Vietnamdefence.com

 

Vũ khí laser Mỹ lần đầu bắn hạ tên lửa đường đạn

VietnamDefence - Ngày 12.2.2010, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm mẫu vũ khí lắp trên máy bay thử nghiệm YAL-1 ALTB (Airborne Laser Testbed), trước đây còn có tên là ABL (Airborne Laser) tại căn cứ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh không quân (Naval Air Warfare Center Weapons Division Sea Range) của Hải quân Mỹ ở vùng bờ biển miền Trung California.

YAL-1 (Boeing 747-400F mang vũ khí laser) (boeing.com)

Thông cáo báo chí của MDA lưu ý là trong vụ thử hôm nay đã lần đầu tiên tiêu diệt được 1 tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng bằng vũ khí laser trên máy bay.

Trong cuộc thử nghiệm do Cục Phòng thủ Tên lửa (Missile Defense Agency, MDA) của Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành, ALTB đã lần đầu tiên bắn hạ các tên lửa đang  ởgiai đoạn tăng tốc. ALTB là laser hồng ngoại (laser hoá học oxy-iod) có công suất cỡ MW.

Thông cáo báo chí của MDA cho biết, cuộc thử nghiệm hệ thống laser được tiến hành tại căn cứ không quân Point Mugu, ở California của Hải quân Mỹ. Đây là vụ thử thứ hai ALTB.

Theo thông tin của MDA, 1 tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng được phóng đi từ bệ mang cơ động trên biển. Không lâu sau khi tên lửa được phóng đi, vũ khí laser đã được dẫn hướng tới mục tiêu. Hệ thống laser bằng các sensor đã phát hiện tên lửa trong vòng mấy giây và sử dụng tia laser năng lượng thấp để theo dõi mục tiêu. Hệ thống laser trên máy bay ban đầu hội tụ tia laser yếu lên tên lửa, sau đó phát đi một tia laser  thứ hai công suất thấp để đo nhiễu loạn khí quyển, đánh giá ảnh hưởng của khí quyển tới độ chính xác bắn và tính toán tham số hiệu chỉnh bắn sau đó. Sau đó, ALTB phóng vào mục tiêu tia laser công suất siêu mạnh (cấp MW), nung nóng tên lửa đến nhiệt độ tới hạn, phá huỷ cấu trúc tên lửa. Tất cả các thao tác phát hiện, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu được thực hiện trong gần 2 phút từ khi phóng tên lửa.

Một giờ sau vụ thử thứ nhất, quả tên lửa thứ hai được phóng đi từ đảo San Nicolas, cách Point Mugu khoảng 100 km. Tên lửa này thuộc loại nhiên liệu rắn và cũng đã bị tiêu diệt bằng tia laser siêu mạnh. Một vụ thử tương tự nhằm tiêu diệt 1 tên lửa nhiên liệu rắn cũng đã được tiến hành ngày 3.2.2010.

Trên hình minh họa có phần chú giải sai: (Advanced Tactical Laser, ATL) - vũ khí laser chiến thuật tiên tiến - vốn được lắp trên máy bay C-130H cải tiến và dùng để chống mục tiêu mặt đất, mà là ABL (Airborne Laser) lắp trên máy bay Boeing 747 và dùng để chống tên lửa đường đạn chiến thuật ở giai đoạn khởi tốc (Đại Việt)


Vũ khí laser trên máy bay được thử lần đầu vào tháng 8.2009. Khi đó, chiếc máy bay cải tiến Boeing 747-400F lắp hệ thống laser cất cánh từ căn cứ không quân Mỹ Edwards. Quả tên lửa đã được phóng đi từ đảo San Nicolas, cách căn cứ không quân khoảng 300 km.

Trong khi bay, các hệ thống trên khoang của máy bay Boeing 747 đã phát hiện được tên lửa, dẫn đường cho vũ khí laser, sau đó hệ thống phóng tia laser ngắn vào mục tiêu. Trong thời gian thử nghiệm, đã kiểm tra khả năng dẫn chính xác vào một mục tiêu bay của vũ khí laser. Tên lửa đã không bị bắn hạ, nhưng các hệ thống trên tên lửa đã ghi nhận tia laser bắn trúng.
 

©  AFP/Airman 1st Class Andrew Lee/US Air Force

ALTB do công-xooc-xi-om của Boeing, Northrop Grumman và Lockheed Martin phát triển. Boeing phát triển biến thể máy bay B747-400F thích hợp để lắp vũ khí laser. Northrop Grumman chế tạo laser, còn Lockheed Martin sản xuất các hệ thống điều khiển chính xác tia laser.

Trong khi đó, Boeing cũng đang phát triển vũ khí laser mặt đất Laser Avenger lắp trên xe ô tô quân dụng Humvee. Boeing đã tiến hành nhiều thử nghiệm laser để kiểm nghiệm khả năng của hệ thống này phá huỷ mìn, tiêu diệt các mục tiêu tĩnh và các máy bay không người lái bay ở cự ly khác nhau.

"Việc sử dụng có tính cách mạng năng lượng định hướng là rất hấp dẫn cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, bởi vì nó mang lại khả năng tấn công nhiều mục tiêu với tốc độ ánh sáng ở cự ly hàng trăm kilomet", - thông cáo báo chí của MDA cho hay.

MDA cũng chú ý đến giá thành tương đối thấp của vũ khí laser chống tên lửa so với các công nghệ thông thường.

Tháng 9.2009, Thượng tướng Leonid Ivashov, Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị, đã khẳng định rằng, Mỹ có thể thay thế các tên lửa chống tên lửa và radar của hệ thống phòng thủ tên lửa mà họ định bố trí ở Czech và Ba Lan bằng các vũ khí khác, cụ thể là các máy bay mang vũ khí laser.

  • Nguồn: Lenta, Rian, 12.02.2010 

Print Print E-mail Print