gần nhau nhanh chóng giữa Mỹ và Việt Nam, những cựu thù không đội trời chung, cũng như việc nối lại quan hệ Mỹ với Myanmar, quốc gia trước đó bị Mỹ coi là quốc gia bại vong.

Câu hỏi chủ yếu mà toàn thế giới đang cố trả lời là cần trông đợi điều gì từ Trung Quốc do sự phát triển kinh tế bùng nổ và sự tăng cường quân sự mạnh mẽ của họ. Liệu Trung Quốc Trung Quốc có bắt đầu bành trướng khu vực quy mô lớn hay thậm chí toàn cầu hay không? Theo lời của chính người Trung Quốc thì chiến lược đó không đặc trưng cho họ cả về văn hóa và lịch sử, và Trung Quốc sẽ không trở thành cường quốc bành trường kiểu châu Âu. Tuy nhiên, một số chuyên gia dẫn ra nhiều luận điểm chứng minh một cách thuyết phục điều ngược lại.

Một là, việc tăng cường tiềm lực quân sự chưa từng có của Trung Quốc có thể cho thấy khả năng bắt đầu sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc. Mặc dù, ngân sách quốc phòng Trung Quốc chỉ bằng 1/6 ngân sách quốc phòng Mỹ, nhưng khoảng cách giữa hai nước này đang rút ngắn nhanh chóng.
Chỉ trong năm vừa qua, nó đã giảm đi 13%.

Quân đội Trung Quốc là quân đội lớn nhất thế giới về quân số với 2,3 triệu quân, còn nếu tính cả yếu tố Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về dân số thì tiềm lực động viên của Trung Quốc khó mà dừng lại ở con số 300 triệu người (!).

Trong khi sở hữu một lực lượng lục quân khổng lồ, Trung Quốc đã nghiêm túc bắt tay xây dựng một hạm đội hiện đại. Hải quân Trung Quốc hiện đã chiếm giữ vững chắc một trong những vị trí dẫn đầu thế giới về rất nhiều lĩnh vực cơ bản, cũng như về quân số.

Mặc dầu vậy, nói quân đội Trung Quốc có khả năng đối chọi ngang bằng với quân đội Mỹ là còn quá sớm. Bộ máy quân sự Trung Quốc thua kém Mỹ nhiều, trước hết là về chất lượng vũ khí. Sự lạc hậu chủ yếu nhất của Trung Quốc với khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sự gia nhập đầy đủ của nước này vào câu lạc bộ siêu cường là sự tụt hậu của họ trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân.

Theo một số đánh giá, bất kể tất cả những thành tựu kinh tế những năm gần đây, Trung Quốc sẽ mất không chỉ một thập niên nữa để sánh ngang về tiềm lực hạt nhân với Mỹ và Nga.

Dường như, ban lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều đó nên họ đang dựa vào chiến pháp tổ chức đối trọng phi đối xứng. Trung Quốc đang đi theo con đường xây dựng cái gọi là “bộ đội điều khiển học” với nhiệm vụ là tiến hành các cuộc tấn công điều khiển học vào các mạng viễn thông của đối phương nhằm loại khỏi vòng chiến các đầu mối chỉ huy chiến đấu và điều khiển vũ khí.

Được biết, các chuyên gia Trung Quốc về mặt này đã đạt được những thành tựu nhất định. Theo một số thông tin, năm 2003, các hacker quân đội Trung Quốc đã đột nhập các tài nguyên mạng của tập đoàn Lockheed Martin, NASA và các tổ chức quốc phòng trọng yếu khác của Mỹ.

Người ta cho rằng, cuộc tấn công điều khiển học này đã giúp Trung Quốc khám phá những bí mật chính liên quan đến việc sản xuất tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Năm 2007, mạng thư điện tử của Bộ Quốc phòng Mỹ bị đột nhập, các mạng cảu Lầu Năm góc, Bộ Ngoại giao và nhiều bộ khác của Mỹ cũng bị tổn hại.

Vậy là dù hành vi của Bắc Kinh có vẻ yêu hòa bình và thận trọng đến đâu, dù những lý lẽ của các chuyên gia Trung Quốc học về truyền thống yêu hòa bình, không có thiên hướng xâm lược của Trung Quốc có chân thành đến đâu, thì những sự kiện tuy ít, song rất điển hình này cho phép khẳng định chắc chắn rằng, sự can thiệp tích cực của Trung Quốc vào cuộc đối kháng toàn cầu không đơn thuần là đã nổi rõ mà còn đang chạy hết tốc lực, hơn nữa lại ở trình độ công nghệ tiên tiến nhất.

  • Nguồn: Bàn về sự bắt đầu bành trướng toàn cầu của Trung Quốc/ Pavel Pomytki // TW, 16.12.2011.

Print Print E-mail Print