Vietnamdefence.com

 

7 siêu đại pháo

VietnamDefence - Từ Tiểu David đến Condensator.

Siêu pháo Dora

Trong quân đội, kích thước luôn đã và đang có ý nghĩa. Có lẽ, loại xe tăng lớn nhất không phải là cơ động nhất, còn loại máy bay ném bom lớn nhất không phải là hiệu quả nhất, nhưng không được quên tác động tâm lý của chúng đối với kẻ thù. Dưới đây là 7 loại pháo lớn nhất thế giới.


Little David

Thời Thế chiến II, người Mỹ đã chế tạo pháo cối Little David mà đến nay vẫn được coi là loại pháo có cỡ nòng lớn nhất thế giới (914 mm). Ban đầu, người ta đã chế tạo một mẫu đã giúp thử nghiệm các loại bom không quân mới vốn kích thước liên tục được tăng lên. Bởi vậy mà các nhà thiết kế nảy sinh ý tưởng sử dụng các pháo này để tấn công các hòn đảo Nhật Bản, nơi quân đội Mỹ đã dự kiến sẽ vấp phải các công trình phòng thủ kiên cố của đối phương.
Little David tại trường thử Aberdeen

Vụ thử đầu tiên diễn ra mùa thu năm 1944. Little David đã đẩy một quả đạn nặng hơn 1,5 tấn đi xa 9.500 m. Hố đạn do quả đạn tạo ra sâu tới 4 m và có đường kính 12 m. Còn việc Little David giống như bất cứ nào đã không có độ chụm xạ kích mong muốn lại là chuyện khác. Ngoài ra, việc chuẩn bị bắn đã khiến người ta mất khoảng 12 giờ. Ban đầu, cần phải chuẩn bị nền đất cho khẩu cối khổng lồ với cái nòng dài 8 m vì toàn bộ kết cấu của nó nặng 82 tấn. Khẩu pháo được di chuyển bằng các xe tăng đầu kéo.

Kết quả là người ta quyết định vứt bỏ Little David. Khẩu cối này cuối cùng cũng chỉ có độc bản. Năm 1946, dự án đã bị đóng lại.

Pháo Vua

Trong số các khẩu pháo Trung cổ, ở đây chỉ nói đến Pháo Vua (Tsar-Pushka) cỡ 890 mm của Nga. Nói một cách chặt chẽ thì đây không thể gọi là pháo vì nó có chiều dài nòng 40-80 lần cỡ (Thời Trung cổ, các vũ khí nòng trơn có nòng dài từ 20 lần cỡ được gọi là pháo.) Nòng của súng phóng bom có chiều dài 5-6 lần cỡ, của pháo cối - không dưới 15 lần cỡ, của lựu pháo - từ 15-30 lần cỡ.

Pháo Vua. Thế kỷ XIX (wikimedia)

Khẩu pháo này do nghệ nhân Andrei Chokhov người Nga đúc ra vào năm 1586 là một súng phóng bom điển hình, có trọng lượng 2400 pud (tức là gần 40 tấn).

Những quả đạn bằng gang và giá pháo bằng cang đến nay vẫn chỉ làm chức năng trang trí. Vào thế kỷ XVI, người ta bắn bằng đạn đá. Nếu nạp đạn gang cho pháo và bắn đi thì nó sẽ xét tan khẩu pháo thành từng mảnh.

Kết quả là người ta quyết định vứt bỏ Little David. Khẩu cối này cuối cùng cũng chỉ có độc bản. Năm 1946, dự án đã bị đóng lại.

Các chuyên gia nghiêng về ý kiến cho rằng, Pháo Vua chưa từng bắn bao giờ và nó chỉ được lắp đặt chỉ để hăm dọa các sứ giả người Tatar Crimea.

Schwerer Gustav và Dora

Hai khẩu pháo Dora và Schwerer Gustav khổng lồ do người Đức chế tạo vào năm 1941. Chúng có chiều cao bằng ngôi nhà 4 tầng và nặng 1.344 tấn. Chúng di chuyển bằng đường sắt, nên hạn chế rất nhiều khả năng sử dụng pháo. Bình thường, chúng đến được nơi triển khai khi mà chiến sự ở đó đã chấm dứt. Hai pháo này có chiều dài 30 m, cỡ nòng 800 mm, tầm bắn 25-40 km.

Toàn bộ hệ thống di chuyển trên 5 đoàn tàu hỏa. Đó là trên 100 toa xe. Hơn 4.000 người là đội ngũ phục vụ, trong đó có 40 gái điếm đến từ nhà thổ.

Dora đã được phát xít Đức sử dụng khi vây hãm Sevastopol vào năm 1942. Không quân Liên Xô đã gây tổn hại cho khẩu pháo này, sau đó nó được chuyển đến gần Leningrad nhưng nằm đó, chẳng có việc gì làm.

Năm 1944, Dora đã bắn 30 quả đạn khi quân phát xít nỗ lực đàn áp cuộc khởi nghĩa Varsava. Khi tiếp tục rút lui, bọn phát xít đã phá nổ cả 2 khẩu pháo vào năm 1945.

Cối Karl

Một trong những khẩu cối tự hành lớn nhất thế giới là cối Karl (Karl-Gerät) có cỡ 600 mm. Khẩu cối này được chế tạo vào cuối thập niên 1930, lắp trên khung gầm xích, cho phép nó tự di chuyển, nhưng tốc độ không quá 10 km/h. Vỏ giáp làm tăng trọng lượng của hệ thống lên đến 126 tấn. Để bảo đảm độ vững chắc, khi bắn, khung gầm hạ tỳ bụng lên mặt đất. Để làm việc đó phải mất không quá 10 phút, để nạp đạn lại cũng mất chừng ấy thời gian. Cối có tầm bắn đến 6.700 m.

Cối tự hành Karl 600 mm (wikimedia)

Đức đã chế tạo tổng cộng 6 khẩu cối tự hành Karrl. Chúng được sản xuất để tham gia chiến dịch đánh Pháp, nhưng chiến dịch này kết thúc quá nhanh. Được biết, cũng như pháo Dora, các cối tự hành Karl cũng đã được phát xít Đức sử dụng để bắn phá Sevastopol.

Cuối cùng, quân đồng minh chiếm được 2 khẩu, quân Liên Xô - 1 khẩu, còn 3 khẩu còn lại bị chính quân Đức phá hủy.

Cối Big Bertha gắn mỏ neo

Trọng pháo lớn nhất thời Thế chiến I là Big Bertha của Đức. Khẩu cối này có cỡ 420 mm, tầm bắn 14 km, có khi bắn xuyên được lớp bê tông dày 2 m. Hố đạn phá của nó có đường kính hơn 10 m. Các đạn tạo mảnh phóng ra 15.000 mảnh đạn bay xa đến 2 km. Để nạp đạn lại, mất khoảng 8 phút. Tổng cộng đã chế tạo 9 cối Big Bertha vốn được mệnh danh là “sát thủ pháo đài”.

Điều thú vị là khung của pháo được gắn với một mỏ neo lớn. Trước khi bắn, khẩu đội chôn sâu mỏ neo xuống đất. Mỏ neo tự gánh lấy lực giật hậu khủng khiếp của khẩu cối.

Lựu pháo Saint-Chamond

Một trong những pháo đường sắt đầu tiên vào năm 1915 là lựu pháo Saint-Chamond của Pháp. Pháo này có cỡ 400 mm và tầm bắn 16 km. Pháo bắn đạn nổ phá nặng hơn 600 kg. Trước khi bắn, tọa xe bệ pháo được gia cố bằng các trụ đỡ bên. Chúng giúp bảo vệ tránh cho các bánh xe bị biến dạng. Ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, hệ thống pháo này nặng 137 tấn.

Khẩu pháo gieo kinh hoàng Kondensator

Pháo 2A3 Kondensator tại Viện Bảo tàng trung ương quân đội Nga (wikimedia)

Năm 1957, tại cuộc duyệt binh trên Hồng trường, pháo tự hành Kondensator của Liên Xô đã ra mắt thế giới. Pháo có cỡ 406 mm. Khẩu pháo này đã gây ấ tượng không thể phai mờ đối với tất cả những ai trông thấy nó. Tuy nhiên, báo chí nước ngoài vẫn nghi đây là cú tung hỏa mù của ban lãnh đạo Liên Xô. Kondensator nghe nói có thể bắn đạn hạt nhân, điều mà họ xem ra có vẻ giả mạo. Tuy nhiên, đây là vũ khí thực sự và đã trải qua bắn thử tại trường bắn. Pháo có cỡ nòng lớn là vì thời đó nền khoa học Liên Xô chưa tìm ra cách làm đạn pháo hạt nhân nhỏ gọn hơn.

Liên Xô đã sản xuất vẻn vẹn 4 khẩu pháo này. Chúng bắn ngon lành, nhưng lực giật mạnh đến nỗi mỗi lần bắn, pháo Kondensator lại bị hất lùi mấy mét. Ngoài ra, độ chính xác bắn lại phụ thuộc vào công tác chuẩn bị vị trí đặt pháo nên tốn nhiều thời gian. Người ta đã không thể khắc phục được hết các vấn đề nên vào năm 1960, công việc nghiên cứu chế tạo pháo này đã bị đình chỉ.

Nguồn: SP, 24.12.2014.

Print Print E-mail Print