Lau tẩy lớp phủ hấp thụ radar khỏi B-2 (AFP) Kết thúc phát triển,
người ta có được một máy bay ném bom có chiều dài 20,9 m và chiều cao
5,1 m, sải cánh 52,12 m, diện tích cánh 460 m2, trọng lượng cất cánh tối
đa 171 tấn. Máy bay có thể mang các loại vũ khí khác nhau (bom hạt nhân
và bom thông thường, kể cả bom liệng, cũng như tên lửa hành trình chính
xác cao) có tổng trọng lượng đến 27 tấn.
|
|
Bộ càng của B-2 (USAF) B-2 có khả năng bay với tốc độ đến
1.010 km/h, tầm bay tối đa 11.100 km, bán kính chiến đấu 5.300 km. Máy
bay ném bom này có đặc điểm là khả năng sử dụng vũ khí hầu như ở mọi độ
cao bay. |
|
Bảo dưỡng B-2 (USAF) Tất cả các máy bay B-2, trừ chiếc đầu tiên, đều
được tên theo tên các bang của Mỹ: Spirit of Arizona, Spiri of Ohio,
Spirit of Missouri... Máy bay đầu tiên có tên là Spirit of America.
Tháng 2/2008, chiếc Spirit of Kanzas bị nổ khi cất cánh ở Guam. Do đầu
thu áp lực không khí hoạt động không chính xác (tốc độ máy bay được tính
toán dựa vào sensor này), hệ thống điều khiển máy bay đã ra lệnh sai để
máy bay rời mặt đất. Tổ bay đã nhảy dù an toàn. |
|
Bảo dưỡng B-2 (USAF) Tất cả các máy bay B-2, trừ chiếc đầu tiên, đều
được tên theo tên các bang của Mỹ: Spirit of Arizona, Spiri of Ohio,
Spirit of Missouri... Máy bay đầu tiên có tên là Spirit of America.
Tháng 2/2008, chiếc Spirit of Kanzas bị nổ khi cất cánh ở Guam. Do đầu
thu áp lực không khí hoạt động không chính xác (tốc độ máy bay được tính
toán dựa vào sensor này), hệ thống điều khiển máy bay đã ra lệnh sai để
máy bay rời mặt đất. Tổ bay đã nhảy dù an toàn.
|
|
Lắp bom lên B-2 (USAF)
Sau Nam Tư, B-2 còn được dùng để ném bom ở Iraq, Afghanistan và Libya. Trong chiến dịch của liên quân phương Tây chống Libya, 3 chiếc B-2 đã tiêu diệt 45 mục tiêu, kể cả các mục tiêu phòng không, kho vũ khí và sở chỉ huy-kiểm soát.
|
|
B-2 tiếp dầu trên không (Không quân Vệ binh quốc gia Mỹ) Kể từ khi
đưa vào biên chế, các máy bay ném bom B-2 đã trải qua một số chương
trình nâng cấp, trong đó các hệ thống điều khiển đã được thay thế, thiết
bị máy tính và liên lạc được cải tiến. Năm 2012, phần mềm đã được thay
thế bằng phiên bản EHF Increment 1. Nhờ đó, độ chính xác dẫn vũ khí của
máy bay được nâng lên.
|
|
B-2 (Không quân Vệ binh quốc gia Mỹ) Vào
cuối năm 2012, đã hoàn thành giai đoạn nâng cấp tiếp theo B-2, máy bay
được trang bị các trạm radar mới AN/APQ-181 với anten mạng pha chủ động
và các hệ thống liên lạc mới. Nhờ hoạt động nâng cấp trị giá 468 triệu
USD này, các máy bay đã có thêm khả năng truy cập hệ thống thông tin-chỉ
huy chiến đấu thống nhất của Lầu Năm góc.
|
|
B-2 (USAF) Dự kiến, các
máy bay Spirit sẽ được sử dụng ít nhất đến năm 2025. Hiện nay, Mỹ đang
phát triển máy bay ném bom chiến lược tiên tiến LRS-B để thay thế toàn
bộ các máy bay B-2 và B-52 trong USAF. Mỹ dự định mua tổng cộng 80-100
máy bay ném bom mới với giá không quá 550 triệu USD/chiếc ở cấu hình cơ
bản. Chiếc LRS-B đầu tiên có thể được nhận vào trang bị vào năm 2020. |
|