Vietnamdefence.com

 

Tên lửa đường đạn chiến lược xuyên lục địa RS-24 của Nga

VietnamDefence - Tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-24 mang nhiều đầu đạn kiểu tách (MIRV) do Viện Kỹ thuật Nhiệt học Moskva (MIT) phát triển dưới sự lãnh đạo của Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Iu. Solomonov.

Lịch sử phát triển

RS-24 là tên lửa đường đạn chiến lược xuyên lục địa bố trí trong giếng phóng và trên bệ phóng cơ động trên mặt đất mới nhất của Nga.

RS-24 được phóng thử lần đầu ngày 29/5/2007 từ trường thử Plesetsk, phóng thử lần thứ hai ngày 25/12/2007 từ bệ phóng cơ động với tầm bắn 5.500 km đã tiêu diệt mục tiêu trên trường thử Kura, ở bán đảo Kamchatka). Trước khi đưa vào trang bị, có thể tiến hành một số lần phóng thử nữa trong vòng gần 3 năm

Căn cứ vào khả năng của các tên lửa nhiên liệu rắn cùng loại, có thể phỏng đoán rằng, với tầm bắn gần 12.000 km, RS-24 sẽ có thể đưa tới mục tiêu 6-10 đầu đạn dẫn độc lập có đương lượng nổ 150-300 kT. RS-24 có thể thua kém RS-18 và RS-20 về tải trọng hữu ích, nhưng vượt trội về các thông số khai thác và tốc độ lấy độ cao. Các thông số kích thước cho phép sử dụng tên lửa ở dạng trong giếng phóng và cơ động (lắp trên xe và trên tàu hoả).  

 

Chức năng

RS-24 là tên lửa đường đạn xuyên lục địa cấp chiến lược, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong tiềm lực quân sự và kinh tế trên lãnh thổ đối phương.

Đặc điểm

Hiện chưa rõ các tính năng chính của RS-24 như tầm bắn, số lượng, đương lượng nổ của đầu đạn và sai số vòng tròn xác suất của đầu đạn, tính năng của các phương tiện đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa, thời gian khởi tốc…

Có 2 ý kiến về tên lửa RS-24. Một ý kiến cho rằng, RS-24 là mẫu cải tiến sâu của tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-22 có sử dụng các giải pháp KHKT và công nghệ đã đuợc áp dụng ở hệ thống tên lửa Topol-M. Ý kiến thứ hai cho rằng, tên lửa mới được chế tạo trên cơ sở tên lửa của hệ thống Topol-M có lắp thêm tầng khởi tốc và khối tách đầu đạn của tên lửa đường đạn xuyên lục địa Bulava.

Một trong những khác biệt chính của RS-24 là nó được trang bị các hệ thống đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa có thể là hoàn toàn mới so với các hệ thống hiện có. Theo Tư lệnh Bộ đội Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN) N. Solovtsov và các chuyên gia khác, các phương tiện đó có thể biến hệ thống phòng thủ đường đạn mà Mỹ đang xây dựng trở nên vô nghĩa đối với Nga.

Các tham số độ chính xác và hệ thống điều khiển (tương tự như hệ thống điều khiển tên lửa đường đạn xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava) của tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới RS-24 thoả mãn những yêu cầu đặt ra và được xác nhận bằng các thông báo chính thức kết quả các lần phóng thử thứ nhất và thứ hai của tên lửa, trong quá trình phòng thử các mục tiêu bắn tập trên trường thử Kura (bán đảo Kamchatka) đã bị tiêu diệt. Theo Giám đốc Cơ quan Thông tin và Quan hệ xã hội của RVSN, đại tá A. Vovk thì các mục đích của vụ phóng đã đạt được và hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đặt ra. Các mục tiêu chính của cả 2 vụ phóng là xác nhận tính đúng đắn của các giải pháo KHKT và công nghệ áp dụng khi phát triển hệ thống tên lửa và tên lửa đường đạn xuyên lục địa, khả năng hoạt động của chúng, xác định các tham số kỹ thuật của các hệ thống và tổ máy của tên lửa, khẳng định hiệu quả của các biện pháp bảo đảm an toàn sử dụng được áp dụng.

Các kế hoạch sử dụng

Theo RVSN, RS-24 đáp ứng tất cả các yêu cầu của những hiệp ước còn hiệu lực về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược (1.700-2.200 đầu đạn hạt nhân cho đến ngày 31/12/2007) và sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2010. Cùng với tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-12М2 Topol-M mang 1 đầu đạn, RS-24 sẽ là nền tảng lực lượng tiến công của RVSN của Nga cho đến giữa thế kỷ ХХI.

Đẩy mạnh công tác thiết kế-thử nghiệm nhằm chế tạo hệ thống tên lửa trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-24 là một trong những hướng then chốt xây dựng RVSN trong tương lai gần, vì đến trước năm 2016, theo lời Tư lệnh RVSN, Thượng tướng N. Solovtsov, với xu hướng giảm số lượng, RVSN sẽ có không quá 20% hệ thống tên lửa tăng hạn sử dụng và 80% hệ thống tên lửa mới (trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa RS-12М2 Topol-M và RS-24).

Tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới có thể bắt đầu triển khai vào năm 2011-2013. Trong 10-12 sau đó, với sản lượng sản xuất 10-12 tên lửa/năm, RS-24 có thể thay thế RS-20 Voevoda (R-336M2, SS-18 Satan) và RS-18 (UR-100N, SS-19 Stiletto) là những tên lửa sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2017-2020.

Tính năng kỹ-chiến thuật

- Chiều dài tên lửa kể cả đầu đạn (không tính đầu đạn), m: 23 (17);
- Đường kính thân lớn nhất, m: 2;
- Tầm bắn tối đa, km: -;
- Số tầng: 3;
- Đương lượng nổ của đầu đạn, kT: 150-300;
- Trọng lượng phóng tối đa, t: -;
- Trọng lượng đầu đạn, t: -;
- Độ chính xác (sai số giới hạn), km: -

  • Nguồn: Arms-expo.ru

Print Print E-mail Print