Dự kiến, tia laser của vũ khí laser trên hạm sẽ được lắp cho tàu USS Ponce và sử dụng ở tầm đến 1,7 km chống các mối đe dọa phi đối xứng như máy bay không người lái và xuồng máy cao tốc.
USS Ponce đang trực chiến ở vịnh Persique nơi có nạn cướp biển.
Trong 6 năm qua, Hải quân Mỹ đã chi gần 40 triệu USD cho việc phát triển mẫu chế thử vũ khí laser trên hạm. Giá một phát bắn laser ước chỉ vài đô la, trong khi phóng một tên lửa đánh chặn sẽ tốn khoảng 1 triệu USD. Ngoài ra, vũ khí laser lại có “cơ số đạn” hầu như không hạn chế.
“Công nghệ này đang thay đổi tận gốc cách chúng ta sẽ tiến hành chiến sự”, Đại tá hải quân Mike Ziv, người lãnh đạo hoạt động phát triển các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng của Hải quân Mỹ nhận định. Theo ông Ziv, tia laser có khả năng đốt cháy mục tiêu thật sự hoàn toàn vô hình đối với con người. Chỉ một thủy binh là có thể điều khiển pháo laser. Dự kiến, việc thử nghiệm vũ khí laser sẽ diễn ra trong 1 năm, sau đó sẽ xem xét vấn đề sản xuất loạt và nhận vào trang bị.
|
Hải quân Mỹ sẽ thử nghiệm pháo ray vào năm 2016
|
Ngoài vũ khí laser, Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng pháo ray – tức là pháo ray điện từ mạnh, dùng năng lượng để đẩy quả đạn dẫn điện chạy dọc theo các thanh dẫn hướng kim loại. Trong các lần thử của Hải quân Mỹ, quả đạn đã đạt đến tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh (7M).
Dự kiến, mẫu pháo ray sản xuất loạt sẽ có tầm bắn 180 km, còn trong tương lai là 400 km.
Trong hai năm tới, Hải quân Mỹ muốn tiến hành thử nghiệm pháo ray trên mặt nước. Hiện nay, không có tàu Mỹ nào có thể phát đủ điện năng cần thiết cho pháo này, nhưng hiện nay Mỹ đang đóng các tàu khu trục tối tân Zumwalt có khả năng đáp ứng yêu cầu này.