VietnamDefence -
Т-90 Vladimir là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của Nga. Đây thực chất là mẫu xe Т-72BU được chế tạo vào cuối thập kỷ 1980-đầu thập kỷ 1990 trên cơ sở hiện đại hoá xe tăng Т-72 và được nhận vào trang bị với ký hiệu Т-90 năm 1992.
|
Xe tăng chủ lực T-90 Vladimir
|
Т-90 Vladimir là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của Nga. Đây thực chất là mẫu xe Т-72BU được chế tạo vào cuối thập kỷ 1980-đầu thập kỷ 1990 trên cơ sở hiện đại hoá xe tăng Т-72 và được nhận vào trang bị với ký hiệu Т-90 năm 1992.
T-90 bắt đầu được sản xuất loạt nhỏ vào năm 1992, nhưng vào năm 2008, mới chỉ có gần 300 xe T-90 được chuyển giao cho quân đội Nga.
Ngoài ra, từ năm 2000, Nga đã cung cấp cho Ấn Độ hơn 500 Т-90. Ấn Độ có kế hoạch sản xuất T-90 theo giấy phép tại các nhà máy của mình và nâng tổng số tăng T-90 trong quân đội của mình lên tới 1657 chiếc. Cũng trong các năm 2006-2008, Nga đã ký hợp đồng bán T-90 cho nhiều nước khác, trong đó có Algeria.
Biến thể này của Т-72 được chế tạo tại Viện Thiết kế của Nhà máy Uralvagonzavod, ở Nizhmy Tagil vào năm 1989 dưới sự lãnh đạo của kỹ sư trưởng Vladimir Potkin (tên ban đầu của xe tăng là Objekt 188, hay Т-72BU).
|
Xe tăng chủ lực T-90
|
Objekt 188 được phát triển song song với loại xe tăng thử nghiệm tiên tiến hơn Objekt 187, cũng là một biến thể của dòng xe Т-72.
Nhưng không lâu sau khi Liên Xô sụp đổ, việc đưa Objekt 187 vào sản xuất loạt đã buộc phải đình chỉ và mẫu xe đơn giản hơn là Т-72BU đã được chọn làm xe tăng chủ lực và đổi tên thành Т-90. Tuy nhiên, sau đó, nhiều giải pháp kỹ thuật tiến bộ của Objekt187 đã được áp dụng vào thế hệ xe tăng mới, tiên tiến của Nga.
|
Xe tăng chủ lực T-90 Vladimir
|
T-90 bắt đầu được sản xuất loạt năm 1992. Năm 1992-1996, công nghiệp Nga cung cấp cho Lục quân Nga tổng cộng không quá 120 Т-90, sau đó việc sản xuất bị ngừng lại và chỉ nối lại năm 2004. 1 trung đoàn của Sư đoàn bộ binh cơ giới Cờ Đỏ Taganrog, Huân chương Suvorov số 21 của quân khu Siberia và 1 đơn vị của Sư đoàn xe tăng cận vệ sông Đông số 5 (đóng ở Buryatia) được trang bị hoàn toàn bằng T-90; trong biên chế Sư đoàn bộ binh cơ giới Tamansk có 1 tiểu đoàn Т-90 sản xuất năm 2004-2006.
T-90 ra đời là do nhu cầu hiện đại hoá các mẫu tăng hiện có, có xét đến kinh nghiệm chiến tranh ở Vùng Vịnh, cũng như do việc chuyển hướng sang sản xuất xe tăng sử dụng các linh kiện do Nga sản xuất.
Những khác biệt chính so với Т-72B là việc sử dụng hệ thống chế áp quang điện tử TShU-1 Shtora, hệ thống điều khiển hoả lực 1А45 lấy từ tăng Т-80U, khí tài kích nổ từ xa đạn phá-mảnh lắp ngòi đặc biệt tại một điểm đã định trên đường bay, ụ súng máy phòng không điều khiển từ xa.
Xe tăng này đã kế thừa được tất cả những gì tốt nhất trong ngành chế tạo xe tăng Nga. Thuật toán công tác của pháo thủ đã giảm được tối đa các thao tác.
Kết cấu của Т-90 tuân thủ những nguyên tắc chính của ngành chế tạo tăng Liên Xô. So với các xe tăng nước ngoài như Abrams, có cấu trúc rộng rãi nên làm tăng kích thước, khối lượng của xe và đòi hỏi sử dụng động cơ mạnh hơn, làm giảm khả năng bảo vệ, Т-90 có cấu trúc nhỏ gọn (thể tích được bọc giáp nhỏ), sử dụng các phương tiện bảo vệ tăng cường phi thông thường (giáp phản ứng nổ, hệ thống chế áp quang-điện tử), vũ khí tên lửa phóng từ nòng pháo.
|
T-90 của Lục quân Ấn Độ
|
T-90 được phát triển dựa trên tăng Т-72B của Viện UKBTM, Liên Xô. Từ năm 1985, T-72B được sản xuất cùng với Т-80U, nhưng khác T-80U ở hệ thống điều khiển hoả lực không tự động hoá đơn giản hơn. Như vậy, việc chế tạo Т-90 thực chất là đưa Т-72B đạt đến tiêu chuẩn Т-80U về tất cả các thông số, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được về mặt sức cơ động.
Т-90 sản xuất những loạt đầu (Objekt 188), ngoài hệ thống điều khiển hoả lực 1А45Т đồng nhất với Т-80, còn được lắp hệ thống chế áp quang-điện tử Shtora-2, bảo đảm cho xe tăng có khả năng tự bảo vệ trước đa số các hệ thống tên lửa chống tăng hiện có trên thế giới sử dụng hệ dẫn lệnh bán tự động như TOW, HOT, Milan, Dragon và các đầu tự dẫn laser của các tên lửa như Maverick, Hellfire, đạn pháo Copperhead bằng cách tạo ra nhiễu tích cực đối với việc dẫn các loại tên lửa/đạn có điều khiển này.
Biến thể mới của Т-90 (Т-90А hay Objekt 188А1) được đưa vào sản xuất từ năm 2004, có sự cải tiến về nhiều mặt. Cụ thể, máy ngắm đêm của xe là khí tài ảnh nhiệt hiện đại thế hệ 2 Essa với trường nhìn ổn định toàn phần, tích hợp với máy ngắm chính và kênh đo xa laser của nó; tháp xe đúc trước đây được thay bằng tháp gia cường kiểu hàn với kích thước biên dạng giáp đến 950 mm; hệ giáp phản ứng nổ được cải tiến bằng cách thay thế các hộp giáp phản ứng nổ tiêu chuẩn 4S22 bằng các hộp giáp thế hệ 3 4S23; động cơ diesel V-92S2 1.000 mã lực được chế tạo để thay cho động cơ 840 mã lực.
|
Xe tăng chủ lực T-90 Vladimir
|
Sau này, dự kiến xe tăng sẽ được trang bị động cơ tiên tiến V-99 1.200 mã lực; áp dụng các biện pháp mới để giảm nguy cơ cháy nổ thùng nhiên liệu; các viên đạn pháo ở bên ngoài máy nạp đạn tự động được chứa trong những hộp đạn đặc biệt, cho phép giảm mạnh xác suất bị kích nổ; bản thân máy nạp đạn tự động được che chắn bằng giáp bổ trợ; theo một số nguồn tin thì bộ ổn định pháo cũng được thay thế, qua đó nâng cao gấp đôi tốc độ quay dẫn hướng tháp và cải thiện độ chính xác bắn trong hành tiến. Tuy nhiên, chương trình mua sắm biến thể T-90A vẫn cực kỳ khiêm tốn: đến trước năm 2015, Nga chỉ dự kiến mua 7 tiểu đoàn tăng T-90A (217 xe). Năm 2007, Bộ Quốc phòng Nga đã mua sắm 60 xe tăng (2 biên chế cấp tiểu đoàn) Т-90А.
Tháng 8/2007, Nga thông báo mua gần 100 camera ảnh nhiệt Catherine FC của hãng Thales (Pháp) để lắp cho xe tăng Т-90 của quân đội Nga. Camera Catherine FC cho phép nhận dạng hiệu quả mục tiêu trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, cả ban ngày và ban đêm. Camera này được thiết kế để lắp trên các module quang-điện tử nhỏ gọn có thể lắp cho các phương tiện mang bất kỳ và trong tương lai có thể tích hợp vào các hệ thống thông tin chiến trường phức tạp.
Т-90 có kết cấu truyền thống, khoang lái ở phía mũi xe, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ-truyền lực ở đuôi. Kíp xe Т-90 gồm 3 người - lái xe bố trí trên trục dọc của xe trong khoang lái, pháo thủ và trưởng xe ngồi trong tháp bên trái và bên phải pháo.
Tuỳ thuộc vị trí, vỏ giáp bảo vệ của Т-90 có sự khác biệt lớn. Thân xe bọc giáp củaТ-90 là kiểu hàn, tháp kiểu đúc với mẫu Т-90 và tháp kiểu hàn ở Т-90S và Т-90А. Vật liệu chính làm thân xe là thép vỏ giáp; tấm giáp đầu xe và mặt trước của tháp xetrong phạm vi góc hướng ±35° được lắp giáp phức hợp nhiều lớp. Hai bên sườn xe, nóc tháp và các tấm giáp sườn xe cũng một phần có cấu trúc nhiều lớp.
Hình dáng thân xe bọc giáp của Т-90 và cấu trúc thân xe không thay đổi so với Т-72, mặc dù T-90 có khả năng bảo vệ cao hơn T-72 nhờ sử dụng giáp phức hợp hiện đại hơn. Thân xe Т-72 có hình hộp, với phần mũi vát có góc nghiêng so với phương đứng tiêu chuẩn đối với xe tăng chủ lực Liên Xô của tấm giáp đầu xe là 68°. Hai sườn xe thẳng đứng, phần trên của sườn xe có các tấm giáp, phần dưới sườn xe được tạo rabởi các mép của bụng xe . Đuôi xe có góc nghiêng ngược. Mái thân xe làm bằng một số tấm giáp cuộn, bụng xe là kiểu dập liền, hình dáng phức tạp.
Số liệu chính xác về vỏ giáp Т-90 đến năm 2008 vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga và phương Tây đã có nhiều đánh giá về hiệu quả của vỏ giáp đầu xe của T-90. Độ vững chắc của vỏ giáp ở hình chiếu phía trước của thân và tháp chống lại đạn xuyên giáp dưới cỡ nếu tính gộp cả giáp phản ứng nổ lắp liền được coi tương đương 800-830 mm giáp thép đồng nhất. Khả năng bảo vệ của vỏ giáp ở thân và tháp xe chống đạn xuyên lõm cũng tính cả giáp phản ứng nổ được coi tương đương 1150-1350 mm giáp đồng nhất. Những số liệu này là tính cho mức bọc giáp tối đa, chứ không tính đến các khu vực sơ hở có trên mọi loại xe tăng. Đối với Т-90, các khu vực sơ hở là khu vực bộ phận trên đầu xe nơi có khí tài quan sát của lái xe với độ dày vỏ giáp bị giảm đi để đưa khí tài lên nóc, các khu vực tháp ở hai bên cổ pháo, nơi không có giáp phức hợp và có vỏ giáp mỏng hơn.
Các biến thể:
-
Т-90К - biến thể xe tăng chỉ huy của Т-90, được tăng cường các khí tài thông tin và đạo hàng;
-
Т-90А - biến thể Т-90 được lắp tháp tăng cường, động cơ 1.000 mã lực, khí tài ảnh nhiệt cải tiến, các hộp giáp phản ứng nổ cải tiến và nhiều cải tiến khác;
-
Т-90S - biến thể xuất khẩu của Т-90А, không được trang bị hệ thống Shtora-1 và được lắp giáp phản ứng nổ tăng cường;
-
Т-90SК - biến thể xe chỉ huy của Т-90S, được tăng cường các khí tài thông tin và đạo hàng;
-
Т-90SА - biến thể của Т-90S, có hệ thống làm mát khí tài nhìn đêm và hệ thống phát hiện bức xạ laser cải tiến;
-
Т-90SКА - biến thể xe chỉ huy của Т-90SА, được tăng cường các khí tài thông tin và đạo hàng.
Ngoài vỏ giáp truyền thống và giáp phản ứng nổ, Т-90 còn đuợc trang bị hệ thống phòng vệ tích cực là hệ thống chế áp quang-điện tử Shtora-1 để bảo vệ xe tăng trước tên lửa chống tăng có điều khiển và gồm một trạm chế áp quang-điện tử và hệ thống tạo màn khói.
Trạm chế áp quang-điện tử dùng để đối phó với tên lửa có hệ dẫn bán tự động và gồm 2 đèn chiếu hồng ngoại ОТShU-1-7, 2 bộ điều biến và bàn điều khiển.
Hệ thống tạo màn khói dùng để đối phó với tên lửa tự dẫn bằng laser hay dẫn bán tự động theo tia laser, cũng như để gây trở ngại cho hoạt động của máy đo xa laser và tạo màn khói (xon khí ). Hệ thống gồm tổ hợp các bộ hiển thị chiếu xạ laser, gồm 2 sensor định hướng thô và 2 sensor định hướng chính xác, hệ thống điều khiển và 12 ống phóng lựu tạo xon khí . Khi phát hiện ra xe tăng bị chiếu xạ laser, hệ thống tạo màn khói tiến hành xác định hướng chiếu xạ và báo động cho kíp xe, sau đó tự động hoặc theo lệnh của trưởng xe sẽ tiến hành phóng 1 quả đạn tạo xon khí, khi nổ tạo ra một đám mây xon khí làm suy yếu và tán xạ phần nào bức xạ laser, cản trở hoạt động của hệ dẫn của tên lửa chống tăng. Ngoài ra, đám mây xon khí có tác dụng như màn khói nguỵ trang xe tăng nên có thể sử dụng cho mục đích tạo màn khói
Vũ khí chính của Т-90 là pháo nòng trơn 125 mm 2А46М, trang bị hệ thống ổn định 2 mặt phẳng 2E42-4 Zhasmin. Nòng pháo dài 48 lần cỡ/6.000 mm. Pháo được trang bịmáy nạp đạn tự động và có thể bắn tên lửa có điều khiển. Tầm bắn ngắm tối đa củaxuyên dưới cỡ và đạn xuyên lõm là 4.000 m, của đạn tên lửa có điều khiển là 5.000 m, của đạn phá-mảnh là đến 10.000 m. đạn
Cơ số đạn pháo gồm 42 phát bắn nạp rời, trong số đó có 22 viên ở trong máy nạp đạn tự động, 20 viên trên các giá đạn trong thân và tháp xe, có thể nạp bằng tay vào máynạp đạn tự động khi máy nạp đạn hết đạn hoặc nạp thẳng vào pháo. Т-90 có thể bắnnhiều loại đạn thuộc 4 loại xuyên giáp dưới cỡ, xuyên lõm, phá-mảnh và tên lửa có điều khiển, tỷ lệ các loại đạn này có thể thay đổi tuỳ ý. Máy nạp đạn của Т-90 bố trí trên sàn quay của tháp xe, là kiểu đu quay, điện-cơ, giống như ở xe Т-72, nhưng vớihệ thống điều khiển ở chế độ tự động từ vị trí trưởng xe. Tốc độ bắn của pháo đạt 8 phát/phút khi nạp đạn bằng máy và đến 2 phát/phút nếu nạp đạn bằng tay.
Ngoài vũ khí pháo truyền thống, Т-90 còn có thể bắn đạn tên lửa chống tăng có điều khiển 9М119М. Tên lửa được phóng qua nòng pháo và dẫn theo tia laser ở chế độ bán tự động. Hệ thống tên lửa có điều khiển của Т-90 cho phép bắn với xác suất trúng đích gần bằng 1 chống các mục tiêu tĩnh và cơ động với tốc độ đến 70 km/h ở cự ly 100-5.000 m, khi xe đỗ hay hành tiến với tốc độ đến 30 km/h. Vì thế, xe tăng có tầmbắn tiêu diệt mục tiêu xa hơn và hiệu quả hơn các xe tăng chỉ trang bị pháo vốn chỉ có tầm bắn hiệu quả chống mục tiêu xe tăng không quá 2.500 m dù là được trang bị các khí tài ngắm hiện đại hơn.
Hệ thống điều khiển vũ khí gồm kênh điều khiển bằng laser với máy tính đường đạn, khối tự động và các đạn tên lửa có điều khiển 3UBК14 hoặc 3UBК20 có kích thước giống như đạn pháo 125 tiêu chuẩn. Đạn tên lửa gồm 1 tên lửa nhiên liệu rắn và 1 liềuphóng giảm dùng để tạo sơ tốc cho tên lửa và bảo đảm cho pháo giật lùi và mở khoá nòng sau khi bắn.
Vũ khí bổ trợ của Т-90 gồm: 1 súng máy đồng trục PKT hoặc PKTМ 7,62 mm (cơ sốgồm 2.000 viên, lắp trong 8 băng đạn dây x 250 viên; tốc độ bắn gần 250 phát/phút), 1 ụ súng máy phòng không 12,7 mm điều khiển độc lập, từ xa lắp trên thápchỉ huy trên tháp xe (với súng máy NSVT Utios trên những xe tăng các loạt đầu hay 6P49 Kord trên các xe sau này, dẫn động theo mặt phẳng ngang và đứng bằng điệncơ; cơ số đạn gồm 300 viên, lắp trong 2 băng đạn dây x 150 viên); vũ khí cá nhân củakíp xe (1 súng trường tấn công АКS-74 5,45 mm với 15 băng đạn x 30 viên, 10 lựu đạn tay F-1 hoặc RGO.
1 - С. Суворов Т-90. Первый серийный российский танк. - Москва: Техника - молодежи, Восточный горизонт, 2002. - 54 с. - (Танкомастер). - 2500 экз.
2 - С. В. Устьянцев, Д. Г Колмаков Боевые машины Уралвагонзавода. Танк Т-72. - Нижний Тагил.