Vietnamdefence.com

 

Máy bay Trung Quốc tàng hình nhất vì… không tồn tại?

VietnamDefence - Truyền thuyết về việc sắp tới ở Trung Quốc sẽ xuất hiện máy bay tiêm kích thế hệ 5 được báo chí loan truyền từ lâu.

Một tấm ảnh giả làm bằng máy tính
nói là ảnh thật chụp máy bay tàng hình của Trung Quốc

Năm 2008, Trung Quốc tuyên bố không chính thức rằng, mùa hè năm 2007 họ đã bắn hạ máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ F-22A Raptor. Loại máy bay tiêm kích chế tạo theo công nghệ Stealth (tàng hình), đắt tiền nhất thế giới (đơn giá hơn 300 triệu USD).

Trận đánh được phỏng đoán diễn ra trên eo biển Đài Loan, khi F-22А tình cờ bay vào không phận Trung Quốc. Trung Quốc dường như đã sử dụng 1 biên đội Su 30МКК để “cắt rời các máy bay khác của không quân Mỹ khỏi chiếc máy bay vi phạm”. Chiếc Raptor bị hạ rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc, sau đó người Trung Quốc đã tháo rời từng bộ phận của nó và trên cơ sở thông tin thu được, đang chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ 5 của mình.

Có phải trẻ con?

Quả thực là mùa hè năm 2007, Mỹ đã điều động 12 máy bay F-22A từ California sang căn cứ Kadena ở Nhật Bản. Căn cứ này cách Đài Loan gần 1000 km và Raptor đã có khả năng bay đến đó. Bởi vậy, về lý thuyết, có thể giả thiết rằng, chiếc máy bay Mỹ bay lạc bị bắn rơi trong một trận đánh bất ngờ. Nhưng cũng có những nghi ngờ.

F-22A được trang bị hệ thống đạo hàng hiện đại, trong đó có cả hệ đạo hàng vệ tinh. Phải có điều gì đó hoàn toàn đặc biệt xảy ra thì phi công mới không phát hiện ra là máy bay của anh ta đã bay sâu vào lãnh thổ nuwocs khác và nhanh chóng bị tấn công bởi các máy bay tiêm kích của đối phương. Chẳng lẽ tay phi công Mỹ ngủ quên? Chẳng lẽ hệ thống phòng vệ của máy bay bị tắt đi? Còn người Trung Quốc lại phản trắc tới mức lập tức tấn công trực diện chiếc F-22A bằng tên lửa mà không cảnh báo trên các tần số quy định?

Kể cả thời chiến tranh lạnh thì các máy bay bị lạc cũng không ngay lập tức bị bắn hạ. Nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang là quá lớn. Dĩ nhiên là nếu kẻ địch có láo xược xâm nhập vào nội địa đất nước thì thường bị bắn hạ lập tức, đôi khi còn dùng máy bay đâm thẳng vào.

Cũng không thể hiểu nổi, bằng cách nào mà các mảnh vỡ của máy bay có thể rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc khi máy bay bay cách eo biển Đài Loan mấy chục dặm. Dựa trên thực tế là bất kỳ phi công không quân Mỹ nào từ thời chiến tranh Triều Tiên luôn cố gắng đưa máy bay bị bắn trúng ra biển. Ở đó, anh ta sẽ được quân mình cứu thoát vì đơn vị cứu hộ trên biển của Mỹ hoạt động rất tốt.

Giả thiết về việc chiếc Raptor bị Trung Quốc ép hạ cánh bắt buộc lại còn khó tin hơn nữa F-22A là máy bay đánh chặn cao tốc mà khi bay với tốc độ tối đa ở chế độ tăng lực sẽ nhanh hơn J-10A, và gần với Su-30МКК, còn khi bay với tốc độ hành trình thì bay nhanh hơn J-10A và Su-30MKK. Bởi vậy, “quây kín” F-22A và ép nó hạ cánh là không thực tế. Nó sẽ dễ dàng thoát chạy. Ở đây cần có các máy bay tiêm kích siêu tốc MiG-31 – khi đó F-22A không thể chạy thoát. Nhưng các máy bay MiG này Trung Quốc không có.

Máy bay Stealth của Nga

Ngày 5.1.2010, tờ báo uy tín của Ấn Độ Business Standard đã đăng bài về máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga Т-50. Theo các nhà báo Ấn Độ, cuối năm 2009, đoàn Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã được xem một máy bay T-50 của hãng Sukhoi trên một sân bay Nga. Theo lời một sĩ quan không quân Ấn Độ cao cấp, khi nhìn thấy chiếc máy bay, ông như bị điện giật và ngờ vực sờ tay lên chiếc máy bay. Đó quả thực là máy bay tiêm kích Т-50.

Dựa vào di sản của “anh cả”

Ngành chế tạo máy bay phản lực Trung Quốc được xây dựng nhờ sự hỗ trợ trực tiếp của Liên Xô. Từ những năm 1950, Trung Quốc đã được chuyển giao các công nghệ, tài liệu thiết kế, được cung cấp các thiết bị và xây dựng các nhà máy để sản xuất máy bay tiêm kích.
Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay tiêm kích J-10 vào cuối thập kỷ 1970. Ban đầu, người ta vẽ các bản vẽ giống như máy bay Viggen của Thụy Điển. Nhưng họ không đủ kinh nghiệm, trong khi quan hệ với Liên Xô đã đổ vỡ. Mỹ cũng không sẵn lòng chia sẽ bí mật chế tạo máy bay. Bởi vậy, Trung Quốc cầu cứu Israel giúp đỡ - nước này chớp ngay cơ hội kiếm tiền.

Quan hệ của hai bên đến việc Israel chuyển giao cho Trung Quốc toàn bộ tài liệu thiết kế máy bay tiêm kích Lavi vào năm 1994. Trước đó, quan hệ Nga-Trung cũng đã bình thường hóa. Những chiếc máy bay Su-27SKK đầu tiên bắt đầu được cung cấp cho Trung Quốc và người Trung Quốc đã tận mắt thấy “ông vua không trung” trên thực tế phải như thế nào. Trung Quốc bí mật lôi kéo các chuyên gia Nga tham gia dự án. Công việc liền chạy. Cuối cùng, Trung Quốc nhận được một máy bay không phải là tồi - máy bay tiêm kích thế hệ 4 J-10A, thành quả kinh ngạc của sự hợp tác 3 bên Trung Quốc-Nga-Israel.

Nhưng vấn đề động cơ cho máy bay tiêm kích của mình Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa giải quyết được. Bởi thế, mưu toan sao chép Su-27SКК tạm thời thất bại, trong đó có nguyên nhân “động cơ”. Món hàng nhái Su-27 là J-11B nặng nề, được thực hiện tồi, với các thông số tốc độ và tầm bay thấp. Nhưng bi kịch nhất là động cơ của nó chỉ có dự trữ công tác… 25-40 giờ. Quá ít!

Trong cuộc diễu binh mới đây ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã đưa ra Su-27SKK/J-11A “giả dạng” J-11B, còn một số J-11B thì bay với động cơ Nga.
Nhân đây phải nói rằng, báo chí Trung Quốc không nói với nhân dân Trung Quốc về đóng góp của Nga và Israel vào dự án J-10 của Trung Quốc. Điều đó cũng dẫn đến những đồn đoán khác nhau trong người dân Trung Quốc.

Máy bay tàng hình của Trung Quốc

“Sự say sưa vì thắng lợi” dẫn tới sự xuất hiện của cả đống tin đồn về mẫu chế thử “đang được phát triển, chạy thử, bay thử ” của “máy bay tiêm kích Stealth” J-14 (J-ХХ). Mạng Internet đầy những ảnh máy tính làm giả để tự xưng là ảnh thật của máy bay Trung Quốc.
Hiển nhiên là Trung Quốc đang phát triển một máy bay mới. Phòng quan hệ công chúng của không quân Trung Quốc đã xác nhận thông tin nói rằng, “máy bay tiêm kích thế hệ 4 J-XX” (Trung Quốc gọi thế hệ 5 là thế hệ 4) đang được phát triển dựa trên thiết kế của J 10. Nhưng thực tế thật tàn nhẫn. Vô vàn khó khăn đang chờ đón Trung Quốc trên con đường chế tạo máy bay thế hệ 5.

Một là, Trung Quốc không có động cơ của mình. Mà động cơ công suất mạnh và tiết kiệm, bảo đảm được khả năng bay “hành trình siêu âm” chính là trái tim của máy bay tiêm kích mới. Ngay cả Liên bang Nga vẫn chưa giải quyết rốt ráo được việc chế tạo động cơ máy bay thế hệ 5.

Hai là, Trung Quốc không có radar của mình cho máy bay thế hệ 5. Và việc tự lực chế tạo radar này với tư cách một tổ hợp thiết bị chỉnh thể là nhiệm vụ quá khó đối với Trung Quốc.
Ba là, sơ đồ chế tạo J-10 không thể sử dụng để chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình.

Như vậy, Trung Quốc sẽ lại phải cầu cứu ông láng giếng phương Bắc của mình (Nga), dĩ nhiên là với cả đống tiền. Còn hiện thời thì máy bay Stealth của Trung Quốc là tàng hình nhất vì đơn giản là nó không tồn tại.

Luận cứ lịch sử

Trung Quốc quả thực đã 1 lần ép hạ cánh 1 máy bay Mỹ. Đó là vào năm 2001, khi các máy bay tiêm kích của không quân Trung Quốc đã ép hạ cánh xuống đảo Hải Nam máy bay trinh sát turbine cánh quạt EP-3 của Mỹ cùng phi hành đoàn 24 người. Hồi đó, do va chạm không cố ý, Trung Quốc đã mất 1 máy bay tiêm kích, phi công thiệt mạng.

Chiếc EP-3 sau đó bị người Trung Quốc trong một thời gian dài say sưa “mổ xẻ”. Có tin, các chuyên gia Nga cũng giúp đỡ họ làm việc này. Người Mỹ đã phản đối, nhưng... trước đây, Liên Xô cũng đã từng phản đối Mỹ “mổ bụng” chiếc MiG-25P do tên phản bội Belenko cướp bay sang Nhật. Thực tế thì Mỹ cũng trả lại nguyên vẹn chiếc máy bay cho Liên Xô, còn chiếc EP-3 thì được trả về Mỹ trên chiếc An-124 Ruslan bay thuê. Tổn thất mà Mỹ hứng chịu trong vụ này là hàng tỷ.

Nguồn: Yaroslav Vyatkin, chuyên gia quân sự // AN, 1(191), 14.1.2010.

Print Print E-mail Print