Ở Syria, Nga đã thực hiện một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự chưa từng có và gây sửng sốt đối với thế giới bằng không chỉ các xe tăng-thiết giáp, mà cả các tên lửa đắt tiền, bom có điều khiển và máy bay mang tên lửa chiến lược.
|
Tu-160 (Sergei Ablogin, Airforce) |
Ở Syria, Nga đã thực hiện một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự chưa từng có và gây sửng sốt đối với thế giới bằng không chỉ các xe tăng-thiết giáp, mà cả các tên lửa đắt tiền, bom có điều khiển và máy bay mang tên lửa chiến lược.
Không quân chiến lược
Việc triển khai chiến đấu các máy bay mang tên lửa tầm xa Tu-160 và Tu-95MS là lần chiến đấu ra mắt không chỉ của 2 loại máy bay này mà cả không quân chiến lược Nga (Không quân Tầm xa) nói chung. Đáng chú ý là điều đó xảy ra trong năm kỷ niệm 100 năm thành lập Không quân Tầm xa Nga. Ngay cả Liên Xô trước đó cũng chưa từng sử dụng các máy bay ném bom chiến lược mặc dù từng có nhiều cơ hội và lý do để làm thế. Chiến tranh lạnh và hàng chục cuộc xung đột cục bộ từng nổ ra khắp nơi và Liên Xô đã dễ dàng vung gươm. Nhưng điều đó chưa từng đến tay các máy bay chiến lược.
Thời hậu Xô-viết, những con Thiên nga trắng (biệt danh của Tu-160) và con Gấu (biệt danh của Tu-95MS) của Nga đã được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 17/11/2015. Các máy bay đã được đưa vào cuộc sau khi Putin tuyên bố rằng, vụ máy bay A321 chở các du khách Nga bị rơi là hành động khủng bố. Bay tiếp cận từ Địa Trung Hải, các máy bay Tu-160 và Tu-95 đã phóng thậm chí nhiều tên lửa hành trình hơn Phân hạm đội Caspie đã làm trước đó. Lần sử dụng máy bay chiến lược đầu tiên nhanh chóng được kết tiếp bởi lần thứ hai. Rõ ràng là các máy bay này sẽ tiếp tục tham chiến ở chiến trường Syria. Trận đánh ra mắt của các máy bay ném bom chiến lược Nga gây kinh ngạc cho công chúng.
|
Tu-95 đang được tiếp dầu trên không (photos-albums.com) |
Tu-160 là máy bay phản lực siêu âm lớn nhất và uy lực nhất trong lịch sử hàng không quân sự. Nó được phát triển để đáp trả chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến lược mà sau này gọi là B-1 của Mỹ. Còn máy bay ném bom dùng động cơ cánh quạt Tu-95MS là loại máy bay của Liên Xô tương đương với B-52 Stratofortress của Mỹ. Cùng với kẻ đồng niên Mỹ, Tu-95 đã phục vụ trong gần 60 qua, điều chưa từng có đối với máy bay.
Tính năng
| Tu-160
| Tu-95MS
|
Tổ lái, người | 4
| 7
|
Tải trọng tối đa, tấn | 45 | 25 |
Trọng lượng cất cánh tối đa, tấn | 275 | 185
|
Tầm bay tác chiến, km | 7.300 | 5.000 |
Tốc độ, km/h | 2.230 | 1.000 |
Trần bay, m | 18.000 | 11.500 |
Chiều dài×chiều cao×sải cánh, m | 54,1×13,1×56 | 47×13×50 |
Vũ khí (tên lửa hành trình), quả | 12
| 8
|
Các tàu chiến của Phân hạm đội Caspie
Trong suốt lịch sử hậu cách mạng, Phân hạm đội Caspie chỉ tham chiến trên biển lần đầu vào năm 2015 bằng cuộc tiến công bằng tên lửa hành trình vào lực lượng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Trước đó, chỉ có lính thủy đánh bộ của Phân ham đội Caspie tham chiến trong các cuộc xung đột ở Chechnya. Tuy nhiên, cũng nên nhắc đến cuộc đổ bộ của lực lượng Phân hạm đội Caspie lên bờ biển Iran trong Thế chiến II.
Do đó, đây là lần thử lửa đầu tiên của không chỉ một số tàu chiến lớp Projekt 11611K và 21631 mà cả lực lượng tàu mặt nước của Phân hạm đội Caspie. Các tên lửa hành trình Kalibr (Caliber) đã được 1 tàu lớp Projekt 11611 là Dagestan và 3 tàu lớp Projekt 21631 Buyan-M là Uglich, Grad Sviyazhsk và Veliky Ustyug phóng vào bọn khủng bố.
Tính năng
| Projekt 11661 Gepard | Projekt 21631 Buyan-M
|
Lượng giãn nước, tấn | 1.500
| 950 |
Chiều dài×chiều rộng×mớn nước, m
| 102,1×13,1×3,6
| 74,1×11×2,6 |
Thủy thủ đoàn, người
| 93 | 52 |
Tốc độ tối đa, hải lý/h | 28
| 25
|
Tốc độ hành trình, hải lý/h | 14
| 12
|
Cự ly hành trình tối đa, hải lý | 950
| -
|
Cự ly hành trình ở tốc độ 10 hải lý/h | 4.000 | 2.500 |
Thời gian hoạt động trên biển, ngày | 15-20 | 10 |
Động cơ, công suất
| 1×động cơ diesel 8.000 mã lực, 2×động cơ turbine
khí công suất 29.000 mã lực | 1×động cơ diesel 10.000 mã lực |
Tên lửa hành trình Kalibr-NK, quả | 8
| 8
|
Tên lửa hành trình
Mặc dù tên lửa hành trình đã được nói đến ở trên, loại vũ khí này rõ ràng là đáng cho ta nói đến một cách riêng rẻ. Tên lửa hành trình Kalibr đã trở thành một cú đột phá tuyệt đối trong cuộc xung đột này, nổi tiếng khắp nơi chỉ vài giờ sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video bắn loạt tên lửa này từ các chiến hạm của Phân hạm đội Caspie. Các hình ảnh, bình luận về tên lửa Kalibr xuất hiện và phổ biến trên mạng rất nhanh.
|
Phóng tên lửa Kalibr-NK (Forum of Airbase.ru |
Tính năng của tên lửa 3M-14 mà hệ thống Kalibr phóng sang Syria được giữ bí mật. Một số chuyên gia cho rằng, tên lửa này có tầm đến 2.500 km ở độ cao bay tối thiểu 50 m và tốc độ khoảng 1.044 km/h. Tên lửa có sai số vòng tròn xác suất chỉ 3 m theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Tên lửa hành trình Tomahawk tương tự Kalibr có giá khoảng 1,5 triệu USD, nên giá của 3M-14 cũng tương tự.
Một tên lửa hành trình khác đã được sử dụng ở Syria là tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95. Mặc dù Kh-101 không có được sự nổi tiếng như tên lửa Kalibr (có lẽ vì các đoạn video phóng Kh-101 không ấn tượng bằng các loạt tên lửa phóng từ các tàu mặt nước), điều đó không có nghĩa là Kh-101 kém nguy hiểm hơn.
Tải trọng chiến đấu của Kh-101 là 400 kg, trong khi tổng trọng lượng là đến 2.400 kg với chỉ 1.200 kg nhiên liệu, tầm bắn là 5.500 km và sai số vòng tròn xác suất là 5 m.
Bom điều khiển bằng vệ tinh định vị GLONASS
Điều kinh ngạc khác nằm dưới cảnh của các máy bay Nga triển khai ở Syria là bom điều khiển bằng tín hiệu định vị vệ tinh KAB-500S. Vấn đề là mấy năm trước cuộc khủng hoảng Syria, Không quân Nga đã chỉ trích loại bom này vì có giá cao và chưa hoàn thiện. Hơn nữa, trong những năm đó không hề có tin về việc sử dụng, trang bị hay ít ra thử tiếp các bom này, nên không ai nghĩ là sẽ được chứng kiến nó dưới cánh của các máy bay ném bom Su-34 ở Syria.
Bom KAB-500S được dẫn tự động theo các tọa độ đã xác định trước khi thả bom. Phi công đánh dấu mục tiêu bằng một thứ “điểm đen” và sau khi được thả, bom tự bay đến mục tiêu. Sai số vòng tròn xác suất của bom là 5-10 m, tầm bay (không kể biến thể có lắp động cơ) là 6-8 km.
Tính năng
| KAB-500S
|
Chiều dài×đường kính×sải cánh, mm | 3.000×400×750 |
Trọng lượng bom, kg | 500 |
Trọng lượng phần chiến đấu, kg | 380 |
Loại phần chiến đấu | Nổ phá xuyên bê tông |
Sai số vòng tròn xác suất, m | 5-10 |
Máy bay ném bom Su-34
Sự xuất hiện của Su-34 trên bầu trời Syria không thể gọi là sự thử lửa đầu tiên vì trước đó Su-34 đã tham gia cuộc xung đột ở Nam Ossetia. Nhưng hồi đó, chúng đã không được sử dụng đúng chức năng mà là để đè bẹp các hệ thống phòng không Gruzia dọn đường cho các máy bay tiến công khác của Nga. Đó là do Su-34 có tiềm lực tác chiến điện tử mạnh nhờ có máy gây nhiễu Khibiny trên khoang.
|
Su-34 |
Bảy năm sau, máy bay này lại nổi bật trong chiến dịch không kích của Nga ở Syria. Lần này, chúng thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu là hủy diệt các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, nó đã không trở thành sức mạnh then chốt của lực lượng không quân Nga ở Syria, phần lớn bởi vì các con ngựa chiến khác của Không quân-vũ trụ Nga là máy bay ném bom Su-24 và máy bay cường kích Su-25 vẫn còn trong đội ngũ và tác chiến hiệu quả. Chỉ 6 chiếc Su-34 được triển khai tại căn cứ không quân ở Latakia, trong khi tổng cộng số lượng máy bay ném bom Sukhoi khác đã tăng lên đến 24 chiếc.
Tính năng
| Su-34 |
Tổ bay, người | 2
|
Tải trọng tối đa, tấn | 8
|
Tải trọng cất cánh tối đa, tấn | 45
|
Tầm bay tác chiến, km | 1.10 |
Tốc độ, km/h | 1.900 |
Trần bay, m | 17.000 |
Chiều dài×chiều cao×sải cánh, m | 23,3×6,1×14,7 |
Sau này, tiếp sau máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95MS, tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101, máy bay ném bom Su-34, Nga còn đưa tiếp sang tham chiến lần đầu ở Syria xe tăng T-90, trực thăng tiến công Ka-52 và Mi-28, tiêm kích trên hạm Su-33, MiG-29K, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov lớp Projekt 1143.5, tàu ngầm Projekt 636, tên lửa phòng không S-400 và các hệ thống tác chiến điện tử...