|
FAW-2 (RIA Novosti) |
Ngày 8/9/1944, nước Đức phát xít đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa đường đạn tầm trung (IRBM) FAW-2.
|
Công trình sư: Wernher von Braun Tầm bắn tối đa: 320 km Trọng lượng phần chiến đấu: 800 kg Độ chính xác: 10 km Năm sản xuất: 1943-1945
|
Từ đó, loại vũ khí này đã được sử dụng khá thường xuyên trong các cuộc
xung đột vũ trang. Gần đây nhất là ở Ukraine trong cuộc nội chiến giữa
chính quyền trung ương Kiev với lực lượng ly khai ở miền đông nước này.
Điều thú vị là các tên lửa Tochka-U mà quân đội Ukraine phóng vào các
mục tiêu ở tỉnh Lugansk chính là con cháu trực hệ của FAW-2.
IRBM đầu tiên của Liên Xô R-1 gần như là bản sao chép hoàn toàn của tên lửa nguyên bản của Đức FAW-2. Ngoại trừ một điểm duy nhất: FAW-2 sử dụng nhiên liệu ethanol - hồi đó Đức gặp khó khăn về sản phẩm dầu mỏ.
R-1 được cải tiến để sử dụng dầu hỏa: Liên Xô đã gặp khó khăn với việc sử dụng cồn cho mục đích khác.
Trên cơ sở tên lửa này (phóng lần đầu vào năm 1948), Liên Xô đã chế tạo R-17, được nhận vào trang bị vào năm 1962.
|
Công trình sư: Viktor Makeyev Tầm bắn tối đa: 300 km Trọng lượng phần chiến đấu: 990 kg Độ chính xác: 450 m Năm sản xuất: 1961-1987
|
Với các phần chiến đấu hạt nhân, tên lửa này tồn tại trong trang bị các
lữ đoàn tên lửa của Lục quân Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Warszawa,
còn với đầu đạn thông thường, chúng được cung cấp cho các nước định
hướng XHCN.
Một trong số các nước đó là Ai Cập đã sử dụng R-17 chống
Israel trong cuộc chiến tranh năm 1973.
Tuy vậy, mang lại vinh quang đích thực cho tên lửa Liên Xô này là cuộc
chiến tranh Iran-Iraq năm 1980-1988, khi cả hai bên đều sử dụng nó chống
lại nhau. Iraq đã phóng sang Iran khoảng 600 quả R-17 và hứng chịu
khoảng 100 quả đáp trả.
Chính trong những năm đó, R-17 đã nổi tiếng thế
giới với tên gọi Scud - cái tên mà người Mỹ đặt cho tên lửa này.
|
Công trình sư: Nikolai Mazurov Tầm bắn tối đa: 70 km Trọng lượng phần chiến đấu: 990 kg Độ chính xác: 700 m Năm sản xuất: 1964-1985
|
Trong
chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), R-17 đã được quân Iraq sử
dụng chống quân Mỹ (một quả Scud bắn trúng doanh trại quân Mỹ làm chết
28 lính Mỹ), chống Israel và Saudi Arabia.
Liên Xô cũng đã sử dụng các tên lửa này ở Afghanistan (tiêu hao khoảng 2.000 quả) và trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai.
Hệ thống tên lửa chiến thuật Luna-M cũng đã được Liên Xô bán nhiều ra
nước ngoài. Kết quả là việc sử dụng hệ thống tên lửa này bắn vào lãnh
thổ Kuwait vào đầu chiến dịch lật đổ Saddam Hussein năm 2003. 6 quả tên
lửa này đã làm thiệt mạng 2 binh sĩ và 3 phóng viên.
Cuối cùng, hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật Rochka-U đã lần đầu tiên được quân Nga sử dụng chống quân ly khai Chechnya khi công kích Bamut và trong chiến dịch đặc biệt tại làng Komsomilskoie (2000).
|
Công trình sư: Sergey Nepobedimy Tầm bắn tối đa: 120 km Trọng lượng phần chiến đấu: 484 kg Độ chính xác: 10 m Năm sản xuất: Từ năm 1975 |
Lần tiếp theo Nga sử dụng các tên lửa này trong cuộc chiến tranh với Gruzia vào năm 2008.
Tất cả các trường hợp sử dụng tên lửa đường đạn đều có một đặc điểm: chúng chẳng lấy gì làm hiệu quả lắm.
Kết quả của 2.000 quả tên lửa FAW-2 mà phát xít Đức phóng vào London là 2.700 người chết.
Khi bắn phá Israel vào năm 1991, 40 tên lửa Scud của Iraq làm chết 4 người.
Sát
thương hơn cả là vào tháng 4/1991, 3 quả Scud của Liên Xô rơi xuống một
khu chợ ở Asadabad giết chết 300 người. Nhưng cuối cùng, Liên Xô vẫn
phải rút quân khỏi Afghanistan...