Vietnamdefence.com

 

So sánh không lực CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc

VietnamDefence - Cán cân sức mạnh không quân giữa hai miền Triều Tiên

Không lực Hàn Quốc

Không quân Hàn Quốc không thật đông về số lượng, song rất hiện đại và ở tình trạng tốt.

Nền tảng của Không quân Hàn Quốc là 42 máy bay tiêm kích hạng nặng F-15K (sử dụng 60% linh kiện nội địa). Đây là biến thể cải tiến, nâng cấp của F-15E được bổ sung khí tài hồng ngoại hiện đại, radar tiên tiến và hệ thống điều khiển tương tác trên mũ bay.

F-15K

Loại máy bay có số lượng nhiều nhất là F-5E Tiger (174 chiếc trong Không quân Hàn Quốc). Một số lượng đáng kể các máy bay này được sản xuất tại Hàn Quốc. Tất cả đều là biến thể E.

F-5E Tiger

Có số lượng nhiều thứ hai là máy bay tiêm kích F-16 với 170 chiếc (35 F-16C, 90 KF-16C và 45 KF-16D, trong đó KF-16D được lắp ráp tại Hàn Quốc). Tất cả các máy bay này đều được cải tạo để sử dụng được các loại vũ khí hiện đại. Tất cả các máy bay đều thuộc biến thể Block 32 và cao hơn.

F-16 Fighting Falcon

Số máy bay cũ có trong trang bị tương đối ít. Hiện nay, Không quân Hàn Quốc có 68 máy bay tiêm kích-bom F-4 Phantom-2 được chuyển thành máy bay cường kích.

F-4 Phantom-2

Không quân cường kích-huấn luyện hạng nhẹ bao gồm trước hết 64 máy bay huấn luyện T-50 của hãng KAI. Còn có gần 80 máy bay này dự định được sản xuất. Các cường kích hạng nhẹ này có tốc độ đến 1,4-1,5M, bán kính hoạt động 1851 km, và có thể mang các loại vũ khí khác nhau, trong đó có bom laser và tên lửa không-đối-không...

Lực lượng trực thăng tương đối nhỏ và chủ yếu gồm các mẫu trực thăng vận tải, hạng nhẹ và đa năng của Mỹ.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-2

Không quân Hàn Quốc cũng quản lý hệ thống phòng không của nước này. Tính tới năm 2010, hệ thống phòng Hàn Quốc không được trang bị 6 đại đội (8 bệ phóng x 1 đại đội) tên lửa phòng không Patriot PAC-2 (trước đây là của Đức, tổng cộng có 148 tên lửa) và 24 đại đội tên lửa phòng không MIM-24 HAWK (gần 600 tên lửa). Tất cả các bệ phóng tên lửa được tích hợp vào hệ thống các radar AN/MQP-64 Sentinel

Không quân CHDCND Triều Tiên

Không quân CHDCND Triều Tiên, trái lại, gây sửng sốt về số lượng, nhưng chất lượng thì tệ. Tổng cộng, họ có gần 1500 máy bay, đa phần là máy bay lạc hậu.

MiG-29S

Hiện đại nhất là 35 máy bay tiêm kích MIG-29S với hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến. Các máy bay này thực tế là những máy bay tiêm kích hiện đại duy nhất. Theo số liệu hiện có, phần lớn các máy bay này tập trung cho nhiệm vụ phòng không Bình Nhưỡng, trong khi phòng không Bình Nhưỡng đã khá mạnh nên việc bổ sung 35 máy bay tiêm kích cũng chẳng có ý nghĩa nhiều lắm. Có thể các máy bay này được duy trì ở tình trạng tốt.

MiG-23

Tiếp sau về lứa tuổi là máy bay tiêm kích MiG-23ML với 46 chiếc (ngoài ra còn 10 MiG-23R). Máy bay này là biến thể nhẹ, cơ động cao của MiG-23 thông thường và chủ yếu dùng để tác chiến không-đối-không bằng tên lửa. Về lý thuyết, các máy bay này có thể mang các tên lửa R-23 và R-60 mà Bắc Triều Tiên sở hữu.

MiG-21

Loại tiêm kích có số lượng đông đảo nhất là MiG-21 với gần 190 chiếc (kể cả số máy bay Trung Quốc). Dự đoán, do vấn đề phụ tùng, chỉ có một phần số máy bay này có thể bay. Đây là các mẫu máy bay đã hoàn toàn lạc hậu và hao mòn mạnh, cấu thành nền tảng lực lượng máy bay của Bắc Triều Tiên trong thập kỷ 1960-1980. Nhiều khả năng là hiện cũng khó tìm ra phi công cho các máy bay này vì khó khăn về nhiên liệu mà phần lớn số máy bay này chôn chân tại chỗ.

MiG-17

Bắc Triều Tiên cũng có gần 200 máy bay tiêm kích hoàn toàn lỗi thời MiG-17 do Trung Quốc sản xuâtr. Các máy bay này không có tý giá trị chiến đấu nào và theo tính năng của chúng thì không có khả năng chiến đấu cao hơn các máy bay huấn luyện hạng nhẹ hiện đại. Dự đoán, chúng chỉ được trang bị pháo hàng không. Thật khó hiểu ý nghĩa của việc duy trì một lực lượng máy bay quá lỗi thời như vậy, nếu như do khó khăn về nhiên liệu, các phi công của họ từ lâu hoàn toàn không bay. Ứng dụng duy nhất của chúng là vai trò cường kích ở dải ven biên giới.

Il-28

Không hiểu vì lý do gì, Không quân CHDCND Triều Tiên vẫn còn trên 80 máy bay ném bom phản lực lạc hậu Il-28. Thật khó hiểu vai trò nào được giành cho các máy bay này. Có thể, vai trò của chúng là mang phóng vũ khí hủy diệt lớn, mặc dù thật khó hiểu làm thế nào các máy bay chậm chạp và cũ rích này có thể sống sót trong chiến tranh hiện đại.

Không quân cường kích Bắc Triều Tiên có một số lượng lớn máy bay, chủ yếu là các mẫu cũ. Đó là 98 chiếc Su-7, Su-22, Q-5. Mặc dù đối với máy bay cường kích thì sự lạc hậu vô hình không quá quan trọng như với máy bay tiêm kích, toàn bộ số máy bay này hiện nay khó có khả năng chiến đấu do hao màn nhiều và phi công được huấn luyện kém.

Su-25

Các máy bay cường kích hiện đại duy nhất là L-29 (12 chiếc) và Su-25 với 36 chiếc.

Lực lượng trực thăng của Bắc Triều Tiên khá mạnh tuy có số lượng ít. Đó chủ yếu là các loại cũ Mi-2 và Mi-4 (gần 200 chiếc), đa số đã cũ. Hiện đại nhất là các trực thăng chiến đấu Mi-24 (24 chiếc), trực thăng vận tải Mi-26 (4 chiếc) và Mi-8 (15 chiếc) và các trực thăng dân sự được quân sự hóa MD500D do Mỹ sản xuất (87 chiếc).

Xét tổng thể, căn cứ tình trạng thì Không quân CHDCND Triều Tiên có sức mạnh chiến đấu rất hạn chế. Tuy những máy bay và phi công đơn lẻ có thể không thua kém người Hàn Quốc, song nhìn chung, trình độ huấn luyện chắc chắn là thấp hơn do thiếu nhiên liệu. Ngoài ra, một phần đáng kể các máy bay đã lạc hậu về thực tế và có độ an toàn thấp.

Ở mức độ nhất định, điều đó được bù đắp bởi hệ thống phòng không quốc gia được xây dựng chặt chẽ. Hệ thống phòng không Bắc Triều Tiên là một trong những hệ thống dày đặc và nhiều tầng, có chiều sâu nhất thế giới. Tuy hệ thống này không có các hệ thống vũ khí thực sự hiệu quả, nhưng nó có mức độ dày đặc đáng kinh ngạc.

Tên lửa phòng không S-200

Nền tảng phòng không Bắc Triều Tiên là 24 bệ phóng tên lửa S-200. Dự đoán, chúng được tăng cường bởi các hệ thống nội địa tương tự S-300, nhưng thông tin này khó tin cậy khi mà ngành chế tạo tên lửa và điện tử Bắc Triều Tiên có những thất bại rõ ràng.

Có số lượng nhiều nhất là các hệ thống tên lửa phòng không S-125 (128 bệ phóng) và S-75 (240 bệ phóng)

Tên lửa phòng không S-25

Điều kỳ quặc là trong trang bị của Bắc Triều Tiên vẫn còn hệ thống S-25 mà tất cả các nước khác đã loại bỏ. Thật khó lý giải, song những tên lửa thô kệch và già nua này lại là nền tảng của hệ thống phòng không Bình Nhưỡng. Việc duy trì chúng trong trang bị được giải thích hoặc là do không có khả năng thay thế (điều rõ ràng không hậu thuẫn giả thiết Bắc Triều Tiên sản xuất được loại tương tự S-300) hoặc là giới lãnh đạo quân sự kém hiểu biết khi coi số lượng là quan trọng nhất. Rõ ràng là kinh phí để duy trì những hệ thống quá lạc hậu này tốt nhất nên dành để duy trì S-200!

Phòng không chiến trường của Bắc Triều Tiên được trang bị các hệ thống Krug, Kub, Strela, Igla và Buk, tổng cộng hơn 1.000 tên lửa. Không rõ chính xác số lượng bệ phóng.

Bắc Triều Tiên còn có hơn 11.000 khẩu pháo phòng không, phần lớn là các mẫu lạc hậu có nguồn gốc rất đa dạng. Không khẩu pháo nào được coi là hiện đại và khả năng chiến đấu thực tế của chúng gần bằng 0.

Nhìn chung, Không quân CHDCND Triều Tiên là một lực lượng mạnh, nhưng hoàn toàn là nhờ hệ thống phòng không. Riêng không quân máy bay tiêm kích là rất yếu, ngoài ra tình hình còn trầm trọng thêm do phi công được huấn luyện kém.

  • Nguồn: AH, 25.11.2010.

Print Print E-mail Print