Vietnamdefence.com

 

Cuộc chạy đua vũ khí laser đã bắt đầu

VietnamDefence - Ngày 13/11/2008, hãng Northrop Grumman của Mỹ tuyên bố về việc bắt đầu sản xuất loạt module laser dùng cho mục đích chiến đấu. Cuộc chạy đua vũ khí laser đã bắt đầu.

Mẫu YAL-1 của hệ thống vũ khí laser chống tên lửa ABL (Airborne Laser) lắp trên máy bay Boeing-747
của Không quân Mỹ (Boeing)

Module FireStrike không phải là laser quân sự đầu tiên. Các hệ thống laser được sử dụng trong quân đội từ lâu, như trong máy đo xa laser, hệ thống chỉ thị mục tiêu, liên lạc. FireStrike không phải là laser quân sự đơn thuần mà là laser chiến đấu, dùng để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu nhằm loại khỏi vòng chiến trang bị kỹ thuật và sinh lực đối phương.

Module FireStrike là một laser thể rắn hoạt động liên tục có công suất ánh sáng 15 kW, độ tán xạ của chùm tia là 1,5 giới hạn nhiễu xạ. Thời gian để laser đạt công suất danh định là không quá 0,5 s.

FireStrike được trang bị hệ thống làm lạnh. Hiện chưa có thông tin về loại chất công tác, bước sóng. Có tin có thể nâng công suất của module bằng cách kết hợp chúng lại có thể tăng tuỳ ý công suất ra.

Việc điều khiển được thực hiện thông qua một giao diện thống nhất của hệ thống điều khiển С2 qua mạng Ethernet. Module đuợc chế tạp thành khối kích thước 30х45х100 cm, kích thước của khối nguồn 23х33х75 cm, khối lượng dưới 200 kg.

Vũ khí laser chiến thuật tiên tiến ATL (Advanced Tactical Laser) lắp trên khoang máy bay C-130H của Mỹ (defencetalk.com)

Thông tin về triển vọng và hình thức ứng dụng chiến đấu của laser chưa được nêu, nhưng dựa vào thông tin được dẫn ra, có thể có một số kết luận. Công suất 15 kW không đủ để tiêu diệt hiệu quả kỹ thuật chiến đấu, nhất là xe bọc thép, máy bay có và không người lái, chứ chưa nói đến tên lửa và đạn pháo.Song việc sử dụng laser này có thể làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của đối phương vì nó có thể làm đối phương mất khả năng nhìn cả về nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này.

Các hoạt động tác chiến trên bộ và không chỉ trên bộ đòi hỏi phải tiến hành trinh sát và theo dõi bằng mắt với đối phương. Việc theo dõi đó có thể tiến hành trực tiếp bằng mắt thường, có sử dụng khí tài quang học khuếch đại, các thiết bị cảm biến và sensor trên mặt đất, trên không và trên vũ trụ.

Tất cả đều phải có tiếp xúc bằng mắt trực tiếp với đối phương. Bức xạ 15 kW của laser có thể làm người bị mù vĩnh viễn, loại khỏi vòng chiến và cảm biến và sensor, “làm mù” dù là tạm thời máy bay trinh sát hay vệ tinh do thám của địch. Một kẻ địch bị mù sẽ không còn khả năng chiến đấu.

Mẫu trình diễn công nghệ THEL ACTD
của vũ khí laser chiến thuật năng lượng cao THEL (Tactical High Energy Laser)

Tháng 7/2008, hàng chục khách thăm show diễn Akvamarin ở tỉnh Vladimir  của Nga đã trở thành nạn nhân của một laser công suất không phù hợp được dùng để tạo hiệu ứng hình ảnh. Nhiều nguời đã bị mất hoàn toàn thị lực hoặc mất một phần thị lực có nguy cơ không thể cứu vãn. Các laser bán đầy trên thị trường có công suất 500, 100, 200, 250 và 300 mW hoạt động ở bước sóng 532 nm (ánh sáng xanh) có kích thước 1 chiếc bút máy và có thể dùng 1 bộ pin hoạt động liên tục đến 2 giờ.

Laser công suất 300 mW có thể từ khoảng cách xa đốt cháy 1 quả bóng bay hay một tấm nhựa, đốt cháy điếu thuốc lá, nhưng nguy hiểm nhất là khi chiếu vào mắt, bức xạ laser lập tức “làm cháy” võng mạc - lúc đó sẽ không thể khôi phục thị lực. Bức xạ laser có tác động như thế với cơ quan thị giác là do cấu tạo của mắt. Thuỷ tinh thể hội tụ bức xạ ánh sáng lên bề mặt tiếp nhận ánh sáng là võng mạc. Các phương tiện bảo vệ mắt trước bức xạ laser hiện đã được sản xuất, nhưng kinh nghiệm cho thấy, các phương tiện phòng vệ biên chế không phải lúc nào cũng được sử dụng kịp thời.

Sử dụng một laser như vậy vào mục đích chiến đấu sẽ khó được coi là nhân đạo vì nó còn kinh khủng hơn nhiều mìn sát thương. Nhưng việc Northrop Grumman đẩy mạnh phát triển vũ khí laser cho thấy laser chắc chắn sẽ xuất hiện trong quân đội Mỹ.

  • Nguồn: rnd.cnews.ru

Print Print E-mail Print

Các tin khác