Vietnamdefence.com

 

Vũ khí laser chống đạn pháo và tên lửa của Mỹ

VietnamDefence - Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vũ khí laser riển khai trên vũ trụ, máy bay, tàu biển và mặt đất nhằm thực hiện các nhiệm vụ: phòng thủ chống tên lửa, đạn pháo, trấn áp bạo loạn, biểu tình ... (vũ khí phi sát thương). 

Vũ khí laser phòng thủ chống đạn pháo

Mẫu trình diễn công nghệ THEL ACTD

Lục quân (LQ) Mỹ đang tranh cãi về việc có nên đưa hệ thống laser đánh chặn đạn pháo thử nghiệm sang Iraq để kiểm nghiệm trong thực tế hay không. Hãng sản xuất Northrop Grumman muốn LQ Mỹ sử dụng hệ thống laser chiến thuật năng lượng cao THEL (Tactical High Energy Laser) trong chiến đấu tiếp sau những vụ thử thành công mới đây đối với hệ thống này khi nó bắn rơi loạt đạn cối bắn đến. Israel là bên hợp tác phát triển hệ thống THEL, nhưng dự kiến phải đến năm 2007 mới đưa vào trang bị vì thiết bị laser còn phải phát triển thêm.

Riêng radar của hệ THEL đã ở trạng thái hoàn thiện. Năm 2004, Israel đã sử dụng radar của THEL để phát hiện đạn rocket do người Palestine bắn từ dải Gaza và đây đã là đủ để sử dụng radar trong điều kiện chiến đấu. Hệ THEL được thiết kế để bắn hạ các đạn rocket lớn hơn và được chế tạo tốt hơn các đạn rocket Kassam của người Palestine. Hệ thống THEL có thể bám các rocket Kassam nhỏ và bắn hạ chúng bằng laser. Trong khi đó, các vụ thử của Mỹ cho thấy THEL có thể bám và phá huỷ các mục tiêu nhỏ hơn đang bay như đạn cối.

Hệ thống laser và radar có thể bám đồng thời tới 60 mục tiêu (đạn pháo, cối, rocket) và phá huỷ các quả đạn này ở tầm tới 5 km. THEL có thể phá huỷ khoảng 12 mục tiêu/phút với chi phí khoảng 3000 USD/phát bắn. Mỹ và Israel đã phải mất 8 năm và chi phí 0,5 tỷ USD để đưa hệ thống THEL đạt đến trình độ công nghệ cao như hiện nay.

THEL đánh chặn mục tiêu
Ngoài vấn đề kích thước và chi phí của hệ thống THEL, còn có vấn đề tia laser bị suy yếu bởi mây, sương mù, thậm chí là khói nhân tạo. Vì thế hiện chưa có nhiều sự ủng hộ cho việc bắt đầu sử dụng một hệ thống THEL cồng kềnh và đắt tiền ngay vào thời điểm này. Nhưng vào cuối thập kỷ này, một biến thể nhỏ gọn hơn và rẻ tiền hơn của THEL sẽ hấp dẫn hơn và có thể sẽ được đặt mua.

Hiện tại, THEL còn cồng kềnh và không thật sự cơ động. Mỗi hệ thống cần có 6 chiếc xe kéo trở lên để chở radar, tiếp nhiên liệu và thiết bị laser.

MTHEL
Biến thể mới MTHEL (Mobile Tactical High-Energy Laser - hệ thống laser chiến thuật năng lượng cao cơ động) đã được thiết kế, sử dụng 3 xe kéo và đã sẵn sàng cho thử nghiệm. Theo đánh giá của các chuyên gia, MTHEL có thể sẵn sàng cho sử dụng trên chiến trường vào khoảng năm 2011 và chi phí cho việc phát triển tiếp hệ này là 1 tỷ USD nữa. Trong vài năm nữa, các nhà thiết kế có thể chế tạo được một hệ thống MTHEL lắp vừa trên 1 xe ôtô đa năng hạng nhẹ cơ động cao HMWV.

Tại Iraq, một số căn cứ quân sự lớn của Mỹ thường xuyên bị hoả lực cối và rocket tuy không chính xác song gây nhiều thiệt hại bắn phá. Hệ thống THEL có thể được triển khai tại 1 trong các căn cứ này để kiểm nghiệm khả năng chiến đấu thực tế. Tuy nhiên, LQ Mỹ vẫn do dự với việc đưa 1 hệ thống mà họ cho là chưa sẵn sàng cho hoạt động cao điểm đến Iraq.

Vũ khí laser chống tên lửa

ABL

Hiện nay và trong tương lai trung hạn, thành phần bố trí trên mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD của Mỹ sẽ có khả năng chiến đấu hạn chế và chỉ có khả năng đánh chặn những tên lửa đường đạn công nghệ thấp đơn lẻ vốn không có năng lực vượt qua hệ thống NMD ở cấu hình và trạng thái hiện tại.

Đồng thời, Mỹ đang đẩy mạnh hết tốc lực công tác nghiên cứu các thành phần khác của NMD, của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường TMD, cũng như đối với toàn bộ tổ hợp hệ thống phòng thủ tên lửa.

Ngày 3.12.2004, tại trường thử thuộc căn cứ không quân Edwards, bang California, Mỹ, cách Los Angeles khoảng 110 dặm về phía Đông, sau 2 năm tạm dừng, Mỹ đã nối lại các cuộc bay thử đối với hệ thống laser lắp trên máy bay ABL bố trí trên máy bay vận tải Boeing 747-400 (số hiệu YAL-1A).

Máy bay này được trang bị hệ thống điều khiển tia laser cải tiến cho phép phát hiện, theo dõi/bám liên tục các tên lửa đường đạn, tạo và “bơm” năng lượng cho laser sát thương để tiêu diệt hiệu quả các loại tên lửa đường đạn ở giai đoạn phóng/khởi tốc.

Trước đó, máy bay Boeing 747-400 cải tiến lắp thiết bị laser trong vòng 5 tháng (từ tháng 7-12.2002) đã tham gia một loạt các cuộc bay thử nghiệm sau hiện đại hoá nhằm kiểm tra các hệ thống tại căn cứ không quân McConnell, bang Kansas.

ABL

Chuyến bay thử nghiệm ngày 3.12.2004 đã diễn ra trong 22 phút và là chuyến bay mở đầu cho đợt thử nghiệm bay kiểm định máy bay và các hệ thống trên máy bay bắt buộc tiến hành sau mỗi lần hiện đại hoá. Trong gần 2 năm, máy bay YAL-1A đã được hiện đại hoá và được lắp đặt hệ thống điều khiển tia laser cải tiến, do đó Mỹ lại phải tiến hành thử nghiệm.

Chương trình thử nghiệm ngày 3.12.2004 chỉ dừng ở nhiệm vụ cho Boeing 747-400 bay theo hành trình đã định trong phạm vi trường thử không quân và hoàn thành tốt đẹp mặc dù chuyến bay phải rút ngắn hơn dự định. Theo kết luận của các chuyên gia, tất cả các tính năng bay tính toán của máy bay đều được khẳng định.

Các hệ thống sensor kiểm soát bay hoạt động bình thường, nhưng kíp bay đã phát hiện ra trong quá trình làm việc một số “sự dị thường” trong các chỉ số nên đã quyết định quay về căn cứ trước thời hạn để tìm hiểu nguyên nhân sai lệch của các thiết bị kiểm soát.

Sau khi tất cả những trục trặc được khắc phục, chương trình bay thử lại được tiếp tục. Ngày 9.12.2004, máy bay YAL-1A đã bay trên không phận trường thử trong 2 giờ 31 phút và hoàn tất nội dung của chuyến bay bị bỏ dở trước đó. Lần này, đã không xảy ra các hiện tượng “dị thường” trong các chỉ số của các máy móc kiểm soát. Trong chuyến bay ngày 9.12.2004, các chuyên gia phòng thí nghiệm tích hợp hệ thống thiết bị laser đã chuẩn bị vụ thử nghiệm bay thứ hai theo chương trình thử nghiệm đối với thiết bị laser công suất COIL (Chemical Oxigen Iodine Laser) cỡ megawatt (MW) đã từng được dự kiến tiến hành vào đầu năm 2005.

Hệ thống laser ABL gồm có 6 module COIL được tích hợp thành một hệ thống chiến đấu thống nhất lần đầu tiên được thử nghiệm ngày 10.11.2004, khi mà theo kế hoạch thử nghiệm bay, hệ thống đã tạo ra một tia laser proton mạnh.

ABL

Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, tia laser này hoàn toàn có thể tiêu diệt 1 tên lửa đường đạn đang ở giai đoạn khởi tốc, trước khi đầu đạn tên lửa tách khỏi tên lửa - tia laser công suất cỡ MW được hội tụ trong vòng mấy giây tác động đến cấu trúc kim loại và phá huỷ thân tên lửa trong lúc thân tên lửa cũng phải chịu tải trọng nén rất lớn của các động cơ và sức cản của khí quyển.

Hệ thống ABL dùng để triển khai trong cơ cấu hệ thống NMD của Mỹ ở những hướng có xác suất nguy cơ tấn công tên lửa cao nhất vào lãnh thổ và các mục tiêu của Mỹ với tư cách một trong các phương tiện đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đường đạn các loại của các kẻ thù tiềm tàng tại các trận địa phóng, ở giai đoạn khởi tốc, на ở giai đoạn bay trung bình và giai đoạn bay cuối khi tên lửa được phóng đơn lẻ hay phóng loạt.

Qua phân tích thực trạng quá trình nghiên cứu chế tạo và triển khai hệ thống NMD của Mỹ, tình trạng chung của hoạt động xây dựng quân sự và “cải cách cách mạng” đối với lực lượng vũ trang Mỹ, xu hướng cắt giảm ngân sách quân sự năm 2006 và 5 năm tiếp theo, các chuyên gia quân sự cho rằng, trong tương lai ngắn hạn, nhịp độ và quy mô triển khai các thành phần mặt đất và các thành phần cơ bản khác của hệ thống NMD và TMD sẽ giảm xuống và sẽ lại được đẩy mạnh sau khi kết thúc chiến sự ở Iraq.  2005

Print Print E-mail Print