Vietnamdefence.com

 

Quân phục ngụy trang vô dụng ở dải phổ cực tím

VietnamDefence - Quân phục ngụy trang hiện đại chẳng qua là vải được nhuộm màu giốn địa hình. Ngày nay, còn cần phải ngụy trang binh sĩ ở dải phổ hồng ngoại. Nhưng chẳng mấy người biết rằng, có một cách phát hiện binh sĩ đối phương là sử dụng các sensot làm việc ở dải phổ cực tím.

Các sensor nhỏ gọn khá phổ dụng trong quân đội các nước phát triển. Nhưng chế tạo chúng đòi hỏi các công nghệ phức tạp có giá hàng ngàn đến hàng chục ngàn đô la.

Bởi vậy, lính Mỹ có thể không phải lo chẳng hạn phiến quân Taliban có nhiều khí tài ảnh nhiệt. Tuy nhiên, quân trang của Mỹ bảo đảm ngụy trang ở dải hồng ngoại.

Tuy vậy, có nhiều khí tài bán tự do cho phép quan sát ở dải cực tím. Trên internet có thể mua với giá 100 USD một camera video và đơn giản là cải tiến nó để ghi hình ở chế độ thời gian thực ở dải phổ cực tím gần với dải sóng 330-1250 nm.

Trong camera này, người lính mặc đồ ngụy trang sẽ trông như một đốm xanh sáng rực có thể phát hiện tối thiểu từ cự ly 100 m.

“Trinh sát cực tím” có hiệu quả tối đa ở Bắc cực, nơi mà các tia cực tím đặc biệt sáng. Lượng cực tím cũng tăng lên trong lúc tranh tối tranh sáng lúc bình minh, trong những ngày u ám và trong những điều kiện mà các camera video cực tím đôi khi hữu dụng hơn khí tài ảnh nhiệt.

Cần lưu ý đến khả năng của các sensor cực tím khi ngụy trang cho binh sĩ, phương tiện kỹ thuật và thiết bị.
Phổ cực tím gần, trước hết là dải 320-400 nm, có khả năng kinh ngạc hiển thị các chi tiết vật thể thậm chí ở cự ly xa.

Camera gương số cải tiến với ống kính 400 mm có thể phát hiện binh lính mặc đồ ngụy trang ở cách xa 1 km. Sử dụng các ảnh cực tím hay camera cực tím, có thể nhanh chóng nghiên cứu một thung lũng từ trên cao và gọi hỏa lực bắn vào các mục tiêu tự coi là được ngụy trang tốt. Hiện chưa biết tầm hoạt động chính xác của các khí tài này vì lý do đơn giản, chưa có ai nghiêm túc nghiên cứu việc đo đạc đó. Nhưng các nhà khoa học hiện sử dụng các camera cực tím để xác định một phần triệu oxit lưu huỳnh ở các vòng núi lửa ở cự ly 16 km.

Có thể thấy bộ đồ ngụy trang MARPAT bị nhìn rõ thế nào ở dải cực tím và
bình phun của công ty UVRDT làm giảm phản xạ cực tím thế nào

Lục quân Mỹ thừa nhận cần phải ngụy trang ở dải cực tím. Điều lệnh huấn luyện binh sĩ đòi hỏi áp dụng các biện pháp ngụy trang binh sĩ trước các sensor cực tím. Ngoài ra, trong Điều lệnh dã chiến mới nhất của Lục quân Mỹ ở chương nói về ngụy trang (FM 20-3) có nói rằng, nguy cơ của các sensor cực tím đang bị binh sĩ xem nhẹ vì họ biết ít về khả năng của các sensor cụ thể hay sự kết hợp các hệ thống mà kẻ địch đang sử dụng.

Được biết, các camera cực tím tạo ra mối đe dọa lớn cho các vùng bị phủ tuyết, vì tuyết phản xạ tia cực tím tốt hơn đa số các loại sơn trắng và đối tượng là người. Các hệ thống trinh sát ảnh với các bộ lọc cực tím đơn giản có thể phát hiện ra các mục tiêu quân sự ở dạng các đốm đen trên bề mặt phủ tuyết.

Ít ai biết rằng, trong lá cây rậm rạp, camera cực tím cũng là phương tiện rất hữu dụng. Vấn đề là ở chỗ, lá cây xanh hấp thụ tốt ánh sáng cực tím, chỉ phản xạ có 7% bức xạ, trong khi đa số các mẫu quần áo ngụy trang phản xạ cực tím mạnh hơn. Cát tùy thuộc vào hàm lượng silic chỉ phản xạ gần 3% tia cực tím, trong khi nhiều loại vải ngụy trang màu vàng-nâu và xám phản xạ đến 50% hoặc hơn nữa tia cực tím.

Ví dụ, bộ đồ ngụy trang nổi tiếng Ghillie mà xạ thủ bắn tỉa Mỹ sử dụng che giấu xạ thủ ở ánh sáng nhìn thấy tốt đến nỗi đối phương có thể bước lên đầu xạ thủ mà không biết, nhưng ở dải cực tím, Ghillie bị nhìn thấy cực rõ.

Tại sao các camera cực tím không được sử dụng mùa hè và ở những nơi không có tuyết? Câu trả lời đơn giản: các quân đội giàu có sử dụng rộng rãi khí tài ảnh nhiệt, còn các phần tử khủng bố hay phiến quân đủ loại đơn giản là không biết đến khả năng quan sát ở dải phổ cực tím.

Lục quân Mỹ dẫu sao cũng đã chú ý đến sơ hở tiềm tàng của binh sĩ của họ. Nhu cầu của quân đội Mỹ đã đẻ ra những giải pháp đơn giản như loại chất phun của công ty UVR Defense Tech. Người ta dùng chất này này để phun lên quân phục để làm giảm độ phản xạ ở dải cực tím.

  • Nguồn: rnd.cnews, 25.10.10.

Print Print E-mail Print