Vietnamdefence.com

 

Già nua mà kiêu hãnh: Những loại máy bay vượt thời đại

VietnamDefence - Vụ tai nạn của máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS ngày 14/7/2015 ở gần Khabarovsk dấy lên những chỉ trích về hậu quả của việc sử dụng “những máy bay cổ lỗ sĩ”, ám chỉ thâm niên đáng nể của Tu-95 mà mẫu chế thử đầu tiên của nó cất cánh từ năm 1952.

Tuy nhiên, Tu-95 không hề là độc nhất vô nhị vì ngoài nó ra và bạn đồng trang lứa quốc tịch Mỹ là B-52, trong không quân nhiều nước đang sử dụng không ít máy bay đã kỷ niệm 50 năm kể từ ngày thực hiện chuyến bay đầu, hay đôi khi là kể từ khi sản xuất. Dưới đây là một số loại máy bay như vậy mà trong tương lai gần có thể kỷ niệm 100 năm đứng trong hàng ngũ. Tu-95MS (RIA). Cất cánh lần đầu khi lãnh tụ Iosif Stalin còn sống, vào ngày 12/11/1952, Tu-95 cũng như bạn đồng lứa B-52 đã trở thành một biểu tượng của chiến tranh lạnh và của các máy bay sống lâu
B-52H (Jockel Finck / AP). Được chế tạo để thực hiện các cuộc tiến công hạt nhân vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Liên Xô, B-52 thua kém Tu-95 về sự đa dạng các biến thể: máy bay Liên Xô có cả các biến thể trinh sát, tuần tra và nhiều biến thể khác, nhưng chức năng của Pháo đài bay với vũ khí đa dạng hiển nhiên đến nay vẫn khiến người ta kính nể mặc dù các máy bay B-52 “trẻ nhất” cũng đã qua ngưỡng 50 tuổi
KC-135 (Reuters). Những năm 1950-1960 thật phong phú với các loại máy bay sống dai. Một trong số đó là máy bay tiếp dầu KC-135 vốn được cải hoán từ máy bay dân dụng cực kỳ thành công B-707, lần đầu tiên cất cánh vào năm 1954 và được sản xuất loạt từ năm 1958-1978. Máy bay này đã rời khỏi các hãng hàng không thương mại từ lâu, nhưng vẫn sẽ còn phục vụ hàng chục năm nữa trong các vai trò quân sự, từ máy bay tiếp dầu cho đến máy bay trinh sát
Il-20RT (Aeksandr Miridonov / Kommersant). Một ví dụ khác của việc sử dụng thành công máy bay thương mại là máy bay trang bị hệ thống đo lường Il-20RT dùng để theo dõi các vụ thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa, được chế tạo trên cơ sở máy bay dân dụng Il-18, lần đầu tiên cất cánh vào năm 1957. Máy bay này được xuất xưởng vào năm 1971 và mới đây đã được hiện đại hóa. Trên máy bay in ký hiệu Il-18 thay cho tên thật Il-20RT rõ ràng là để ngụy trang
Il-38N (Vitaly Belousov / RIA). Một máy bay khác được chế tạo trên cơ sở Il-18 là máy bay chống ngầm Il-38 nay đã ở biến thể hiện đại hóa Il-38N. Giống như đối thủ cùng thời P-3 Orion, đến nay nó vẫn phục vụ và sẽ còn ở trong đội ngũ ít nhất độ 20 năm nữa
C-130 Hercules (Shamil Zhumatov / Reuters). C-130 Hercules - đơn giản là một huyền thoại của thế giới hàng không. Lần đầu tiên cất cánh vào năm 1954, vẫn tồn tại cả trong đội ngũ, và trong sản xuất, trải qua vô số lần hiện đại hóa. Một trong những ứng viên đón chào kỷ niệm sinh nhật 100 năm không phải trong vai trò một vật trưng bày bảo tàng
An-12 (V. Yakovlev / RIA). An-12 là huyền thoại không kém danh tiếng, đến nay vẫn bay mặc dù chuyến bay đầu tiên đã diễn ra vào tháng 12/1957. Và cũng giống như C-130, An-12 vẫn được sản xuất loạt. Nhưng đáng tiếc là sản xuất không phải ở Nga và thậm chí không phải trong không gian hậu Xô-viết - máy bay cuối cùng do Liên Xô sản xuất được lắp ráp vào năm 1973. Các biến thể hiện đại của An-12 với các ký hiệu Y-8F và Y-9 vẫn đang được sản xuất ở Trung Quốc
С-160 Transall (DPA / Global Look). Châu Âu cũng biết chế tạo những máy bay tin cậy và sống lâu. Máy bay hai động cơ С-160 Transall cất cánh vào năm 1963, được sản xuất đến năm 1985 và cho đến nay vẫn còn trong đội ngũ, kể cả thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như thả lính dù Lê dương Pháp trong chiến dịch Serval ở Mali vào năm 2013
Be-12 (Roman Denisov / Russian Look). Be-12 chắc chắn có thể liệt vào nhóm máy bay sắp ra đi. Loại máy bay quyến rũ này lần đầu tiên bay vào năm 1960 và lẽ ra khó mà sống được đến ngày nay trong biên chế nếu như Liên Xô không sụp đổ và Hạm đội Biển Đen không bị chia cắt làm cản trở trong thời gian dài việc đổi mới trang bị ở Crimea. Trong 10 năm tới, các máy bay này chắc chắn sẽ bị thay thế bởi các máy bay hiện đại hơn
An-22 (М. Batyev / RIA). Còn Antei có lẽ sẽ phải phục vụ hàng chục năm nữa. Gần như về vườn sau khi Liên Xô sụp đổ, ngày nay, các máy bay này vốn được chế tạo vào năm 1966-1976  ở số lượng nhỏ đang được sửa chữa và hiện đại hóa để trở lại biên chế Không quân Nga
С-5 Galaxy (Efren Lopez / Reuters). С-5 Galaxy cũng sẽ còn phục vụ lâu nữa. Máy bay này vào năm 1968 đã cướp mất của An-22 danh hiệu máy bay vận tải có sức chở lớn nhất và giữ vị trí này cho đến khi Liên Xô chế tạo được An-124 Ruslan trong những năm 1980. Nhưng nếu như ở Liên Xô, các máy bay Ruslan cho đến khi dừng sản xuất đã kịp chèn ép An-22, thì ở Mỹ, hiện chẳng có gì để thay thế C-5
An-26 (Vitaly Ankov / RIA). Một máy bay sắp về hưu khác là máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 của Không quân Nga, được chế tạo vào năm 1969 trên cơ sở loại máy bay bắt đầu bay 10 năm trước đó là An-24. Trong 10 năm tới, máy bay này sẽ bị loại bỏ và bị thay thế bởi Il-112V do Viện thiết kế Ilyushin chế tạo
Il-62 (David Sholomovich / RIA). Từng được nhiều người gọi là máy bay dân dụng xinh đẹp nhất trong lịch sử, Il-62 bắt đầu bay vào năm 1966, lọt vào đội ngũ máy bay quân sự không phải tình cờ: việc sử dụng các máy bay cuối cùng loại này vẫn đang tiếp tục trong Không quân Nga. Vì quân đội Nga đang sử dụng các máy bay tương đối mới sản xuất trong những năm 1980 nên chúng còn có thể bay trong thời gian dài nữa
T-38 (Reuters). Sống lâu không chỉ là đặc quyền của các máy bay hạng nặng. Lần đầu tiên bay vào năm 1959, máy bay huấn luyện chiến đấu siêu âm Т-38 đến nay vẫn là máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Mỹ

Nguồn: Lenta, 14.7.2015

Print Print E-mail Print