VietnamDefence -
Nga đã thừa nhận gặp những khó khăn trong chế tạo vũ khí trang bị hiện đại. Bộ Quốc phòng Nga đã chi 5 tỷ ruble để phát triển và thử nghiệm máy bay không người lái (UAV), nhưng dự án đã kết thúc thất bại, Thứ trưởng quốc phòng Vladimir Popovkin cho biết. Như vậy, Nga sẽ tiếp tục mua UAV của nước ngoài.
|
Tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp
|
|
Vietnamdefence:
Bị xem nhẹ, sau đó là đầu tư nhỏ giọt, chương trình máy bay không người lái của Nga thất bại thảm hại.
Trong khi Mỹ, NATO, Israel, Trung Quốc triển khai nghiên cứu, mua sắm và;trang bị ồ ạt UAV, kể cả UAV chiến đấu, người Nga đang hì hụi làm lấy một cách chật vật.
Về quân sự, dường như Nga đang tụt hậu cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng họ đang bỏ qua sự hãnh diện để thay đổi - họ đã và sẽ mua UAV của Israel, khí tài ảnh nhiệt của Pháp cho tăng T-90, súng bắn tỉa cho lực lượng đặc nhiệm, ô tô bọc thép của Italia...
|
Dầu các công trình sư Nga đã hết sức chứng tỏ là họ có thể chế tạo UAV hiện đại chất lượng cao nhất, song kết quả chẳng có gì. Cả đống tiền đã bị phung phí, di sản nghiên cứu vũ khí của Liên Xô đã cạn kiệt, còn các mẫu mới thì chật vật ngay tại trường thử nghiệm.
"Năm ngoái, chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm đối với các UAV - bất cứ của ai ở Nga, chúng tôi đã tập hợp lại sau khi lên chương trình thử nghiệm. Không một UAV nào qua nổi chương trình này, 5 tỷ ruble - đó là số tiền đã chi ra", - Tướng Popovkin đau khổ thú nhận ngày 7.4.2010.
Tháng 11.2009, Tư lệnh Không quân Nga Aleksandr Zelin còn phát biểu thẳng thắn hơn về UAV của Nga: "Nhận chúng vào trang bị - đó đơn giản là tội ác". Theo ông, các UAV của Nga hiện không thoả mãn các yêu cầu của Không quân Nga cả về tốc độ, độ cao, khả năng bay tự hoạt lẫn độ phân giải của máy móc theo dõi.
Vì thế, Nga buộc phải mua UAV của nước ngoài. Tnáng 6.2009, Nga đã mua của Israel 12 UAV trị giá 53 triệu USD. Sau đó, bắt đầu đàm phán mua thêm 1 lô UAV trị giá 100 triệu USD. Nhưng những con số này chẳng là gì so với các nước khác. Quân đội Mỹ đã sử dụng riêng ở Iraq hơn 700 UAV các loại.
Trận đánh hiệp đồng quân-binh chủng từ lâu đã không còn là sự xung đột quy mô của những lượng người lớn, còn thắng lợi trong các cuộc đối đầu ở cấp tiểu đoàn và đại đội phụ thuộc vào trình độ trang bị kỹ thuật không ít hơn phụ thuộc vào sự thuần thục của binh lính. Và nếu như về vũ khí, Nga hiện đang cạnh tranh ngang bằng với quân đội các nước hàng đầu thế giới thì về bảo đảm các loại phương tiện kỹ thuật bảo đảm chiến đấu cho cấp trung đội và đại đội thì Nga tụt hậu rõ rệt. Vẫn các UAV như Reis, Strizh, Reis-D, Stroi, Stroi-P hiện diện trong trang bị, nhưng chúng đã lạc hậu nhiều rồi.
Hơn nữa, Nga không chỉ gặp vấn đề với UAV. Ông Popovkin nhắc đến việc đàm phán mua các tàu sân bay trrực thăng Mistral đang tiếp diễn vì Nga không có các công nghệ đó. Trị giá thương vụ này sẽ là 400-500 triệu euro. Theo ông, quyết định mua Mistral được đưa ra xuất phát từ việc phân tích các mối đe doạ quân sự, ví dụ như vấn đề tranh chấp quần đảo Kuriles với Nhật Bản chưa được giải quyết, khu vực đặc biệt Kaliningrad mà Nga không có đường giao thông trực tiếp. Nếu không có tàu kiểu Mistral, Nga sẽ phải triển khai các lực lượng quân đội tại Sakhalin và các hòn đảo phía Bắc Kuriles, duy trì ở đó hàng ngàn binh lính và sĩ quan cùng vũ khí trang bị.
Các tàu loại này hiện công nghiệp quốc phòng Nga không sản xuất được, nhưng Nga hy vọng mua được cả tàu lẫn công nghệ đóng tàu, Popovkin nhấn mạnh. Ông cho biết vấn đề không chỉ là 1 con tàu mà mấy con tàu sẽ được đóng theo công nghệ Pháp tại các xưởng đóng tàu Nga. Bộ Quốc phòng Nga muốn có 4 tàu Mistral: 1 tàu mua ở dạng đóng sẵn, 3 tàu đóng tại Nga theo giấy phép của Pháp.
Tuy nhiên, theo ông Popovkin, Nga sẽ không bao giờ mua các linh kiện nhập khẩu cho vũ khí chiến lược. Trong danh mục cấm mua của nước ngoài có lực lượng tên lửa chiến lược, lực lượng phòng thủ chiến lược, tên lửa Iskander, vũ khí chính xác cao.
- Nguồn: Các máy bay không người lái của chúng ta cuối cùng cũng không bay được / Yekaterina Yevstigneyeva // bigness, 8.4.2010