Vietnamdefence.com

 

Trung Quốc sao chép J-15 như thế nào

VietnamDefence - Trung Quốc đã bắt tay đóng tàu sân bay thứ hai. Năm 2011, họ tiết lộ về tiêm kích trên hạm mới J-15 khoe là tự phát triển, nhưng lại giống kỳ lạ với Su-33 của Nga.



“Các tàu sân bay Liên Xô đã được đóng theo nguyên tắc cho máy bay cất cánh từ boong tàu hoàn toàn khác nên hình dáng các tàu này rất khác các tàu sân bay Mỹ. Trên các tàu sân bay Liên Xô, máy bay cất cánh bằng cách “tự chạy”, tức là máy bay ở chế độ tăng lực đơn giản cất cánh từ boong tàu mà không hề có các hệ thống tăng tốc khác hỗ trợ.

Mặt vát hay cầu bật ở phần mũi boong tàu bổ sung gia tốc, giúp đưa máy bay vọt lên không. Dĩ nhiên, máy bay tiêm kích phải có các tính năng cho phép thực hiện thao tác phức tạp này. Ở Liên Xô, máy bay đó đã được chế tạo và hiện nó đang có mặt trong biên chế - đó là Su-33”, một chuyên gia quân sự viết.

J-15

Tiếp đó bắt đầu một câu chuyện ly kỳ như trinh thám. Vào cuối thập kỷ 1990, Trung Quốc đề nghị Nga bán cho họ dăm chục chiếc Su-33. Sau đó, số lượng đặt hàng dần giảm xuống cho đến khi còn có 2 máy bay. Vài máy bay không thể trang bị cho một tàu sân bay, nên dễ đoán ra Trung Quốc muốn mua 2 chiếc Su-33 để làm gì.

Nga từ chối. Thế là Trung Quốc chuyển sang làm việc với Ukraine và dễ dàng thỏa thuận mua được T-10K, một trong các mẫu chế thử của Su-33 và một số tài liệu đi kèm. Thương vụ đã thực hiện trót lọt.

Hiện nay, người Trung Quốc so sánh Su-33 với J-15 và khoe rằng, máy bay của họ hiện đại hơn nhiều. Ví dụ, J-15 bay nhanh hơn 200 km/s, có thể tiêu diệt mục tiêu mặt đất và có thiết bị điện tử trên khoang tiên tiến hơn. Nhưng đó không phải là toàn bộ sự thật.

J-15

Một là, người Trung Quốc đã không cách nào làm nhái ra được các động cơ tốt - những động cơ của họ lắp trên J-15 chỉ có tuổi thọ vẻn vẹn 200 giờ. Bởi vậy, Trung Quốc buộc phải mua một số lượng lớn động cơ của Nga.

Hai là, Su-33 là một máy bay đã cũ, so sánh một máy bay hiện đại với nó là không trung thực. Nó có thể trang bị thiết bị avionics như thế nào một phần tư thế kỷ trước? Đúng hơn là so sánh với tiêm kích trên hạm mới của Nga là MiG-29K.

“MiG-29K và J-15 khác nhau nhiều ngay về các thông số trọng lượng-kích thước: trọng lượng cất cánh tối đa của tiêm kích Trung Quốc lớn hơn gần 1,5 lần so với máy bay Nga. Trong khi đó, MiG-29K có hệ thống thiết bị trên khoang hiện đại, mức trang bị lực đẩy cao (hơn 1 đơn vị ở trọng lượng cất cánh thông thường) và khả năng sử dụng các vũ khí không đối diện có điều khiển.

Như vậy, máy bay Nga đã có mọi ưu thế mà người Trung Quốc khoe khoang khi so sánh máy bay mới của họ với máy bay cũ của Nga”, một chuyên gia khác là ông Kirill Ryabov viết.

Nói chung, máy bay Nga vẫn mahj hơn, nhưng người Trung Quốc thì làm nhái rất tài, lại có rất nhiều tiền để hiện thực hóa những ý tưởng điên rồ nhất.
 
Su-33

Chi phí đóng một tàu sân bay hiện đại trang bị động lực hạt nhân là 4-6 tỷ USD. Chi phí duy trì một tàu sân bay (chưa tính tiền lương của thủy thủ đoàn và lực lượng trên tàu) là hơn 10 triệu USD/tháng. Trung Quốc vẫn thừa sức chi những khoản đó.

Điều đáng quan tâm nhất là kế hoạch đóng tàu sân bay của Trung Quốc. Bởi vì chính việc sở hữu một số lượng đủ lớn các cụm tàu sân bay chiến đấu là một dấu hiệu cho thấy một quốc gia đang định tác chiến ở gần bờ biển nước khác, chứ không phải gần bờ biển của mình.

Các quốc gia sở hữu tàu sân bay trên thế giới

Trong biên chế (dự bị)
Đang đóng
Mỹ
11 (1)1
Anh
1 (1)2
Italia
2
0
Tây Ban Nha
1 (1)
0
Ấn Độ
2
1
Pháp1
1
Nga
1
0
Brazil
1
0
Thái Lan
1
0
Trung Quốc
1
1



 





Nguồn: Stockinfocus, 3.2.2015.

Print Print E-mail Print