Vietnamdefence.com

 

Kinh nghiệm đánh xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ

VietnamDefence - Xe tăng chủ lực M1 Abrams trong chiến tranh Iraq năm 2003 là loại binh khí kỹ thuật hiệu quả, đóng vai trò khá quan trọng trong chiến thắng nhanh chóng đối với Iraq với tổn thất chiến đấu nhỏ.

M1A2 Abrams


Bên cạnh đó, bộ máy tuyên truyền Mỹ cũng ra sức tuyên truyền về sự bất khả xâm phạm của М1А1 Abrams. Tuy nhiên, đó chẳng qua là sự dối trá và thủ đoạn tuyên truyền nhằm làm cho binh sĩ đối phương mất tin tưởng đối với bản thân mình và vũ khí của mình.

M1A2 Abrams

Các chuyên gia quân sự Nga đã rất chú ý nghiên cứu cách thức đối phó với xe tăng chủ lực M1A1 Abrams của Mỹ. Theo đánh giá của họ, М1А1 Abrams và các biến thể М1А1НА, М1А2 thực sự có khả năng bảo vệ tốt ở phần đầu xe, tương đương 550-770 mm (tuỳ biến thể) đối với đạn xuyên giáp dưới cỡ ổn định bằng cánh đuôi và khoảng 800-1110 mm (tuỳ biến thể) đối với đạn xuyên lõm. Nhưng đó chỉ là vỏ giáp của những khu vực được bảo vệ vững chắc nhất, vốn chỉ chiếm dưới 50% hình chiếu phía trước của xe tăng. Với những khu vực còn lại, thì nếu khéo léo và biết rõ những vùng vỏ giáp yếu của xe tăng thì tiêu diệt nó không khó. Hơn nữa, người Mỹ đã phóng đại nhiều các số liệu về khả năng vỏ giáp của tăng lắp giáp tăng cường bằng Uran nghèo М1А1НА, thực tế chỉ không quá 550-600 mm ở cự ly 1000 m đối với đạn xuyên giáp dưới cỡ ổn định bằng cánh đuôi và khoảng 800 mm đối với đạn xuyên lõm.

Để đối phó hiệu quả  với tăng M1A1 Abrams, các chuyên gia Nga đã chỉ ra các vị trí hiểm yếu/sơ hở của xe tăng này.

Nhìn từ hình chiếu bên, các vị trí sơ hở của M1A1 Abrams (hình 1, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) là:

Hình 1: Các vị trí sơ hở của M1A1 Abrams nhìn từ hình chiếu bên

  1. Dùng hoả lực súng bộ binh, súng máy bắn vào các thiết bị quan sát/dẫn đường trên nóc tháp pháo.
  2. Bắn vào khẩu pháo.
  3. Bắn vào khe hở lớn nhất giữa vỏ giáp thân xe và tháp pháo. Khe này khá lớn nên có thể bắn trúng vào dưới tháp xe Abrams từ cự ly xa.
  4. Bắn vào 2 bên sườn xe. Các loại súng phóng lựu chống tăng xách tay loại cũ (B-40, B-41) vẫn có thể bắn xuyên khu vực này.
  5. Bắn vào các vách ở đuôi tháp.
  6. Bắn loạt bằng pháo 30 mm của xe BMP-2 vào 2 bên sườn xe vào các khu vực được đánh dấu trên hình 1. Sườn xe Abrams ở phần phía sau là các tấm chắn thép dày tới 8 mm và vỏ giáp thép dày 30 mm. Như vậy, khu vực này có thể xuyên phá bằng đạn pháo 2А42/2А72 của xe chiến đấu bộ binh.

 

Xe tăng M1 bị bắn cháy tại Iraq năm 2003

Các điểm sơ hở của xe tăng М1А1 Abrams nhìn từ phía trước: 

Hình 2: Các điểm sơ hở của xe tăng М1А1 Abrams
nhìn từ phía trước

  1. Toàn bộ khu vực xung quanh khẩu pháo và khu vực hình tam giác dễ thấy phía dưới khẩu pháo.
  2. Phần nóc khu vực đầu xe khá yếu nên xe tăng và vũ khí chống tăng nên đánh đúng vào khu vực này. Các loại vũ khí chống tăng hiện đại của Quân đội Nga có thể tiêu diệt hoặc loại khỏi vòng chiến mọi loại tăng của đối phương. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà trong tay không có các loại vũ khí đó thì có thể đối phó với М1А1 Abrams bằng cả những vũ khí đã cũ như bằng các đạn xuyên lõm đơn khối dùng cho súng RPG-7 (B-41) như PG-7, PG-7V, PG-7VM bắn vào các khu vực nêu trên hình 1, cũng như vào vách ở đuôi tháp. Chỉ nên bắn khi xe tăng hở sườn từ góc 38-900.

Hình 3: Phân bố vỏ giáp của tăng М1А1/2 Abrams

  1. Khu vực tô màu xanh (vỏ giáp dày 20-70 mm): Khu vực này có thể bị xuyên phá bằng mọi loại súng phóng lựu chống tăng xách tay và hoả lực pháo 30 mm của xe BMP-2, hoả lực pháo chống tăng.
  2. Khu vực tô màu đỏ (vỏ giáp dày 600-770 mm): Khu vực này chỉ bị xuyên phá bằng đạn xuyên hiện đại.
  3. Khu vực tô màu vàng (vỏ giáp dày đến 80 mm, khi bắn vuông góc): Có thể xuyên phá bằng đạn PG-7, PG-7V, PG-7VM và đạn xuyên và tên lửa hiện đại.

Xe tăng M1 bị bắn cháy tại Iraq năm 2003

  • Dựa trên kinh nghiệm các cuộc xung đột trước đây, khi chiến đấu chống tăng, các chuyên gia khuyến nghị cần phải áp dụng một số biện pháp như:
  • Hình 4: Bố trí các tấm chắn sườn xe trên tăng М1А1 Abrams

  1. Thành lập các tổ chống tăng chuyên trách, trong thành phần các tổ phải 1 xạ thủ súng máy và 1 xạ thủ bắn tỉa để bảo vệ tổ chống bộ binh địch đi theo yểm trợ xe tăng.
  2. Các vị trí phục kích phải chọn tại các khu vực hạn chế tính cơ động của xe tăng.
  3. Vị trí phục kích phải bảo đảm cắt đứt được đường rút và khoá chặt xe tăng địch trong khu vực tiêu diệt.
  4. Khi tác chiến trong thành phố, cần phải sử dụng một số tổ bố trí ở các độ cao khác nhau (tầng hầm, tầng 1-3 các toà nhà). Để tiêu diệt chắc chắn xe tăng, cần bắn đồng loạt 5-6 phát đạn súng phóng lựu chống tăng xách tay từ nhiều hướng.
  5. Nên bắn các xe thiết giáp từ phía trên, từ 2 bên sườn và từ phía sau. Bắn vào vỏ giáp đầu xe có hiệu quả kém và chỉ làm lộ vị trí của xạ thủ.

 Các đạn PG-7VL và PG-7VR (khả năng xuyên giáp 500-750 mm) có thể dùng tấn công mọi khu vực từ phía bên và các điểm sơ sở nhìn từ phía trước của xe tăng.
Phát bắn PG-7VR và súng RPG-7 (B-41)
 

  
 

  • Nguồn: btvt.narod.ru

Print Print E-mail Print