In bài này
Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
Thứ Tư, 27/08/2014 - 4:57 PM
Khái niệm (học thuyết) Tác chiến không-biển nhằm liên kết các quân chủng hay chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc?


>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)

>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (4)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)


Khái niệm “Tác chiến không-biển” (Air-Sea Battle, ASB) là một trong những bộ phận được thảo luận nhiều nhất trong cơ sở khái niệm hiện đại của chính sách quân sự Mỹ. Khái niệm này đã được nghiên cứu phát triển trong một thời gian dài, nhưng ngay cả trong cộng đồng chuyên gia Mỹ cũng chưa hiểu rõ bản chất và vai trò của nó.

Nó gây ra ở nước ngoài, trước hết là Trung Quốc sự phản ứng khá cảnh giác, thậm chí là phản ứng tiêu cực công khai. Trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ xấu đi, ASB cũng trở thành mối quan tâm lớn đối với cả nước Nga. Dưới đây, chúng ta nghiên cứu về ASB và những vấn đề chính liên quan đến nó.

Sự ra đời của khái niệm "Tác chiến không-biển"

Thuật ngữ “Tác chiến không-biển” được đưa vào sử dụng vào năm 1992 bởi Trung tá hải quân James Stavridis, người sau này trở thành một trong những vị đô đốc Mỹ uy tín nhất. Dựa trên kinh nghiệm của chiến dịch Desert Storm (Bão táp sa mạc), trong đó việc xác lập ưu thế trên không và trên biển đã trở thành điều kiện cho các hành động thành công sau đó của quân Mỹ, Stavridis đã đưa ra khái niệm ASB mà theo quan điểm của ông là xây dựng các binh đoàn tiến công liên hợp, bao gồm các lực lượng của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, và khi cần là cả Lục quân Mỹ. Các binh đoàn này nằm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng phát sinh, xác lập ưu thế cục bộ trên không và trên biển, thực hiện các đòn tấn công vào lãnh thổ đối phương và bảo đảm, khi cần, việc tiến hành sau đó chiến dịch mặt đất. Một trong những đặc điểm khác biệt của khái niệm do Stavridis đề xuất là tích hợp kịp thời các hệ thống chỉ huy và điều khiển, cho phép chỉ huy hiệu quả binh đoàn liên quân chủng đó như một thể thống nhất.
 
James Stavridis, tác giả khái niệm “Tác chiến không-biển”
Thuật ngữ “Tác chiến không-biển” mà Stavridis đưa ra nghe cũng tương tự  với khái niệm tác chiến “Tác chiến không-bộ” (Air-Land Battle) của Lục quân Mỹ công bố vào năm 1981. Chiến dịch không-bộ là khái niệm tiến hành chiến tranh với quân đội Liên Xô ở châu Âu nhấn mạnh vào các chiến dịch tiến công chiều sâu của các binh đoàn và liên binh đoàn Lục quân và Không quân phối hợp chặt chẽ với nhau. Khái niệm này đã được xây dựng sau khi nhận thức được ưu thế của Liên Xô về vũ khí thong thường trên chiến trường châu Âu và sự suy yếu của Lục quân Mỹ sau chiến tranh ở Việt Nam.

Năm 2003, sau khi công bố báo cáo của một trong những trung tâm học thuật hang đầu của Mỹ là Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) mà các tác giả của nó là Giám đốc Trung tâm Andrew Krepinevich, các nhà nghiên cứu Barry Watts, Robert Wark (Robert Wark năm 2009-2013 giữ chức Thứ trưởng Hải quân Mỹ), thuật ngữ “các hệ thống chống tiếp cận” (anti-access/areadenial [A2/AD], còn ở dạng “anti-access, thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1980) đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong giới chuyên gia Mỹ, cho phép đối phương hạn chế sự tiếp cận của các lực lượng Mỹ tới chiến trường và sự tự do hành động ở đó.

Năm 2008, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead và Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Norton Schwartz đã bắt đầu công việc ban đầu tìm kiếm các cách thức đối phó với A2/AD. Tháng 7/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã giao cho các bộ Hải quân và Không quân nghiên cứu, xây dựng khái niệm đối phó với A2/AD. Đây là “lần sinh ra thứ hai” của khái niệm “Tác chiến không-biển”, vốn bao hàm một số ý tưởng chủ chốt mà James Stavridis đã nêu ra 20 năm trước.
Năm 2010, CSBA đã công bố một loạt báo cáo về chủ đề ASB, thu hút sự chú ý ở Mỹ và nước ngoài. Trong các báo cáo, đã xem xét các phương pháp đối kháng với các hệ thống A2/AD của Trung Quốc, và ở mức độ thấp hơn là của Iran.

Tháng 8/2011 Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, Tướng Joseph Dunford và Phó Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Philip Breedlove đã thành lập Phòng Chiến lược không-biển (Air-Sea Battle Office) trong Lầu Năm góc với mục đích xây dựng khái niệm ASB, cũng như điều phối hoạt động của các quân chủng quân đội Mỹ trong khuôn khổ khái niệm này. Quân số của đơn vị mới là dưới 20 người được biệt phái từ các đơn vị khác, còn các lãnh đạo của đơn vị này là Đại tá hải quân Philippe Jordan từ Hải quân Mỹ và Đại tá không quân Thomas Dupre từ Không quân Mỹ. Lục quân tham gia vào công việc nghiên cứu khái niệm một năm sau đó.

Phiên bản mật ban đầu của khái niệm ASB đã được thong qua vào tháng 11/2011 và tiếp tục được hoàn thiện cho đến nay. Tháng 5/2013, Mỹ đã công bố phiên bản rút gọn, công khai của khái niệm.

Tác chiến không-biển phiên bản công bố tháng 5.2013

Việc nghiên cứu xây dựng khái niệm ASB là kết quả từ việc giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ nhận thức được 3 yếu tố then chốt.

Một là, Mỹ đang cố duy trì khả năng xác lập ưu thế trên vùng lãnh thổ không thuộc phạm vi chủ quyền của một quốc gia nào đó: trên biển, trên không, trong các không gian vũ trụ và không gian mạng (thuật ngữ của Mỹ gọi là “global commons” - “di sản chung toàn cầu của nhân loại”). Washington lo ngại rằng, các địch thủ tiềm tang của họ có thể hạn chế quyền tự do hành động và khả năng tiếp cận của quân đội Mỹ tới “di sản chung toàn cầu của nhân loại”, cũng như sử dụng nó gây tổn hại cho lợi ích quốc gia và hệ thống kinh tế hiện hữu của Mỹ.

Hai là, thật khó bác bỏ hiệu quả thấp của răn đe hạt nhân trong nhiều kịch bản. Các lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ đang làm tốt nhiệm vụi ngăn ngừa chiến tranh quy mô lớn với Nga và Trung Quốc, nhưng khó có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích quốc gia trong các cuộc xung đột cục bộ và khu vực. Thậm chí dù có các lực lượng hạt nhân chiến lược, cũng không thể loại trừ khả năng Mỹ xung đột với các đại cường và cường quốc khu vực khác.
Ba là, ít nhất là trong tương lai trung hạn, Mỹ chưa sẵn sàng tham gia vào một chiến dịch trên bộ quy mô lớn vì các lý do kinh tế và đối nội. Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những cắt giảm quy mô lớn chi phí quân sự và sự mệt mỏi của xã hội Mỹ sau các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan trong một thời gian dài sẽ bó buộc chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nhờ hiểu 3 yếu tố này, đã hình thành ý đồ bảo đảm tiềm năng răn đe thông thường đó cho phép duy trì đồng thời ưu thế của Mỹ trong lĩnh vực quân sự và khả năng sử dụng ưu thế đó để điều khiển các tiến trình quốc tế. Nhưng Mỹ không thể cho phép mình mở rộng quá mạnh tiềm lực quân sự chủ yếu bằng cách mua sắm các loại vũ khí trang bị đắt tiền hơn và công nghệ cao. Tình hình trầm trọng thêm bởi việc mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia Mỹ có thể đồng thời xuất hiện ở hai hay nhiều hơn khu vực địa lý cách xa nhau và xuất phát từ các đối thủ nhà nước, cũng như phi nhà nước (các tổ chức khủng bố và nổi dậy, hải tặc, bọn buôn lậu ma túy...) sử dụng các hệ thống A2/AD.

Nhờ hiểu 3 yếu tố này, đã hình thành ý đồ bảo đảm tiềm năng răn đe thông thường đó cho phép duy trì đồng thời ưu thế của Mỹ trong lĩnh vực quân sự và khả năng sử dụng ưu thế đó để điều khiển các tiến trình quốc tế. Nhưng Mỹ không thể cho phép mình mở rộng quá mạnh tiềm lực quân sự chủ yếu bằng cách mua sắm các loại vũ khí trang bị đắt tiền hơn và công nghệ cao. Tình hình trầm trọng thêm bởi việc mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia Mỹ có thể đồng thời xuất hiện ở hai hay nhiều hơn khu vực địa lý cách xa nhau và xuất phát từ các đối thủ nhà nước, cũng như phi nhà nước (các tổ chức khủng bố và nổi dậy, hải tặc, bọn buôn lậu ma túy...) sử dụng các hệ thống A2/AD.
Điều khiến Washington đặc biệt lo ngại là việc cần thực hiện các cam kết đồng minh đối với các nước khác. Sự suy giảm tiềm năng của Mỹ trong bối cảnh hàng loạt mâu thuẫn khu vực leo thang căng thẳng có thể kích động các cuộc khủng hoảng hay xung đột khu vực, mà Mỹ sẽ không có khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả. Trong những điều kiện đó, các đồng minh của Mỹ có thể hoặc là có những nhượng bộ, hoặc là bắt đầu tích cực tăng cường tiềm lực quân sự của mình. Một mặt, Washington ủng hộ việc củng cố quân đội của các đối tác và đồng minh của mình vì điều đó làm giảm tải cho quân đội Mỹ. Mặt khác, việc tăng cường không kiểm soát được tiềm lực quân sự sẽ dẫn đến làm giảm ảnh hưởng của Mỹ đối với hành vi của các đồng minh. Thậm chí có thể đến mức một số đồng minh có thể có mong muốn chế tạo vũ khí hủy diệt lớn của riêng mình.

Mỹ không thể thực hiện chính sách biệt lập và không sẵn sàng chấp nhận sự suy giảm ảnh hưởng của mình. Trong điều kiện tình hình kinh tế phức tạp bên trong nước Mỹ và sự phát triển tiềm lực phi đối xứng ở các địch thủ tiềm tang, nảy sinh vấn đề tìm kiếm một giải pháp tổng thể, đáp ứng được tiêu chí chi phí-hiệu quả. Một trong những bộ phận của giải pháp này sẽ là ASB.

Tuy nhiên, không thể không thấy rằng, ASB không chỉ là một bộ phận thành phần của chính sách quân sự tổng thể quốc gia Mỹ, mà còn ở mức độ nhất định là công cụ đấu đá nội bộ giữa các quân chủng quân đội Mỹ trong điều kiện cắt giảm chi phí quân sự. ASB có thể tạo điều kiện cho Không quân và Hải quân Mỹ có được vị thế có lợi hơn so với Lục quân và Thủy quân lục chiến. Nhưng không nên phóng đại yếu tố này.

(Còn nữa)

>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)

>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (4)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Nhân Vũ