Vietnamdefence.com

 

Trực thăng tiến công đa năng Mi-24 Hind

VietnamDefence - Mi-24 tham gia hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới diễn ra từ cuối thập kỷ 1970 đến nay, trở thành loại trực thăng chiến đấu phổ dụng nhất thế giới.

Trực thăng Mi-24 (biến thể xuất khẩu là Mi-35) do Nhà máy trực thăng Moskva MVZ mang tên M.L. Mil chế tạo và là một trong những trực thăng nổi tiếng nhất loại này.

Mi-24 được phát triển từ năm 1968, sau màn trình diễn thành công của các trực thăng đa năng UH-1 Iroqois và trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra ở Việt Nam. Mẫu chế thử thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1969, được nhận vào trang bị 1972.

Lúc đó, Liên Xô đã tích lũy được kinh nghiệm sử dụng các trực thăng đa dụng và vận tải các loại và việc tận dụng kinh nghiệm này kết hợp với “các ấn tượng Việt Nam” đã đưa đến nhiệm vụ kỹ thuật thiết kế “xe chiến đấu bộ binh bay”, một loại trực thăng có khả năng đổ bộ binh xuống chiến trường và chi viện hỏa lực cho họ.

Việc phát triển Mi-24 được đẩy nhanh nhờ sử dụng nền tảng máy móc của trực thăng sản xuất loạt Mi-8. Các trực thăng chiến đấu đầu tiên với buồng lái duy nhất cho cả phi công và xạ thủ xuất hiện năm 1971. Năm 1973, đã xuất hiện trong các đơn vị các trực thăng Mi-24D kiểu truyền thống vốn được giữ nguyên trên tất cả các biến thể sau này - buồng lái kép chìa ra, trong đó xạ thủ ngồi trước, thấp hơn phi công. Cách bố trí đó cho phép cải thiện tầm nhìn và vỏ giáp.

Các biến thể Mi-24 sản xuất loạt đã và đang được các nhà máy của Công ty Rostvertol và Công ty hàng không Progress ở Arsenev. Tổng cộng đã sản xuất gần 3.500 chiếc. Mi-24 hiện có trong trang bị hơn 30 nước, đã được sử dụng trong chiến tranh ở Afghanistan, Chechnya và nhiều cuộc xung đột quân sự khu vực.

Mi-24 còn có tên không chính thức là Stakan (Cái cốc) và Krokodil (Cá sấu), NATO gọi là Hind.

Ký hiệu chính thức trong quân đội: Mi-24;
Ký hiệu nhà máy: V-24;
Chủng loại: Trực thăng tiến công đa năng

Lịch sử:
Do Viện thiết kế OKB Mil phát triển để chi viện hỏa lực cho bộ đội trên chiến trường và đổ bộ chiến thuật.

Chuyến bay đầu tiên: Mi-24 A - 19.9.1969; Mi-24D - mùa hè năm 1972.

Trong những năm 1970-1990, đã chế tạo hơn 10 biến thể. Sản xuất cho quân đội Nga đến năm 1992, đang được Công ty Rosvertol sản xuất để xuất khẩu.
Tham gia đa số các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới kể từ thập niên 1970.

Vũ khí:
- 1 pháo 2 nòng 30 mm GSh-30K hoặc 1 súng máy 4 nòng 12,7 mm YaKB-12,7 với khối nòng quay;
- Đến 2,4 tấn vũ khí treo trên 6 điểm treo;
tên lửa chống tăng có điều khiển 9K114 Shturm.

Vũ khí chính:
- các cụm rocket 57 và 82 mm;
- các contenơ gắn pháo-súng máy;
- các tên lửa chống tăng có điều khiển.

Đặc điểm:
- Trực thăng chiến đấu phổ dụng nhất;
- Trực thăng chiến đấu sản xuất loạt có tốc độ cao nhất;
- Khả năng đổ bộ quân.

Sản xuất loạt:
Năm 1971 (Mi-24A), 1973 (Mi-24D). Số lượng sản xuất từ năm 1971-đến nay: Hơn 2.000 chiếc. Mi-24 đang được sử dụng ở hơn 50 nước.

Các trực thăng Mi-24 của Nga đang được hiện đại hóa để có khả năng hoạt động mọi thời tiết, sử dụng được vũ khí có điều khiển tối tân nhất.

Trực thăng đa nhiệm Mi 24 (Mi 35) dùng để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ phục vụ chuẩn bị và tiến hành tác chiến. Mi-24 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bọc thép, không bọc thép, các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu diện mặt đất và mặt nước, các mục tiêu bay thấp, bay chậm của đối phương, cũng như sinh lực địch ở khu vực tiền duyên và trong chiều sâu chiến thuật, hộ tống bộ đội hành quân và tác chiến trong. Khoang vận tải khá rộng cho phép dùng làm các nhiệm vụ vận tải-chở quân đổ bộ, vận tải và cứu thương.

Khi làm nhiệm vụ chở quân, Mi 24 có thể chở 8 lính đổ bộ trang bị vũ khí, khi làm nhiệm vụ cứu thương, máy bay chở được 2 thương binh nằm, 2 thương binh ngồi đi cùng một nhân viên quân y, còn khi dùng làm nhiệm vụ vận tải, nó có thể chở đạn và các hàng hóa khác bên trong (đến 1.500 kg) khoang vận tải và treo bên ngoài (đến 2.400 kg).

Ngoài ra, Mi 24 có thể dùng làm nhiệm vụ trinh sát và quan sát, rải mìn, hiệu chỉnh hỏa lực và các nhiệm vụ khác.
Mi-24 có thiết kế 1 rotor truyền thống với 5 lá cánh nâng và 3 lá cánh lái ở đuôi. Cánh cố định được dùng để treo vũ khí.

Hệ thống động lực gồm 2 động cơ turbine khí turbin trục TVZ 117 của Liên hiệp NPO mang tên V.Ya, Klimov ở St. Petersburg công suất cất cánh 1.620 kW/2.200 mã lực.

Thiết bị bay-đạo hàng cho phép điều khiển máy bay cả ngày lẫn đêm và trong thời tiết phức tạp.

Để nâng cao khả năng sống còn, trực thăng được trang bị trạm phát hiện chiếu xạ radar, các thiết bị thả mồi bẫy hồng ngoại và gây nhiễu ở dải hồng ngoại, các cơ cấu che chắn khí xả, các hệ thống quan trọng thiết yếu được thiết kế kiểu đa trùng và buồng lái được bọc giáp với hệ thống thải khí và được làm kín.

Khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và tiêu diệt các mục tiêu diện và cỡ nhỏ trên mặt đất và mặt nước, các mục tiêu bay thấp, bay chậm, các biến thể Mi-24 có thể được trang bị các hệ thống súng-pháo, tên lửa, bom có và không điều khiển tùy theo nhiệm vụ đảm nhiệm.

Tổng trọng tải vũ khí có thể lên tới 2.400 2.860 kg, tùy thuộc biến thể trực thăng.

Mi-35

Mi-24 tham gia hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới diễn ra từ cuối thập kỷ 1970 đến nay, trở thành loại trực thăng chiến đấu phổ dụng nhất thế giới.. Nó vẫn nằm trong số các trực thăng tốt nhất cùng loại nhờ có tốc độ cao, bọc giáp tốt và vũ khí uy lực mạnh. Với trang thiết bị cải tiến, Mi-24 không thua kém các loại trực thăng chiến đấu mới nhất, kể cả Apache Longbow, Tiger và Mi-28.

Tính năng kỹ thuật của Mi-24:
Tổ lái, người: 2-3;
Lính đổ bộ, người: 8;
Đường kính cánh rotor nâng, m: 17,3;
Đường kính cánh quạt đuôi, m: 1,5;
Kích thước: chiều dài x chiều cao, m: 17,51 x 3,9;
Kích thước khoang vận tải, dài x rộng x cao, m: 2,5 x 1,45 x 1,2.
Sải cánh, m: 6,66;
Trọng lượng rỗng, kg: 8.570;
Trọng lượng cất cánh, tối đa/bình thường, kg: 11.500 / 11.100.
Tải trọng vũ khí, kg:
Tối đa: 1.480;
Tối đa treo bên ngoài: 2.500;
Bình thường: 900.
Hệ thống động lực: 2 động cơ turbine khí TVZ-117V của hãng Klimov;
Công suất, mã lực: 2 x 2.225;
Trần bay tĩnh/động, m: 2.000 / 4.500;
Tốc độ tối đa / hành trình, km/h: 330 /270;
Tầm bay, km: 450;
Tầm bay chuyển sân, km: 1.050.
Bán kính hoạt động tùy thuộc vào biên dạng bay, tốc độ và tải trọng: 50-200 km;

Các quốc gia sử dụng chủ yếu: Nga (hơn 350), Ukraine (gần 100), Kazakhstan (hơn 40; Bulgaria (hơn 40), Hungary (gần 50), Sirya (hơn 50).

  • Nguồn: RIA Novosti, 2009, 26.8.2011.

Print Print E-mail Print