Vietnamdefence.com

 

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc: Hôm nay và ngày mai

VietnamDefence - Trung Quốc liên tục hoàn thiện và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình với mục tiêu trước năm 2020, tiềm lực hạt nhân của họ đạt đến mức cho phép họ không còn phải e dè phương Tây lẫn Nga nữa.


Dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc (TQ) đã tăng mạnh nhờ việc nhận vào trang bị các ICBM cơ động DF-31A và tên lửa đường đạn chiến lược phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 - đây là những vũ khí chiến lược thế hệ mới của TQ.

Khả năng chiến đấu của lực lượng hạt nhân TQ bắt đầu được tăng cường từ năm 1995. Trước đó, Lực lượng Pháo binh II (LLPBII) của Quân Giải phóng được ở trong tìnhtrạng đáng buồn khi mà đa số quân số của LLPBII chủ yếu làm việc trồng rau, nuôi lợn trong bối cảnh Liên Xô và Mỹ có những cắt giảm lớn về vũ khí chiến lược. Nhưng saunăm 1995, khi căng thẳng ở eo biển Đài Loan gia tăng, TQ bắt đầu đặt trọng tâm phát triển lực lượng hạt nhân nhằm giải quyết vấn đề Đài Loan để có đủ tiềmlực răn đe ngănchặn Mỹ can thiệp quân sự ở eo biển Đài Loan.

Chiến lược này đã thúc đẩy TQ cải cách các lực lượng vũ trang từ quan niệm “sức mạnh hạt nhân và thông thường cân bằng” sang xây dựng “khả năng tập trung để thực hiện các đòn đánh hạt nhân”. LLPBII ráo riết xúc tiến phát triển và triển khai ICBM cơ động DF-31A và SLBM JL-2.

Để tranh thủ thời gian triển khai các hệ thống mới, TQ đã sản xuất thêm các ICBM cũ DF-5A, tên lửa đường đạn tầm trung gian (MRBM) DF-4 và tên lửa đường đạn tầm trung (IRBM) DF-3. Cùng với việc bắt đầu triển khai một số lượng lớn tên lửa chiến lược, LLPBII cũng tăng số lượng các lữ đoàn tên lửa tầm xa. Ngoài ra, 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn (SSBN) mới lớp 094 Jin (lớp Tấn) cũng được đưa vào trang bị để tăng cường cho 1 SSBN lớp 092 Xia (lớp Hạ) hiện có.

Có những dấu hiệu cho thấy số lượng tên lửa đường đạn DF-4 ở Delinghayuan, miền Tây tỉnh Thanh Hải đã tăng lên. Tại khu vực căn cứ tên lửa đã xây dựng mấy trăm km đường nhựa, sửa chữa lớp mặt đường cứng hiện có và các trận địa tên lửa mới. Điều đó cho thấy TQ sẽ triển khai nhiều hơn các ICBM cơ động DF-31A để thay thế các tên lửa cũ DF-4.

Trong số các lữ đoàn tên lửa chiến lược có nhiều khả năng nhất sẽ được trang bị tên lửa DF-5 và DF-5A có các lữ 801 và 804. Lữ 813 đóng ở Nanyang, tỉnh Hà Nam, sẽ được trang bị DF-31. Các lữ 809 và 812 đóng ở Thanh Hải cũng như các lữ 803 và 805 đóng ở Hồ Nam được trang bị ICBM DF-4.

Một số lữ đoàn trang bị ICBM DF-4 này có thể đã bắt đầu nhận vào trang bị các ICBM DF-31A. Trong các tài liệu tác chiến của  TQ, các tên lửa chiến lược DF-4 và DF-31A không được gọi là tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mà gọi là tên lửa tầm xa, trong khi DF-5 được coi là ICBM.

Có phỏng đoán cho rằng, lữ tên lửa 818 được trang bị tên lửa DF-31, nhưng điều đó chưa được các nguồn tin chính thức xác nhận. Do chưa có đủ số lượng ICBM có tầm bắn trên 10.000 km (khoảng 6200 dặm),  nên TQ sẽ tiếp tục tiến hành tăng hạn sử dụng và hiện đại hoá tên lửa DF-5 .

Việc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân của LLPBII là nhằm kiềm chế các cường quốc hạt nhân “hăm doạ hạt nhân” đối với TQ. Nước này giàu trữ lượng uranium và đủ dự trữ để sản xuất nguyên liệu hạt nhân cho các đầu đạn chiến lược. Người ta cho rằng, TQ đã tiến hành sản xuất plutonium trong một thời gian khá dài. Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, TQ có đủ nguyên liệu hạt nhân để sản xuất 1.000 đầu đạn hạt nhân.

Bởi lẽ ICBM DF-31 và tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm JL-2 có các phương tiện mang mới nên những năm gần đây TQ tập trung phát triển đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập. Kết quả là DF-31 và JL-2, cũng như một số tên lửa DF-5A và DF-5 sẽ được trang bị các loại đầu đạn mới kiều MIRV (Multiple Independently Targetable Re-entry Vehicles). Các nhà phân tích tình báo phương Tây cho rằng, TQ đặt ra mục tiêu phát triển công nghệ đầu đạn MIRV mang không dưới 3 đầu đạn hạt nhân.

Về số lượng ICBM trong mỗi lữ đoàn tên lửa, có cơ sở để cho rằng, các lữđoàn ICBM của TQ cũng như của Nga có thể trang bị mỗi sư đoàn 9 tênlửa. Nếu như vậy thì có thể với 3 lữ đoàn DF-5/DF-5A và 4-5 lữ đoàn trangbị DF-4 hoặc DF-31A, TQ sẽ có khoảng 63-72 ICBM và tên lửa tầm xa.

Về số lượng đầu đạn, nếu mỗi tên lửa thuộc 3 lữ DF-5/5A và ít nhất 2 lữ DF-31A được trang bị 3 đầu đạn thì sẽ có 135 đầu đạn. Nếu cộng thêm 2-3 lữ tên lửa chiến lược tầm xa DF-4 trang bị các tên lửa mang 1 đầu đạn thì sẽ có tổng cộng 18-27 đầu đạn đơn khối trên các tên lửa DF-4. Đến nay, tên lửa DF-5 chỉ mang 1 đầu đạn. Như vậy, tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược của TQ lên tới 153-162 đơn vị. Cần lưu ý rằng, TQ đã và đang đẩy mạnh hiện đại hoá các loại tên lửa tầm xa của họ. 

TQ phát triển lực lượng tên lửa triển khai trên biển là nhằm xây dựng tiềm lực vũ khí hạt nhân tương đương với tiềm lực của LLPBII. Vì thế, việc tăng cường lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển diễn ra khá mạnh. 

TQ hiện có 2 SSBN lớp 094 trang bị 24 tên lửa chiến lược thế hệ mới JL-2 với tổng cộng 72 đầu đạn hạt nhân, cộng với 12 SLBM mang đầu đạn đơn khối JL-1A triển khai trên các SSBN lớp 092M. Vì thế, TQ có tổng cộng 84 đầu đạn hạt nhân trên các tàu ngầm. Như vậy, tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược triển khai trên mặt đất và trên biển của TQ có thể là 237-246 đơn vị.

Trong 5 năm tới, TQ dự định đóng các SSBN mới lớp 094 và như vậy, số lượng đầu đạn hạt nhân triển khai trên biển cũng sẽ tăng mạnh. TQ chỉ cần có 5 SSBN lớp 094 thì số lượng đầu đạn hạt nhân trên các tàu này sẽ đạt đến 180 đơn vị. Cộng với số đầu đạn trên SSBN lớp 092, có thể kết luận rằng, kho vũ khí hạt nhân trên biển của TQ sẽ có 192 đầu đạn trong 5 năm tới.

Hơn nữa, tốc độ triển khai các ICBM cơ động DF-31A chắc chắn được đẩy nhanh. Báo chí phương Tây cho rằng, TQ sẽ triển khai ít nhất 50 DF-31A, đưa tổng số đầu đạn hạt nhân mới lên đến 150 đơn vị.

TQ cũng đã bắt đầu phát triển loại SSBN mới lớp 096. Đài truyền hình trung ương TQ đã đưa hình ảnh của SSBN có thể mang 24 SLBM và giới thiệu đây là SSBN thế hệ mới có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn của Hải quân TQ. Trong trường hợp đó, số lượng đầu đạn hạt nhân của TQ trong tuơng lai không xa sẽ tăng mạnh. 

Về đương lượng nổ của đầu đạn hạt nhân, các biến thể đầu đạn hạt nhân đầu tiên của ICBM DF-5 là bom hạt nhân hoặc khinh khí có đương lượng 1 МT. Xét về công suất các vụ thử hạt nhân ở TQ trước đây, đương lượng nổ tối đa của các đầu đạn có thể đạt mức 1-3 МT. Các ICBM mới DF-31A trang bị các đầu đạn MIRV chứa các đầu đạn nhỏ dẫn đường độc lập với đương lượng nổ mỗi đầu đạn khoảng 100 kT. Cho đến nay, TQ đã phát triển cả một series đầu đạn hạt nhân có đương lượng 100-500 kT. 

Print Print E-mail Print