Vietnamdefence.com

 

Hiện đại hóa Hải quân Việt Nam: Tham vọng và trở ngại (1)

VietnamDefence - Chuyên gia về hải quân người Nga Yu.V. Vedernikov phân tích về vấn đề hiện đại hóa Hải quân Việt Nam hiện nay

>> Chính sách biển và Hải quân Việt Nam

VietnamDefence xin giới thiệu bài viết về hiện đại hóa Hải quân Việt Nam của chuyên gia về hải quân Yu.V. Vedernikov, người đã từng viết một số cuốn sách về hải quân Trung Quốc đương đại, để quý độc giả tham khảo. Bài viết được đăng trên trang của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nằm ở bờ đông bán đảo Đông Dương và có dân số 90,5 triệu người. Theo số liệu năm 2011, GDP chính thức của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, tăng 5,9% năm so với cùng kỳ năm trước. Ngân sách của Việt Nam bị thâm hụt với mức thu 32,8 tỷ USD và mức chi 35,7 tỷ USD. Nợ nhà nước chiếm 57,3% GDP, dự trữ vàng-ngoại tệ là 17,67 tỷ USD [ 1 ] Giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế là các vùng công nghiệp Hà Nội (ở phía bắc) và thành phố Hồ Chí Minh (ở phía nam).

Xuất khẩu các sản phẩm trong nước có vai trò chiến lược trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2011, khối lượng xuất khẩu là 95,32 tỷ USD, bằng 77,7% GDP. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống là tài nguyên thiên nhiên, nông sản và hải sản, quần áo và giày dép, đồ điện tử gia dụng (và không phức tạp). Các quốc gia đối tác hàng đầu là Mỹ - 18%, Trung Quốc - 11% và Nhật Bản - 11%. Bên cạnh đó, nhập khẩu (năm 2011 là 97,83 tỷ USD) cho phép Việt Nam có được sản phẩm chế tạo máy, cấu kiện kim loại, thiết bị công nghiệp nhẹ. Các quốc gia cung cấp chính là: Trung Quốc - 22,0%, Hàn Quốc - 13,2%, Nhật Bản - 10,4%, Đài Loan - 8,6%, Thái Lan - 6,4% và Singapore - 6,4%.
Về mặt truyền thống, Việt Nam không được coi là cường quốc biển.

Hai chiến hạm uy lực nhất HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, theo số liệu của Review of Maritime Transport [ 2 ] tại thời điểm đầu năm 2011, Việt Nam có 1.451 tàu với tổng trọng tải [ 3 ] 3.704.000 GT, trong đó trọng tải của 104 tàu dầu là 933.000 GT, của 130 tàu chở hàng rời - 1.079.000 GT, của 949 tàu chở hàng khô - 1.367.000 GT, của 21 tàu chở container - 131.000 GT và của 42 tàu khác - 194.000 GT. So sánh những số liệu này, có thể kết luận rằng, hạm đội thương thuyền Việt Nam có các tàu tương đối nhỏ về kích thước, được dùng chủ yếu cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa và khu vực [ 4 ]. Sách tra cứu “World Port Index” có đăng thông tin về 16 cảng và bến cảng của Việt Nam, trong đó lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh nằm tương ứng ở miền bắc, miền trung và miền nam đất nước. Được biết [ 5 ], năm 2009, lượng container lưu chuyển của các cảng Việt Nam là 4.840.6000 TEU, còn năm 2010 là 5.454.500 TEU, tức là mức tăng trưởng hàng năm là 13,1%, trong khi chỉ số trung bình thế giới là 13,3%.

Về truyền thống, Việt Nam không được coi là cường quốc hải quân.

Và về mặt lịch sử, điều đó là có cơ sở. Thoát hẳn khỏi ách thực dân vào năm 1954, đất nước bị lôi cuốn vào hàng loạt cuộc chiến tranh, trong đó hải quân được dành cho vai trò hạng ba, thực tế là không quan trọng. Hạm đội được trang bị một số lượng nhỏ xuồng (tàu nhỏ) chiến đấu các loại hoạt động ven biển và trên sông. Việc bảo vệ từ hướng biển định kỳ do Hải quân Liên Xô đảm nhiệm, các tàu chiến, tàu ngầm Liên Xô bằng sự hiện diện của mình đã kiềm chế cuộc xâm lược tiềm tàng của Mỹ. Khi các hiện tượng khủng hoảng gia tăng ở Liên Xô, sự yểm trợ bằng sức mạnh quân sự này dần chấm dứt.

Những biển đổi địa-chính trị của thế giới vào đầu thập niên 1990 và cuộc cải cách kinh tế-xã hội theo hướng tự do của Việt Nam vào nửa đầu thập kỷ này đã không đưa vào nghị trình vấn đề hiện đại hóa tận gốc lực lượng hải quân quốc gia. Hạm đội vẫn chỉ là hạm đội ven bờ với nòng cốt là mấy tàu tuần tra và đổ bộ, tàu quét lôi và xuồng tên lửa ở trình độ kỹ thuật những năm 1960 do Liên Xô cung cấp.

Trong khi đó, sự tái cấu trúc chính trị không gian thế giới đã làm gay gắt vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nói đúng ra, vấn đề phi quân sự hóa vùng biển này đã xuất hiện khá lâu, trong những năm 1950-1960, với sự xuất hiện của các quốc gia có chủ quyền mới ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh một thế giới lưỡng cực, nó mang tính khu vực hẹp và “chậm chạp”, và thực tế đã được giải quyết bởi các nước tranh chấp theo nguyên tắc “fait accompli” (sự đã rồi), nghĩa là xác lập chủ quyền bằng sức mạnh khi sử dụng lực lượng hải quân có năng lực như luận cứ chủ yếu.

Thời đại mới đã tạo ra những điều chỉnh đối với vấn đề này khi làm cho “tranh chấp tài nguyên” do trữ lượng tiềm năng hydrocarbon lớn ở khu vực quần đảo  Trường Sa [ 6 ] mà  ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền trở nên bức thiết. Lợi ích của Việt Nam ở vùng biển này là rất lớn. Cần lưu ý là Việt Nam đang nắm giữ 21 trong 44 đảo nhỏ và rạn đá ngầm lớn nhất của quần đảo này.

Một xu hướng mới khác là “sự xâm nhập” vào khu vực này của Đông Nam Á của “các quốc gia ngoài khu vực”. Có liên minh quân sự-chính trị với Đài Loan và Nhật Bản, cũng như sự hiện diện quân sự ở Philippines, Mỹ thường xuyên duy trì tại khu vực này một lực lượng tàu chiến [ 7 ]. Theo đuổi những mục tiêu đối ngoại của mình, năm 2011, Ấn Độ đã bắt đầu hợp tác thăm dò ở thềm lục địa Việt Nam, còn sau đó thì tuyên bố ý định thiết lập sự hiện diện hải quân thường xuyên ở vùng biển này. Tất cả những điều đó đi kèm với sự mở rộng quan hệ ngoại giao và các cuộc tập trận chung hải quân truyền thống [ 8 ], như những thành tố của ngoại giao quân sự. Tuy nhiên, sự thiếu văng, dù là một hạm đội cho dù không lớn nhưng có năng lực hoạt động đang đặt Việt Nam vào thế phụ thuộc vào “ý muốn” của các quốc gia này, làm cho họ phải “trông chừng cộng đồng quốc tế” trong các hành động [ 9 ].

Tất cả những điều đó cộng lại đã làm cho vấn đề hiện đại hóa Hải quân Việt Nam trở nên cấp thiết.

Hải quân Việt Nam đương đại là một quân chủng độc lập của lực lượng vũ trang, về tổ chức chia thành 4 vùng hải quân, 9 lữ đoàn tàu chiến và tàu bổ trợ, 1 lữ đoàn đặc công, 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ và 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển. Quân số là 33.800 người [ 10 ].

Theo số liệu Jane’s năm 2008, trong biên chế Hải quân Việt Nam có 2 tàu ngầm mini do Bắc Triều Tiên đóng, 5 tàu tuần tra cũ lớp Projekt 159, 4 corvette tên lửa lớp 1241RE trang bị tên lửa chống hạm P-15, 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và 2 corvette tên lửa lớp Projekt 1241.8 trang bị tên lửa chống hạm Kh-35, 4 corvette tuần tra lớp Projekt 1041 và các tàu chiến nhỏ cũ gồm: 8 tàu tên lửa lớp Projekt 205 và 2 tàu phóng lôi lớp Projekt 206М và 206Т. Các tàu quét lôi gồm 4 tàu quét lôi căn cứ và 2 tàu quét lôi ven bờ, lực lượng tàu đổ bộ gồm 3 tàu đổ bộ hãng trung do Liên Xô đóng và 3 tàu đổ bộ tăng do Mỹ đóng. Trong biên chế hạm đội còn có một số lượng lớn tàu nhỏ ven bờ và tàu sông các loại.

Báo chí công khai không nêu thông tin về chiến lược hải quân của Việt Nam. Nhưng dựa vào suy nghĩ lành mạnh, chúng tôi giả định các nhiệm vụ sau đây đang đặt ra cho Hải quân Việt Nam (không xác định rõ mức độ ưu tiên của chúng):

- Bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông, bảo đảm sức mạnh quân sự cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ hoạt động giao thông hàng hải, đánh cá và thăm dò trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế, đấu tranh chống cướp biển, buôn lậu ma túy và các mối đe dọa tương tự;

- Kiềm chế một cuộc xâm lược tiềm tàng từ hướng biển một cách độc lập hoặc phối hợp với các quân binh chủng khác của quân đội, khi có liên minh với các nước ngoài hoặc không có sự liên minh đó;

- Tác chiến trên biển độc lập hay phối hợp với Không quân, chi viện cho Lục quân trong phòng thủ đất nước trên các hướng ven biển.

Sự đổi mới thực tế đội tàu chiến của Hải quân Việt Nam bắt đầu vào nửa cuối thập niên 1990 bằng việc mua sắm 4 corvette tên lửa Projekt 1241 của Nga. Về thực chất, có thể nói đến sự đổi mới kỹ thuật: trong biên chế hạm đội Việt Nam đã xuất hiện các tàu tên lửa mới, với dự trữ kỹ thuật và tiềm năng hiện đại hóa lớn, nhưng được trang bị các tên lửa hành trình cũ P-15 (SS-N-2D Styx) [ 11 ].

Trong những năm sau đó, Việt Nam đã mua sắm các corvette tên lửa tương tự, nhưng đã được trang bị tên lửa chống hạm hiện đại Kh-35 Uran-E (SS-N-25). Điều đó tự nó tạo ra xu hướng đổi mới chất lượng mức chiến dịch-chiến thuật Hải quân Việt Nam. Theo số liệu của Jane’s 2008, trong biên chế hạm đội Việt Nam hiện có và sẽ có tổng cộng 12 corvette tên lửa với tổng tiềm lực chiến đấu là 176 tên lửa chống hạm Kh-35. Được biết, năm 2004-2008, Việt Nam đã mua sắm 120 tên lửa này, còn tháng 10/2010 đã ký hiệp định Nga-Việt về việc phát triển tên lửa Uran-EV thích ứng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam [ 12 ].

Không còn nghi ngờ, điểm yếu của các tàu này là tiềm lực phòng không yếu, với sự hiện diện của 2 ụ pháo hiệu quả thấp АК-630 trên mỗi tàu. Tuy vậy, nhược điểm này đã được tính đến từ thời Liên Xô: năm 1986, để thử nghiệm, trên một tàu cùng lớp đã lắp hệ thống tên lửa-pháo phòng không Kortik, cũng như trù tính khả năng cải tạo nhanh để lắp các loại vũ khí trang bị mới [ 13 ].

Việc tiếp nhận 2 frigate lớp Gepard (Projekt 11661E) vào năm 2011 là sự tăng cường chất lượng cho hạm đội Việt Nam. Với lượng giãn nước toàn phần 2.100 tấn, frigate lớp này có cự ly hành trình 3.500 hải lý (ở tốc độ 14 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập đế 20 ngày đêm, được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35, 1 hệ thống tên lửa-pháo phòng không Kortik và 2 ụ pháo АК-630, vũ khí chống ngầm và có một sân đỗ để triển khai tạm thời 1 trực thăng.

Các tàu Gepard có tiềm năng hiện đại hóa lớn. Được biết, các tàu lớp này của Hải quân Nga đã tiến hành thành công các đợt bắn thử tên lửa chống hạm 3М54 Club-N, hãng thiết kế đã xem xét khả năng lắp ụ pháo 100 mm tối tân nhất АК-190 cho các tàu này [ 14 ]. Chúng tôi cho rằng, hiện tại, các nước ở khu vực Biển Đông không có các tàu cùng loại có khả năng chiến đấu sánh với các tàu chiến Gepard của Việt Nam [ 15 ].

Biên chế lực lượng tàu tuần tra dự định bổ sung bằng các tàu corvette lớp Projekt 1041.2 Svetlyak mà trong tương lai, số lượng sẽ tăng lên đến 10 chiếc. Các tàu chiến này của Việt Nam là biến thể chống ngầm được phát triển từ lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Projekt 1241 và khác với chúng ở chỗ được trang bị hệ thống động lực chính là các động cơ diesel. Kinh nghiệm của Hải quân Liên Xô đã cho thấy rằng, để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tàu Svetlyak là đắt đỏ cả khi đóng lẫn trong khai thác [ 16 ]. Việc mua sắm các tàu có tiềm năng săn-chống ngầm trực tiếp và thực tế là không có vũ khí tấn công (chống hạm) này, theo chúng tôi, là sự lãng phí tiền bạc [ 17 ].

Ngoài ra, báo chí cũng đưa tin về khả năng Việt Nam mua của Hà Lan 4 frigae lớp SIGMA. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh hải quân bằng phương thức đóng tàu và đào tạo thủy binh [ 18 ]. Tuy nhiên, hiện tại (tháng 12/2012), việc này chưa được xác nhận [ 19 ].

****
TÀI LIỆU THAM KHẢO, CHÚ GIẢI:

  1. Данные "The Word Factbook" (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html). В последующем, если не указано иное, нами так же используются сведения из этого справочника ЦРУ США.
  2. См. Review of Maritime Transport, 2011, р. 181, 191. При этом учету подлежат суда вместимостью более 100 GT. К месту заметить, что "The Word Factbook" приводит существенно меньшее количество морских судов Вьетнама - 579 ед., из которых 23 танкера, 142 балкера, 335 сухогрузов и 19 контейнеровозов.
  3. Гросс-тонна (GT) - величина, характеризующая грузовместимость судна, равная 100 куб. футам или 2,83 м3.
  4. К примеру, осредненная вместимость одного танкера составляет 8,97 тыс. GT (25,4 тыс. м3), что при удельном весе одной тонны нефти (0,85 т/м3) адекватно 21,6 тыс. т. грузоподъемности. Рассчитанная аналогичным образом осредненная грузоподъемность балкера составляет порядка 25-30 тыс. т., а сухогруза - 2-3 тыс. т. Однако полагаем эти выводы достаточно умозрительными. Это обусловлено отсутствием "под рукой" фактических данных по составу (количеству и качеству) морского транспортного флота этой страны.
  5. См. Review of Maritime Transport, 2011, р. 87, 88. Справочно заметим, что по данным указанного источника в 2011 г. контейнерооборот портов Индии составил 8 942,7 тыс. TEU, Индонезии - 8 960,4 тыс. TEU, Таиланда - 6 648,5 тыс. TEU и Филиппин - 5 048,7 тыс. TEU.
  6. Территориальной ценностью о-ва Спратли не обладают, составляя в совокупности всего пор. 5 км2 площади. Однако владение каким-либо рифом этого архипелага позволяет спорящей стране установить свои права на прилегающий шельф и его ресурсы.
  7. См.: Спор за нефть и газЮжно-Китайского моря, доступно на http://www.warandpeace.ru/ru/commentaries/view/71614/; Спор из-за островов Спратли: США создают в Южно-Китайском море коалицию, направленную против КНР. Доступно на http://win.ru/geopolitika/1334639391
  8. К примеру, в 2010 г., отмечая 15-летие нормализации отношений, Вьетнам и США провели совместные военно-морские маневры вЮжно-Китайском море.
  9. Полагаем, что постепенно, по факту событий, Вьетнам становиться составной частью американской модели мироустройства в этом регионе, инструментом стратегического сдерживания Китая в проблемах территориальных споров между Индией и КНР и присутствия китайских боевых кораблей в Индийском океане.
  10. См. Вооруженные силы Вьетнама. Доступно на http://www.atrinfo.ru/asia/vietnam.html
  11. Несомненно, принятая на вооружение в начале 1960-х гг., в современности крылатая ракета "П-15" является устаревшей моделью. Однако, состояние противоракетной обороны боевых кораблей стран бассейна Южно-Китайского моря не предопределяет боевое применение этих ракет как безуспешное.
  12. См. Под боком у дракона: военно-морские силы Вьетнама на современном этапе / Тебин П.Ю. // Независимое военное обозрение. Публикация от 20.04.2012.
  13. См. Центральное морское конструкторское бюро "Алмаз". Флоту Отечества. - СПб.: "ЛеКо", 2005. С. 62. В последующем, потенциал такой модернизации был реализован установкой на кораблях ПКРК Х-35.
  14. См. сноску выше.
  15. Исключением из этого могут быть китайские фрегаты типа "Jiangkai-II" (пр. 054А).
  16. См. Центральное морское конструкторское бюро "Алмаз". Флоту Отечества. - СПб.: "ЛеКо", 2005. С. 268.
  17. Впрочем, мы не исключаем оснащение (вооружение) этих кораблей противокорабельными ракетными комплексами Х-35 "Уран". По крайней мере, считаем такую модернизацию несложной в техническом аспекте реализации….
  18. См. Спор из-за островов Спратли: США создают в Южно-Китайском море коалицию, направленную против КНР. Доступно на http://win.ru/geopolitika/1334639391
  19. В рамках данной публикации не целесообразно сравнивать преимущества и недостатки кораблей российской и нидерландской постройки, оставляя это компетенцией отдельного военно- технического и экономического анализа. Однако полагаем, что такая "разносортица" кораблей существенно усложнит техническую эксплуатацию флота.

(Còn nữa)

Nguồn:

Hiện đại hóa Hải quân Việt Nam: Hiện đại hóa Hải quân tại Việt Nam: sự mất cân bằng đầy tham vọng, như là một mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân / Yu. V. Vedernikov, kỹ sư hàng hải, Vladivostok, Nga (Модернизация военно-морских сил Вьетнама: амбициозный дисбаланс, как угроза национальной экономике / Ю.В. Ведерников, морской инженер, Владивосток, Россия) // Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga.

Print Print E-mail Print