Vietnamdefence.com

 

Mỹ chịu thua ở Syria?

VietnamDefence - Gần đây đã diễn ra nhiều sự kiện thú vị tập hợp quanh một gốc chung là Syria. Có lẽ nên bắt đầu từ việc Saudi Arabia tuyên bố rút khỏi bộ chỉ huy chung phiến quân ở Syria.

Sự kiện này được coi là một trong những điểm đếm ngược do nó thực tế là tín hiệu đầy đủ chính thức cho thấy bộ chỉ huy phiến quân ở Syria đang bị chia rẽ. Sau đó, những rạn nứt còn lan rộng hơn. Nguyên nhân nằm ở chỗ Mỹ đã dần dần ngừng kiểm soát những kẻ kiểm soát và đưa ra những khuôn khổ rộng rãi nhất định cho những quyết định tự nguyện.

Saudi Arabia đã rút khỏi bộ chỉ huy chung phiến quân Syria. Nếu nói một cách cụ thể, thì chiếm gần 40% phiến quân ở Syria là các tay súng do Saudi Arabia cung cấp thông qua tủ phích al Qaeda (al Qaeda là cơ sở dữ liệu của tất cả các nhóm đánh thuê vốn dễ dàng sử dụng các phương pháp khủng bố để đạt được các mục tiêu do kẻ đặt hàng nêu ra). Những kẻ còn lại hoặc là lính tình nguyện thực sự sùng tín Hồi giáo, được tuyển mộ ở Tunisia, Ai Cập và Libya, hoặc là những tên đánh thuê được tuyển mộ phần lớn cũng ở đó, nhưng được Qatar trả tiền hậu hĩnh. Như vậy, có thể nói rằng, hoạt động ở Syria có 3 thế lực: những tên khủng bố, những kẻ đánh thuê và các phần tử Hồi giáo. Quyền chỉ huy chính đối với chúng tập trung trong tay Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng mang đến nhiều vấn đề cho hai nước kia khi đã ngăn cản sự tiến quân của phiến quân từ hướng bắc (sau sự kiện đánh chiếm Aleppo và cuộc gọi điện thoại của Tổng thống Nga Putin), sau đó, hướng tấn công chính lại tập trung từ biên giới Li-băng.
Như vậy, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ không chính thức và lặng lẽ ngừng ủng hộ 100% cho phiến quân Syria và phần nào tách xa bộ chỉ huy phiến quân (họ đã hạ thấp ưu tiên của mình), Saudi Arabia chính thức rút khỏi bộ chỉ huy, chỉ còn Qatar thực tế là chỉ huy duy nhất của phiến quân. Nhưng Saudi Arabia cũng không bỏ mặt bọn khủng bố cho số phận - họ bắt đầu hành động độc lập.

Sau đó liên minh quốc gia các lực lượng cách mạng và đối lập Syria NCSROF bị đuổi khỏi Liên đoàn Arab. Đó là vì giới cầm đầu NCSROF, trong đó có cả những kẻ thuộc al Qaeda đã bắt đầu phá hoại những quyết định của các thành viên còn lại. Qatar hoàn toàn không thích thế và thực tế Qatar đã chỉ đuổi khỏi Liên đoàn Arab những đại diện làm việc cho Saudi Arabia. Bởi vì Liên đoàn Arab bị kiểm soát trước hết từ Cairô, còn Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi có quan hệ tuyệt vời với quốc vương Qatar và có quan hệ tồi tệ với quốc vương Saudi Arabia. Như vậy, sau khi trục xuất phái đoàn chính thức của NCSROF khỏi Liên đoàn Arab, Qatar đã giữ được ảnh hưởng của đám người của họ ở Liên đoàn Arab trong vấn đề Syria và tước bỏ ảnh hưởng đó của Saudi Arabia.

Trong khi đó, ở đâu đỏ bên kia trái đất đang xuất hiện những dự thảo luật viện trợ chính thức, về việc cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria. Washington công khai thông báo qua báo chí Mỹ rằng, một dự luật như vậy đang được soạn thảo và có thể được Thượng viện Mỹ thông qua trong vài ngày tới.

Trong bối cảnh đó thì xảy ra các cuộc không kích Syria của Israel mà tất cả các báo chí đều đưa tin, nhưng lại đặt tất cả những kẻ tham gia cuộc xung đột Syria vào tình thế khó xử rõ ràng. Trong trường hợp này, Israel đã tấn công mà hoàn toàn không bàn bạc, thống nhất với ai.

Thực tế là đúng vào ngày mà Thượng viện Mỹ phải thông qua luật về việc cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Moskva. Ông được đón ở sân bay và đưa đến Điện Kremlin, nơi ông phải chờ khá lâu cho đến khi Tổng thống Vladimir Putin kết thúc một cuộc họp.

Sau đó, diễn ra cuộc nói chuyện khá thân tình, trong đó ông Kerry hứa không cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria để đổi lấy cái này, cái kia. Xét theo ngôn từ của ông Kerry thì Mỹ đã sẵn sàng từ bỏ Syria và bỏ rơi những kẻ tay sai của mình nếu Nga rút lại hàng loạt thỏa thuận chiến lược với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Kerry cũng không nói một lời về các vụ không kích Syria của Israel. Bởi vì, ông ấy chẳng có gì mà nói vì nếu không, ông sẽ phải thanh minh, mà chuyện đó thì ông không muốn làm. Ông Kerry không có được cái ông muốn khi đến Moskva, nhưng dường như luật cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria cũng là trò lừa đảo bởi vì bất kể Nga và Mỹ không thỏa thuận được với nhau, người Mỹ vẫn trì hoãn thông qua luật này. Thông tin về luật này bị khéo léo rút khỏi mặt báo.

Thủ tướng Israel Netanyahu đã đến Bắc Kinh và trong khi thăm Trung Quốc, ông ta nhận được cuộc gọi của ông Putin. Sau đó được biết cuộc nói chuyện rất căng. Ngoài những lời chỉ trích Israel đã càn rỡ đến tận cùng, Vladimir Putin còn nói thẳng và rõ ràng là các hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẽ được cung cấp cho Syria để các phi công thiện chiến Israel không còn nghĩ rằng, phòng không Syria có những vùng chết. Netanyahu quá sợ hoặc vì S-300, hoặc vì giọng điều của Vladimir Putin. Trên đường về Tel Aviv, Netanyahu không thể ngủ ngon, mắt thâm quầng.

Câu chuyện S-300 bắt đầu tăng tốc mạnh. Netanyahu cấp báo cho Washington là Moskva chuẩn bị cung cấp S-300 cho Syria. Nhà Trắng nhún vai, xòe tay hồi đáp Netanyahu một cách đầy thông cảm.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron đột nhiên có chuyến thăm bất ngờ đến Moskva. Giống như một hiệp sĩ, ông ta hy vọng thuyết phục được Moskva chấp nhận cái mà người Nga đã từ chối Kerry. Cameron đã lên tiếng không chỉ thay mặt Mỹ, mà còn chính thức thay mặt EU. Hơn nữa, Cameron còn không ngần ngại vứt bỏ người Pháp với Syria vì hiểu rõ rằng, Tổng thống Pháp Hollande đã rất mạo hiểm khi là người đầu tiên thừa nhận phiến quân Syria. Sau đó, người Nga ở Moskva không chờ đón Hollande để bàn về vấn đề Syria. Nhưng xem ra, ông Cameron cũng phí công.

Trong những ngày này lại diễn ra cuộc gặp của các ngoại trưởng Nga và Đức trên lãnh thổ trung lập là Ba Lan. Họ cũng thảo luận tình hình Syria. Đáng tiếc là câu chuyện này vẫn là bí mật lớn nhất trong tất cả các câu chuyện xung quanh Syria. Hoặc là ngoại trưởng Đức là phái viên của NATO, hoặc là đại diện riêng của bà Merkel. Chương trình nghị sự của cuộc đàm phán xung quanh Syria thay đổi hẳn do sự lựa chọn. Nhưng không thể xác định điều đó vào lúc này.

Trong khi đó, trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau khi cựu đại sự Mỹ ở Syria thăm lực lượng phiến quân thì xảy ra vụ khủng bố chống Thổ Nhĩ Kỳ. Người Thổ nhất tề sẵn sàng buộc tội Syria liên quan đến vụ khủng bố. Nhưng trên thực tế, ta đang thấy quá trình lôi cuốn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột Syria.

Chắc chắn vụ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ do một trong các lữ đoàn của al Qaeda dưới sự kiểm soát của Saudi Arabia thực hiện, mà cũng có thể là có cả sự tham gia của tình báo Saudi Arabia. Toàn bộ giới thân cận Thủ tướng Thổ Erdogan rất dễ bị mua chuộc bởi tiền bạc của các quốc vương vùng Vịnh, vì thế họ không nghi ngờ nên buộc tội ai trong vụ khủng bố. Chỉ có Erdogan là có nghi ngờ.

Nhưng đừng có quở trách số đông. Nhìn chung, người ta đã kiềm chế được tình hình sau vụ khủng bố (nếu như đây là cái cớ thật sự do Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra thì những biện pháp giáng trả đã diễn ra lập tức). Và ở đây chính là công lao của Erdogan, người mà dường như đến nay vẫn nhớ cuộc nói chuyện riêng với Putin, trong đó đã ký kết nhiều hợp đồng nhiều hứa hẹn.

Không lâu sau đó, được biết Nga dường như đã cung cấp các hệ thống S-300 cho Syria. Hoàn toàn có thể. Israel với đôi mắt mở to nhìn Mỹ cầu xin sự thương hại, nhưng Mỹ lại một lần nữa nhún vai, xòe tay. Bởi vì, Mỹ đã vứt bỏ Syria. Họ làm thế vì những lý do gì thì hiện thời đó là một câu chuyện riêng rộng hơn, nhưng họ đang dần rút khỏi cuộc xung đột, tức là S-300 có mặt ở Syria hay không đối với Mỹ chẳng có nghĩa lý gì.

Lập trường phớt lờ tất cả các đề xuất của Mỹ về Syria của ban lãnh đạo Nga cũng trở nên dễ hiểu hơn. Nga hiểu rằng, Mỹ không còn trụ được lâu nữa. Mỹ hoặc là phải bán Syria, hoặc là phải nhường lại thôi. Nga đã ra tay trước.


Nguồn: Telegrafist, 13.5.2013.

Print Print E-mail Print